Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền Quán Thánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
Đền được xây dựng vào đầu thời [[nhà Lý]]. Từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm [[1618]], [[1677]], [[1768]], [[1836]], [[1843]], [[1893]], [[1941]] (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm [[Đinh Tỵ]] niên hiệu [[Vĩnh Trị]] thứ 2 tức đời vua [[Lê Hy Tông]]. [[Trịnh Tạc]] ủy cho con là [[Trịnh Căn]] chủ trì việc xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là [[Vũ Công Chấn]].<ref>[http://www.badinh.gov.vn/htx/Vietnamese/default.asp?Newid=1659 Thu thập tài liệu về Đức ông Trùm Trọng-đền Quán Thánh]</ref> Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng [[đồng]] hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm [[Cảnh Thịnh]] 2 (1794) đời vua [[Quang Toản]], viên Đô đốc [[nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc [[khánh]] đồng lớn.<ref name="Hà Nội-di tich">''Hà Nội-di tích lịch sử văn hóa và danh thắng'' của Doãn Đoan Trinh, Đền Quán Thánh, trang 556-557.</ref>
 
Vua [[Minh Mạng]] [[nhà Nguyễn]] khi ra tuần thú [[Bắc Thành]] cho đổi tên đền thành '''Chân Vũ quán'''<ref name="Hà Nội-di tich"/>. Ba chữ Hán này được tạc trên nóctrán [[cổng tam quan]]. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là '''Trấn Vũ quán'''. Năm 1842, vua [[Thiệu Trị]] đến thăm đền và ban tiền đúc vòng [[vàng]] đeo cho tượng Trấn Vũ. Đền được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm [[1962]].<ref name="Hà Nội-di tich"/>
 
Có thể thấy người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là '''Trấn Vũ quán''' và '''Đền Quán Thánh'''. '''Quán''' là [[Đạo Quán]] và là nơi thờ tự của [[Đạo Giáo]], cũng như [[chùa]] là của [[Phật giáo]].