Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Henri de Saint Simon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: đấu tranh giai cấp → đấu tranh giai cấp using AWB
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Bá tước Henri de Saint Simon xuất thân trong một gia đình quý tộc, có học vấn uyên bác và tư tưởng tiến bộ. Ngay từ thời thiếu, Saint Simon đã ước mơ thực hiện những sự nghiệp lớn lao. Năm 15 tuổi, Saint Simon nói với cha là không muốn theo các nghi lễ của giáo hội vì không tin vào tôn giáo. Cha tức giận, bắt ông bỏ ngục. Ông đã vượt ngục, trốn sang Mỹ. Năm 19 tuổi, ông tham gia đạo quân Pháp được phái sang Mỹ, giúp nhân dân Mỹ chống thực dân Anh giành độc lập, đã lập được nhiều chiến công.
 
Khi chiến tranh kết thúc, Saint Simon mới 23 tuổi, trở về Pháp, được phong hàm đại tá và được cử chỉ huy pháo đài lớn Mêdơ ở biên giới phía đông nước Pháp. Nhưng ông đã bỏ nghề quân sự, đi du lịch khắp châu Âu. Khi cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra, ông trở về nước. Lúc đầu, ông có cảm tình với cách mạng, nhưng đến thời kỳ "khủng bố" thì tỏ ra thất vọng. Ông có xu hướng xây dựng xã hội mới bằng tri thức khoa học, nên mặc dù đã có 40 tuổi, ông vẫn xin vào học trường Đại học Bách Khoa và say sưa với công tác nghiên cứu khoa học. Ông viết sách tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng.
 
Saint Simon công kích kịch liệt chế độ tư bản và kêu gọi cải cách xã hội theo chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho tất cả mọi giai cấp được thỏa mãn nhu cầu sinh sống và văn hóa. Ông quan tâm đến số phận của giai cấp vô sản, nhưng ông phủ nhận [[đấu tranh giai cấp]]. Ông chủ trương trong xã hội của nghĩa tương lai, những nhà bác học và những người làm công nghiệp (bao gồm chủ xưởng, thương nhân, nhà ngân hàng và cả công nhân) giữ vai trò lãnh đạo. Ông cho rằng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền đại công nghiệp được tổ chức trên những nguyên tắc kế hoạch hóa, có khả năng bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu cho xã hội. Ông đề ra nguyên tắc "mọi người đều phải lao động" theo khả năng của mình để cung cấp của cải cho xã hội.