Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 60:
=== Từ thời Tùy đến Kim ===
[[Tập tin:The Fugong Temple Wooden Pagoda.jpg|nhỏ|phải|Tháp Thích Ca của chùa Phật Cung ở huyện [[Ứng (huyện)|Ứng]], được [[Liêu Đạo Tông]] cho xây vào năm 1056]]
Thời [[nhà Tùy|Tùy]], Sơn Tây thuộc về Ký châu, có vị thế quan trọng về mặt kinh tế. Tháng 9 năm 617, [[Đường Cao Tổ|Lý Uyên]] từ nơi khởi binh tại [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]] đã vượt qua Hoàng Hà, đến tháng 11 thì công chiếm kinh đô [[Trường An]]. Năm 618, Lý Uyên lập nên [[Nhà Đường|triều Đường]], bảy năm sau thì thống nhất toàn Trung Quốc. Triều đình Nhà Đường có thái độ trọng thị với Sơn Tây, xem đây là đất "Long Hưng", định Thái Nguyên làm Bắc Đô, kinh tế của Sơn Tây cũng đứng vào hàng đầu tại Trung Quốc. Khi đó, toàn Đại Đường có 18 hồ muối, vùng Hà Đông có 5 hồ, một hồ sản xuất được cả vạn [[hộc]] muối, cung cấp cho kinh thành, được [[Liễu Tông Nguyên]] gọi là "quốc chi đại bảo". Thời Đường, xuất hiện nhiều danh nhân là người Sơn Tây, như [[Tiết Nhân Quý]], [[Võ Tắc Thiên]], [[Địch Nhân Kiệt]]. Trong thời Tùy Đường, Phật giáo hưng thịnh, [[Ngũ Đài sơn]] tại Hãn châu từ thời gian đó đã là một thánh địa của [[Phật giáo Trung Quốc]].