Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Động tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Thiền_Tào_Động_ở_Phương_Tây.png đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Ahmad252 vì lý do: per c:Commons:Deletion requests/Files uploaded by Nghi Mặc Huyền Khế.
n từ chính, replaced: , → , using AWB
Dòng 22:
 
=== Tại Nhật Bản ===
Tông Tào Động được truyền vào Nhật Bản bởi Thiền sư [[Đạo Nguyên Hi Huyền]] trong khoảng thế kỷ XIII. Vào năm 1223, sư sang Trung Quốc tham Thiền tại Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự ở Ninh Ba, Triết Giang và khai ngộ, nối pháp của Thiền sư [[Thiên Đồng Như Tịnh]]. Năm 1227, sư trở lại Nhật Bản, sáng lập ngôi đại [[Chùa Eihei|Vĩnh Bình Tự]] và bắt đầu xiển dương tông phong của mình.
 
Sau đó, vào thế kỷ XIV, tông Tào Động cũng được tiếp tục truyền sang Nhật qua một số vị Thiền sư thuộc phái [[Hoằng Trí Chính Giác|Hoằng Trí]]. Thiền sư [[Đông Minh Huệ Nhật]] sang Nhật vào năm 1309 và kế đến có Thiền sư [[Đông Lăng Vĩnh Dư]] vào năm 1351. Thiền sư Đông Minh từng trụ trì tại ngôi đại danh sát Viên Giác Tự (ja: Enkaku-ji) ở Liêm Thương (zh: Kamakura) còn thiền sư Đông Lăng cũng từng trú trì tại một số đại danh sát như Thiên Long Tự (zh: Tenryū-ji), Nam Thiền Tự (zh: Nanzen-ji), Kiến Trường Tự (zh: Kenchō-ji), Viên Giác Tự (zh: Enkaku-ji). Cả hai vị này đều nương nhờ vào các thiền viện của [[Lâm Tế tông|Lâm Tế Tông]] để cử xướng Thiền phong [[Hoằng Trí Chính Giác|Phái Hoằng Trí]] thuộc Tào Động Tông, tuy nhiên pháp hệ của họ sau đó bị thất truyền.
 
Đến thời [[nhà Minh]], năm 1677, Thiền sư [[Tâm Việt Hưng Thù]] thuộc phái Thọ Xương( do [[Vô Minh Huệ Kinh]] sáng lập), sang Nhật truyền bá Tông Tào Động, nhưng cũng không được bao lâu và bị thất truyền.
 
Dòng truyền chính đại biểu cho Tông Tào Động là Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền- nhân vật có ảnh hưởng nhất và được coi là tổ khai sinh ra tông tào động tại Nhật Bản và cũng là người truyền bá dòng Thiền này thành công nhất. Với phong cách sống dản dị, xa hoa quyền thế, lối thiền này đã tạo sức hút với các tầng lớp bình dân và đã tạo được tiếng vang lớn trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền rất kỵ trong việc gọi tông chỉ của mình là Thiền tông hay Tào Động tông nên ban đầu dòng truyền này được gọi là Chính Pháp Tông hay Đạo Nguyên Tông.
 
Sau khi Đạo Nguyên thị tich, môn đệ là [[Cô Vân Hoài Trang]] kế thừa trụ trì [[Chùa Eihei|chùa Vĩnh Bình]] và trở thành tổ thứ 2 của tông này. Sau đó, Cô Vân Hoài Trang truyền pháp cho đệ tử xuất sắc nhất là [[Triệt Thông Nghĩa Giới]] làm tổ thứ 3. Khi tiếp nhận trụ trì chùa Vĩnh Bình, Thiền sư Triệt Thông muốn thay đổi quy củ, kiến trúc của chùa theo hướng trái ngược với chủ trương của Thiền sư Đạo Nguyên ban đầu(lối tu tập thiền thuần túy) như dung hợp các yếu tố [[Mật tông|Mật Giáo]], thực hiện các hình thức nghi lễ,... cũng như vấn đề chính thống về việc truyền pháp, tất cả những điều này đã gây ra cuộc tranh cãi kịch liệt giữa Triệt Thông Nghĩa Giới và các đồng môn khác dẫn đến việc Triệt Thông bị ép phải rời khỏi chùa tổ đình Vĩnh Bình tự, sau đó môn đệ khác của Cô Vân Hoài Trang là Thiền sư Nghĩa Diễn được đại đa số chúng ủng hộ và đưa lên làm trụ trì tại Chùa Vĩnh Bình, còn Triệt Thông đến trụ trì tại chùa Đại thừa(Daitokuji) và xây dựng hiện thực các ý tưởng về kiến trúc, quy chế mới của mình tại đây. Sau đó, Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới truyền pháp cho [[Thiền sư]] [[Oánh Sơn Thiệu Cẩn|Oánh Sơn Thiện Cẩn]]- tổ thứ 4, người đã triệt để hóa hiện thực tư tưởng của thầy Nghĩa Giới.
 
Dưới sự hoằng pháp của Oánh Sơn, Tông Tào Động phát triển mạnh nhanh chóng và thu hút được nhiều tín đồ tu tập. Sư ra sức chỉnh đốn thanh quy và đào tạo đồ chúng, xây dựng ngôi đại thiền tự [[Chùa Sōji|chùa Tổng Trì]](zh; Soji-ji) và đưa Tông Tào Động tiến xa trong xã hội Nhật Bản. Dưới Oánh Sơn Thiện Cẩn có nhiều vị đệ tử đắc pháp xuất sắc như [[Minh Phong Tố Triết]], [[Nga Sơn Thiều Thạc]]... Dưới Nga Sơn có 21 vị anh tài làm trụ cột cho tông Tào Động, sư cũng là người đã đưa giáo lý quan trọng của tông Tào Động là [[Động Sơn ngũ vị|Động Sơn Ngũ vị]] vào việc giảng dạy.
 
Từ đó, Tông Tào Động dòng Đạo Nguyên Hi Huyền có hai chi phái chính là dòng của [[Triệt Thông Nghĩa Giới]] và [[Oánh Sơn Thiệu Cẩn|Oánh Sơn Thiện Cẩn]] lấy ngôi chùa Tổng Trì làm tổ đình chính, và dòng của Thiền sư Nghĩa Vân , đệ tử đắc pháp của Thiền sư Tịch Viên ( Tịch Viên là thiền tăng Trung Quốc, người từng cùng tham học với [[Đạo Nguyên Hi Huyền|Đạo Nguyên]] dưới [[Thiền sư]] [[Thiên Đồng Như Tịnh]], và sau sang Nhật giúp sức Đạo Nguyên hoằng pháp), Nghĩa Vân tiếp tục lối tu Thiền thuần túy của Đạo Nguyên và lấy chùa Vĩnh Bình( Eihei-ji) làm tổ đình, nối tiếp sự truyền thừa, do sư Nghĩa Diễn không có người thừa kế nên sư Nghĩa Vân đến giúp sức hoằng hóa. Và sau này, cả hai ngôi tổ đình đều được [[Thiên hoàng|Thiên Hoàng]] công nhận là Lưỡng Đại Bản Sơn của tông Tào Động Nhật. Năm 1895, hai ngôi tổ đình này đã bàn luận về vấn đề các bất đồng từ xưa và đi đến thỏa ước hòa hợp với nhau.
 
Trong các thiền viện tào động Nhật Bản đến nay vẫn duy trì lối tu tập tọa Thiền chỉ quán đả tọa- tức chỉ cần ngồi thiền là đủ, không cần đối tượng để quán chiếu,ngồi Thiền tức là làm Phật, trong tâm an định trí huệ tự tính thanh tịnh được sáng chiếu. Tư tưởng này do Thiền sư Đạo Nguyên kế thừa từ Thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh và truyền bá, được mô tả đường lối thực hành rất chi tiết trong bộ Chính Pháp Nhãn Tạng(ja: Shobo Genzo). [[Công án]] Thiền cũng được coi trong và sử dụng để ứng dụng tu tập trong tông Tào Động Nhật. Đặc trung của Thiền Tông Nhật Bản chung và Tào Động Tông riêng là lối tu mật tham- tức là thực hành Thiền miên mật không gián đoạn. Cho tới thời cận đại, hình thức tu tập độc tham, tức là một đệ tử vào phòng gặp riêng thầy để nhận giáo huấn hoặc hỏi thắc mắc, trình kiến giải tu tập vẫn được duy trì, trong khi tại tông Lâm Tế Nhật hình thức này đã bị phai mờ từ sau thời [[Thiên hoàng Minh Trị|Minh Trị]].
 
Theo thống kê Bộ văn hóa Nhật vào năm 1998, hiện tại Tông Tào Động tại Nhật có hơn 14,600 ngôi chùa với hơn 1,5 triệu tín đồ và có 3 hệ phái chính, là tông phái Phật giáo lớn nhất tại Nhật. Thiền pháp Tào Động được truyền sang phương tây với tên gọi phổ biến là Soto Zen, đầu tiên bởi Thiền sư [[Taisen Deshimaru]]( đệ tử đắc pháp của thiền sư nổi tiếng Kodo Sawaki), sư xây dựng cơ sở hoằng pháp Tào Động ở nước [[Pháp]] và lan rộng ra nhiều nước phương Tây, đến nay vẫn còn ảnh hưởng, hay cũng được đặt nền móng tại Mỹ quốc với các vị như Shunryū Suzuki, Taizan Maezumi. Các phong trào tu Thiền, hành Thiền, các Thiền đường Tào Động ở nước ngoài do các sư gốc Nhật hay người nước ngoài truyền bá ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm thực hành của nhiều người Phương tây.
 
{| class="wikitable"
Dòng 88:
== Đặc điểm ==
[[Tập tin:Kodo Sawaki Zazen.jpg|nhỏ|Thiền sư Kodo Sawaki thực hành pháp môn Chỉ Quán Đả Tọa.]]
Nét đặc sắc trong phong cách giáo hóa của tông Tào Động đó là sự viên dung, cẩn mật trong công phu tu tập hàng ngày, nhẹ nhàng, sâu lắng như người nông dân quanh năm chăm lo ruộng lúa, khác với phong cách đánh hét táo bạo của tông Lâm Tế được ví như tướng quân chinh chiến nơi sa trường, nên mới có câu ''Lâm Tế tướng quân, Tào Động nông dân''. Trong Nhân Thiên Nhãn Mục, tông này được khái quát là ''Tào Động tế mật'', ý nói Thiền phong vừa bí ẩn lại vi tế. Trong Pháp Nhãn Thiền qư Thập quy Tụng nói: “Tào Động là xướng họa làm dụng”, tức là cơ phong một hỏi một đáp, miên mật qua lại không gián đoạn.
 
Trong quá trình hình thành và truyền bá tông phái, đặc biệt là tại Nhật bản, đã sinh ra thêm những đặc điểm, tính chất sau:<blockquote>