Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Karl Marx”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thiuyoi (thảo luận | đóng góp)
Thiuyoi (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
Karl Marx sinh ra tại [[Trier]], [[Đức]]. Khi lên đại học, ông theo học ngành luật và triết học. Ông [[kết hôn]] với [[Jenny von Westphalen]] vào năm 1843. Do những hoạt động chính trị của mình, Marx trở thành người [[không quốc tịch]] và phải sống lưu vong cùng vợ và con tại [[Luân Đôn]] trong nhiều thập kỉ. Tại đây, ông tiếp tục phát triển những tư tưởng của [[chủ nghĩa cộng sản]] cùng với [[Friedrich Engels]] và cho xuất bản nhiều tác phẩm. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ''[[Tuyên ngôn của Đảng cộng sản]]'' và 3 tập ''[[Tư bản (tác phẩm)|Tư bản]].'' Những quan điểm [[chính trị]] và [[triết học]] của ông đã làm ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử tri thức, kinh tế và chính trị của thế giới sau này.<ref name="cacmac1">[http://web.archive.org/web/20100329103945/http://www.baodanang.vn/vn/hosotulieu/20626/index.html Các Mác - người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học]</ref>
 
Những lý luận phê phán của Marx về [[xã hội]], [[kinh tế]] và [[chính trị]] - gọi chung là [[chủ nghĩa Marx]] cho rằng lịch hộisử loài người phát triểnlịch thông quasử [[đấu tranh giai cấp]]. Trong [[chủ nghĩa tư bản]], điều đó xuất hiện giữa giai cấp thống trị (được biết đến như [[giai cấp tư sản]]) và giai cấp lao động (được biết đến như [[giai cấp vô sản]]) sử dụng những phương tiện này thông qua việc sử dụng sức lao động của mình để đổi lấy [[tiền lương]]. Các tư tưởng trên được gọi là ''[[chủ nghĩa duy vật lịch sử]]'', Marx tiên đoán rằng như những hệ thống kinh tế - xã hội trước đó, [[chủ nghĩa tư bản]] đã tạo ra những cuộc khủng hoảng nội bộ dẫn tới sự tự sụp đổ trong tương lai và sẽ thay thế bởi một hệ thống mới có tên là [[Chủ nghĩa xã hội|''chủ nghĩa xã hội'']].
 
Đối với Marx, sự đối kháng giai cấp bên trong chủ nghĩa tư bản bắt nguồn một phần là do sự thiếu ổn định và bản chất dễ khủng hoảng của nó, sẽ thúc đẩy sự phát triển ý thức của giai cấp công nhân, dẫn tới việc họ sẽ chinh phục quyền lực chính trị của giai cấp thống trị và cuối cùng sẽ hình thành một xã hội không giai cấp gọi là xã hội cộng sản, là một xã hội mà mối quan hệ giữa các cá nhân trong đó không có nhà nước, giai cấp, thứ bậc, hoặc quyền sở hữu cá nhân đối với các phương tiện sản xuất.<ref>Karl Marx: [http://www.marxists.org/archive/marx/works/1875/gotha/index.htm ''Critique of the Gotha Program'']</ref> Marx đã không ngừng thúc đẩy cho tiến trình này được diễn ra, ông cho rằng giai cấp công nhân nên thực hiện [[cách mạng vô sản|hành động cách mạng]] có tổ chức để lật đổ chủ nghĩa tư bản và mang tới sự [[giải phóng]] về kinh tế - xã hội.