Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ga Đà Lạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Mô tả: replaced: chiều cao → chiều cao using AWB
Dòng 50:
Công trình do hai kiến trúc sư người [[Pháp]] là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 francs.
 
Hình dáng nhà ga giống núi ''Langbiang'' hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và [[chiều cao]] 11m. Nếu đem so sánh, kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước [[Pháp]] với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng. Nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi [[Đỉnh Langbiang|Langbiang]] – đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ [[Alexandre Yersin]] đã phát hiện ra Đà Lạt.
 
Tuyến đường sắt nhà ga xây dựng từ năm 1932 là [[đường ray]] và [[Đầu máy xe lửa|đầu máy răng cưa]]. Tuyến đường sắt này dài 84 km và 16 km đầu máy. Lúc bấy giờ, đường ray răng cưa và đầu máy răng cưa được xem là độc đáo nhất thế giới. Vì phải lên [[Đèo Ngoạn Mục]] để có thể lên thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt phải xây dựng qua nhiều hầm chui, phía sau phải có đầu tàu đẩy. Các kiến trúc đã xây dựng đường ray ròng rã suốt 10 năm và phải tốn chi phí cao gấp 2, 3 lần bình thường.