Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n replaced: chiều dài → chiều dài (3) using AWB
Dòng 78:
[[Tập tin:Peak Yunu.jpg|nhỏ|[[Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn]]]]
[[Tập tin:Min River in Nanping.JPG|nhỏ|[[Sông Mân (Phúc Kiến)|Sông Mân]] (闽江) tại Nam Bình]]
Phúc Kiến nằm ở vùng ven biển phía đông nam Trung Quốc. Phúc Kiến giáp với Chiết Giang ở phía bắc, giáp với Giang Tây ở phía tây, giáp với Quảng Đông ở phía tây nam. Ở phía đông và phía nam của mình, Phúc Kiến giáp với [[biển Hoa Đông]], [[eo biển Đài Loan]] và [[Biển Đông]]. Đường bờ biển của Phúc Kiến kéo dài 535&nbsp;km theo đường thẳng. Tuy nhiên do có nhiều vịnh và bán đảo, đường bờ biển trên thực tế dài khoảng 3.324&nbsp;km, chiếm 18,3% [[chiều dài]] đường bờ biển Trung Quốc. Các vịnh lớn tại Phúc Kiến là [[vịnh Phúc Ninh]] (福宁湾), [[vịnh Tam Sa]] (三沙湾), [[vịnh La Nguyên]] (罗源湾), [[vịnh Mi Châu]] (湄洲湾), [[vịnh Đông Sơn]] (东山湾). Phúc Kiến có tổng cộng 1.404 đảo ven bờ, tổng diện tích của các hòn đảo này là khoảng trên 1.200&nbsp;km².<ref name="CBTT">《福建统计年鉴2007》,中国统计出版社,第一章《综合》:基本省情</ref> Các đảo chính là [[Hạ Môn]], [[Kim Môn]], [[đảo Bình Đàm|Bình Đàm]] (平潭岛), [[đảo Nam Nhật|Nam Nhật]] (南日岛), [[đảo Đông Sơn|Đông Sơn]] (东山岛).
 
Địa hình Phúc Kiến chủ yếu là đồi núi, theo truyền thống được mô tả là "Bát sơn, nhất thủy, nhất phân điền" (八山一水一分田). Ở phía tây bắc, địa hình cao hơn với [[Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn|dãy núi Vũ Di]] tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Phúc Kiến và [[Giang Tây]], trong đó, [[núi Hoàng Cương]] (黄岗山) với cao độ 2.157 m là điểm cao nhất tại Phúc Kiến, cũng là điểm cao nhất vùng Đông Nam của Trung Quốc. Vành đai núi Phúc Kiến từ bắc xuống nam chia thành [[dãy núi Thứu Phong]], [[dãy núi Đái Vân]] (戴云山脉), [[dãy núi [[Bác Bình Lĩnh]] (博平岭山脉). Đất đỏ và đất vàng là các loại đất chính của Phúc Kiến. Phúc Kiến là đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiều rừng nhất tại Trung Quốc, với tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,96% vào năm 2009.<ref>{{chú thích web|url=http://english.forestry.gov.cn/web/article.do?action=readnew&id=201001211031538926 |title=Forestry in Fujian Province |language={{en icon}} |publisher=English.forestry.gov.cn |date=21 tháng 1 năm 2010 |accessdate=7 tháng 5 năm 2012}}</ref> Rừng tại Phúc Kiến có thể phân thành khu vực rừng thường xanh lá rộng cận nhiệt ở trung và tây bộ và rừng mưa cận nhiệt đới gió mùa ở đông bộ.
Dòng 212:
=== Đường sắt ===
[[Tập tin:China Railways CRH Passing through Lianjiang county.jpg|nhỏ|phải|[[Đường sắt cao tốc Hàng Châu-Phúc Châu-Thâm Quyến]], đoạn đi qua huyện [[Liên Giang]]]]
Người ta chỉ mới bắt đầu xây dựng đường sắt tại Phúc Kiến từ những năm 1950, khi hai bờ eo biển Đài Loan vẫn còn căng thẳng. Việc xây dựng đường sắt là một phần trong chiến lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Đài Loan. Vì thế, tuyến đường sắt từ [[Ưng Đàm]] thuộc tỉnh [[Giang Tô]] (được xác định là tuyến phòng thủ thứ hai) đến Hạ Môn đã được xây dựng, sau đó kéo dài thêm đến Phúc Châu. Để thu hút đầu tư, Phúc Kiến dự định sẽ tăng [[chiều dài]] đường sắt trong tỉnh lên 50%, đạt 2.500&nbsp;km.<ref name="CNP"/> Đến nay, đường sắt ở Phúc Kiến không còn phục vụ cho nhu cầu đi lại nội tỉnh mà chủ yếu phục vụ các tuyến đường dài đi đến các tỉnh khác.
 
[[Đường sắt Phúc Châu-Hạ Môn]] là một tuyến đường sắt cao tốc dài 274,9&nbsp;km. Tuyến đường sắt này được bắt đầu xây dựng vào năm 2005, và đã được nghiệm thu vào tháng 10 năm 2009 và đi vào hoạt động từ năm 2010. Tuyến đường sắt có thể đạt tốc dộ trên 200&nbsp;km/h và toàn hành trình chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Tuyến đường sắt Phúc Châu-Hạ Môn là một phần của [[Đường sắt cao tốc Hàng Châu-Phúc Châu-Thâm Quyến]], vì thế, Phúc Kiến có thể kết nối một cách nhanh chóng và thuận lợi đến hai khu vực kinh tế lớn nhất đất nước là [[đồng bằng Châu Giang]] và [[đồng bằng Trường Giang]].<ref>{{chú thích web|title=闽首条高速铁路-福厦铁路建成通车(图)|url=http://www.vos.com.cn/2010/01/01_145858.htm|publisher=海峡之声网|accessdate=ngày 3 tháng 11 năm 2012}}</ref> Dự kiến khi một cây cầu được xây dựng bắc qua [[vịnh Hàng Châu]] để phục vụ cho tuyến đường sắt cao tốc, Phúc Kiến sẽ có thể kết nối trực tiếp đến [[Thượng Hải]] bằng tuyến đường này.<ref>{{chú thích web |url=http://business.highbeam.com/436093/article-1G1-187600522/railway-bridge-cross-hangzhou-bay |title=Railway Bridge to Cross Hangzhou Bay |publisher=HighBeam Business}}</ref>
 
=== Đường bộ ===
Mạng lưới đường bộ của Phúc Kiến đã được phát triển trong những năm đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và luôn ở trong tình trạng tốt để có thể sẵn sàng phục vụ cho việc chuyển quân nếu xảy ra chiến tranh. Kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978 và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường với các ngành công nghiệp nhẹ, nhu cầu vận tải bằng đường bộ đã tăng lên rất nhiều. Tính đến năm 2012, có {{convert|54876|km|mi}} đường quốc lộ tại Phúc Kiến, trong đó có {{convert|3500|km|mi}} đường cao tốc. Theo [[Các kế hoạch 5 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Kế hoạch 5 năm lần thứ 12]], tức giai đoạn từ 2011 đến 2015, [[chiều dài]] đường cao tốc của Phúc Kiến sẽ tăng lên {{convert|5500|km|mi}}.<ref name="China Briefing Business Guide: North East China">{{chú thích web|title=China Briefing Business Reports|url=http://www.stats-fj.gov.cn/tjts/tjgb/0201202240027.htm|publisher=Asia Briefing|year=2012|accessdate=ngày 8 tháng 2 năm 2009}} {{Dead link|date=September 2010|bot=H3llBot}}</ref>
 
=== Hàng không ===
Dòng 352:
{{Đơn vị hành chính cấp tỉnh CHNDTH}}
{{Phúc Kiến}}
 
[[Thể loại:Phúc Kiến| ]]
[[Thể loại:Tỉnh Trung Quốc]]