Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lam Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: chiều dài → chiều dài (2) using AWB
n →‎Vị trí địa lí: replaced: chiều rộng → chiều rộng (2) using AWB
Dòng 14:
Trước Ngọ môn có hai con [[nghê]] bằng [[đá]] đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,1m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78 cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.
 
Căn cứ vào [[chiều rộng]] của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô.
 
Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2[[mét vuông|m²]] (rộng 58,5m dài 60,5m).
Dòng 22:
Sử ghi năm Bính Tý (1456) vua [[Lê Nhân Tông]] đích thân đem các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]''). Hai điện Quang Đức và [[Diên Khánh]] đều 9 [[gian]], gian giữa rộng nhất, hai gian hai [[đầu hồi]] chỉ rộng 2m tạo thành [[hành lang]] bao quanh cả ba điện.
 
Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có [[chiều rộng]] không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình [[rồng]] tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn [[lửa]] trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một [[bờm]], mép rồng trang trí hình [[râu]] xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn [[thừng]], tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là ''long hí châu'' (rồng giỡn ngọc trai).
 
==Vĩnh Lăng, lăng vua Lê Thái Tổ==