Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lev Nikolayevich Tolstoy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 58082069 của Xoviet nghetinh123 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 123:
Dù có những mối lo ngại về bạo lực vô chính phủ, Tolstoy vẫn chấp nhận mối nguy hiểm khi truyền bá những ấn phẩm bị cấm đoán của những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa vô chính phủ Nga, và đã sửa đổi những bản in cuốn "Về một cuộc nổi dậy" (''Words of a Rebel'') của [[Pyotr Kropotkin|Peter Kropotkin]], được xuất bản lậu tại St Petersburg năm 1906. Hai năm trước, trong [[Chiến tranh Nga-Nhật]], Tolstoy đã công khai lên án cuộc chiến và viết thư cho nhà sư Nhật [[Soyen Shaku]] trong một nỗ lực không thành công nhằm đưa ra một tuyên bố hòa bình chung.
 
Một bức thư của Tolstoy viết năm 1908 cho một tờ báo [[Ấn Độ]] với tiêu đề "[[Một bức thư gửi một người theo đạo Hindu|Thư gửi một người theo đạo Hindu]]" mang tới tình cảm thân mật với [[Mahatma Gandhi|Mohandas Gandhi]], người khi ấy đang ở [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] và đang bắt đầu trở thành một nhà hoạt động. Đọc cuốn "Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn" khiến Gandhi quyết định từ bỏ bạo lực và tán thành [[phản kháng bất bạo động]], một sự tán thành mà Gandhi đã viết lại trong tiểu sử của mình, gọi Tolstoy là "người đề xướng vĩ đại nhất của thuyết bất bạo động mà thời đại này có thể tạo ra". Sự thân mật giữa Tolstoy và Gandhi chỉ kéo dài một năm, từ tháng 10 năm 1909 tới khi Tolstoy chết tháng 11 năm 1910, nhưng dẫn tới việc Gandhi đặt tên Tolstoy Colony cho ashram thứ hai của ông tại Nam Phi. Bên cạnh phản kháng bất bạo động, hai người có chung niềm tin ở giá trị của sự ăn chay, chủ đề của nhiều bài luận của Tolstoy (xem [[Sự chay tịnh Kitô giáo giáo]]).
 
Cùng với [[chủ nghĩa duy tâm]] ngày càng phát triển, Tolstoy cũng trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào [[Esperanto|Quốc tế ngữ]]. Tolstoy đã rất ấn tượng trước những niềm tin hoà bình của những người [[Doukhobor]] và lôi kéo sự chú ý quốc tế tới vụ hành quyết họ, sau khi họ đã đốt [[vũ khí]] trong một cuộc phản kháng hòa bình năm 1895. Ông đã giúp những người Doukhobor di cư tới [[Canada]].