Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cửu Sơn Tú Liên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:02.2715969 using AWB
n →‎Tiểu sử: replaced: Phật Giáo → Phật giáo using AWB
Dòng 12:
Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các thiền tăng tại Hợp viện Gaya phải phân tán để tránh nạn. Sư chuyển đến tại chùa Eungseoksa ở [[Jinju]] và tiếp tục tham Thiền. Trong khóa Thiền Thất kiết Đông năm 1951, sư đại ngộ và trình bài kệ tỏ ngộ của mình lên Thiền sư Hiểu Phong và được ngài chấp nhận và [[Ấn khả chứng minh|ấn khả chứng min]]<nowiki/>h sư đã ngộ.
 
Năm 1954, cùng với thầy mình, sư nỗ lực tham gia vào phong trào Thanh Tịnh Hóa Phật Giáogiáo, chấn chỉnh lại sự bê tha giới luật của nhiều tăng sĩ. Đến năm 1966, sau khi Thiền sư Hiểu Phong qua đời, theo căn dặn của thầy, sư đến khôi phục lại những đổ nát của Tùng Quảng Tự trong [[chiến tranh Triều Tiên]] và đào tạo ra nhiều môn đệ xuất sắc tại đây. Qua những nỗ lực của mình, sư đã thành lập một hợp viện Tào Khê tại Tùng Quảng Tự. Đây là hợp viện đào tạo toàn vẹn tu, học cho các tăng sĩ thứ hai ở Hàn Quốc sau hợp viện Gaya ở [[Haeinsa|Hải Ấn Tự]].
 
Với tư cách là trụ trì đầu tiên tại Hợp Viện Tào Khê, sư đã xây dựng các chương trình tu học đầy đủ cho các tăng sĩ và đưa Tùng Quảng Tự trở lại với sự phát triển thịnh vượng như thời của Quốc sư [[Trí Nột|Phổ Chiếu Trí Nột]], nơi đây được coi là một trong ba viên ngọc quý, [[Tăng đoàn|Tăng Bảo]] trong [[Tam bảo|Tam Bảo]] của [[Phật giáo Triều Tiên|Phật giáo Hàn Quốc]]. Năm 1973, sau khi dự lễ khánh thành chùa Sambo-sa ở Carmel, [[California]], sư trở lại Tùng Quảng Tự cùng với các môn đệ người nước ngoài và các cư sĩ, học viên Thiền học và sáng lập Trung Tâm Thiền quốc tế đầu tiên ở Hàn Quốc(Bulil International Seon Center), mở ra một chương mới trong việc truyền bá [[Thiền tông]] Đại Hàn đến thế giới. Sư cũng đến thuyết pháp, dạy Thiền tại nhiều quốc gia và sáng lập chùa Goryeosa ở [[Los Angeles]] năm 1980, chùa Bulseungsa ở [[Genève|Geneva]] năm 1982 và chùa Daegaksa gần Carmel, [[California]].