Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 42:
 
=== Việt Nam ===
Thời [[nhà Đinh]], Hoàng thái tử lần đầu được lập là khi [[Đinh Tiên Hoàng]] lập con trai thứ là [[Đinh Hạng Lang]], đây cũng là lần đầu tiên mà danh xưng ''"Hoàng thái tử"'' được đề cập trong [[lịch sử Việt Nam]]. So với Trung Quốc, vị trí của các Thái tử vẫn tối cao như vậy, đặc biệt là thời [[nhà Trần]] có quy chế nghiêm cẩn, [[Lê Phụ Trần]] từng giữ chức ''"Trữ Cung giáo thụ"'', có trách nhiệm dạy dỗ cho [[Trần Nhân Tông]] khi ông còn là Thái tử. Có thể thấy, Hoàng thái tử ở Việt Nam cũng như vậy rất được coi trọng.
 
Triều đại [[nhà Lý]] có đặc điểm tuy đã chọn Hoàng thái tử, nhưng vẫn dùng tước Vương để gọi, như [[Lý Thái Tông]] từng là ''Khai Thiên vương''; [[Lý Thái Tông]] là ''Khai Hoàng vương''; [[Lý Long Xưởng]] là ''Hiển Trung vương'',... Thực sự bọn họ ngay từ đầu chỉ là ngầm chọn lựa chưa công bố, dùng tước Vương phong trước, hay tục nhà Lý là dùng tước Vương gọi Thái tử, cho đến nay vẫn còn chưa rõ ràng. Chỉ biết, [[Đại Việt sử ký toàn thư]] đã thuật lại lời bàn rất mâu thuẫn của [[Lê Văn Hưu]] như sau: [''"Nhà Lý phong cho các con mẹ đích đều làm Vương, các con mẹ thứ đều làm Hoàng tử mà '''không đặt ngôi Hoàng thái tử'''. Đến khi nào vua ốm nặng mới chọn một người trong các con cho vào để nối nghiệp lớn. Truyền dần thành tục, không biết là ý thế nào"'']. Dựa theo việc này, có thể các Hoàng thái tử được định sẵng chỉ là trong mật chỉ, dùng tước Vương phong trước, khi Hoàng đế lâm chung mới công bố mà thôi. Điều này có phần tương tự thể chế ''Bí mật lập Trữ'' mà [[nhà Thanh]] sử dụng. Tuy vậy, các vị như [[Lý Nhân Tông]], [[Lý Thần Tông]], [[Lý Anh Tông]], [[Lý Cao Tông]] cùng [[Lý Huệ Tông]] được ghi lại đều phong làm Thái tử mà không có tước Vương, nên tình hình vẫn còn khá mâu thuẫn.
 
Văn hóa đại chúng Việt Nam hiện đại có lưu truyền một thuyết gọi là ''"Tứ bất lập"'' của [[nhà Nguyễn]], bao gồm: Không lập [[Hoàng hậu]], không lập [[Tể tướng]], không lấy đỗ [[Trạng nguyên]] và không lập Thái tử. Tuy nhiên, đây là thuyết vô căn cứ vì thực tế, nhà Nguyễn có quy định rất rõ về việc lập Thái tử. Dẫn chứng rất cụ thể đó là: