Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời đại Khám phá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 322:
 
==Sự góp sức của Bắc Âu (1595 – thế kỷ XVII)==
[[File:OrteliusWorldMap1570.jpg|thumb|Năm 1570 (20 tháng 5) Gilles Coppens de Diest tại [[Antwerp]] xuất bản 53 tấm bản đồ bởi [[Abraham Ortelius]] dưới nhan đề ''[[Theatrum Orbis Terrarum]]'', được coi là "tấm atlas hiện đại đầu tiên". Ba ấn bản La-tinh (bên cạnh một bản Hà Lan, một bản Pháp và một bản Đức) tồn tại trước cuối năm 1572; tấm atlas còn được đòi hỏi vào năm 1612. Đây là bản đồ thế giới của tấm atlas.]]
 
Các nước ngoại [[Iberia]] không thừa nhận Hiệp ước Tordesillas. Pháp, Hà Lan và Anh cũng có truyền thống hàng hải lâu đời. Bất chấp sự bưng bít của người Iberia, các công nghệ và bản đồ mới đã sớm lan tới phía bắc.
 
Hàng 333 ⟶ 335:
 
===Khai phá Bắc Mỹ===
[[File:Henry Hudson Map 26.png|thumb|right|Bản đồ cuộc hành trình 1609–1611 của [[Henry Hudson]] đến Bắc Mỹ dưới danh nghĩa của [[Công ty Đông Ấn Hà Lan]] (VOC)]]
Cuộc thám hiểm của Anh năm 1497 do người Venice tên [[John Cabot]] (Giovanni Caboto) dẫn đầu là chuyến đầu tiên trong một loạt các sứ mệnh của Pháp và Anh khám phá Bắc Mỹ. Tây Ban Nha không mấy tập trung vào phía bắc châu Mỹ, vì tài nguyên ở Trung và Nam Mỹ dồi dào hơn.[130] Những cuộc thám hiểm này hy vọng sẽ tìm thấy một [[tuyến Tây Bắc đại dương]] cho thương mại với châu Á.[130] Con đường đó chưa bao giờ được phát hiện, nhưng nhiều phương án khác đã được phát hiện, và vào đầu thế kỷ XVII, dân định cư từ một số nước Bắc Âu bắt đầu mưu sinh ở bờ biển phía đông Bắc Mỹ. Khoảng năm 1520–1521, [[João Álvares Fagundes]], cùng với các cặp vợ chồng từ Bồ Đào Nha và Azores, khám phá [[Newfoundland]] và [[Nova Scotia]] (có thể đến Vịnh Fundy trên lưu vực Minas [131]) và thành lập một thuộc địa chài lưới tại [[Mũi Đảo Breton]], tồn tại đến đến khoảng năm 1570 hoặc gần cuối thế kỷ này. [132]
 
Năm 1524, [[Giovanni da Verrazzano]] người Ý thám hiểm dưới danh nghĩa vua [[Francis I của Pháp]], sự chia cắt thế giới giữa Bồ và Tây Ban Nha thúc đẩy ông thực hiện chuyến đi này. Verrazzano khám phá Bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ, từ Nam Carolina đến Newfoundland, và là người châu Âu đầu tiên được ghi nhận đến thăm nơi sau này trở thành [[Thuộc địa Virginia]] và Hoa Kỳ. Cùng năm, [[Estevão Gomes]], người phác bản đồ Bồ Đào Nha đi theo hạm đội của [[Ferdinand Magellan]], khám phá Nova Scotia, đi thuyền về phía Nam vượt Maine, nơi ông đến cảng New York, sông Hudson và cuối cùng đến Florida vào tháng 8 năm 1525. Từ kết quả của chuyến thám hiểm, bản đồ thế giới năm 1529 của Diogo Ribeiro phác thảo bờ biển phía đông của Bắc Mỹ gần như hoàn hảo. Từ 1534 đến 1536, nhà thám hiểm người Pháp [[Jacques Cartier]], được cho là đã đi cùng Verrazzano tới Nova Scotia và Brazil, là người châu Âu đầu tiên vào nội địa Bắc Mỹ, mô tả [[Vịnh Saint Lawrence]], mà ông đặt tên là "Quốc gia Canada", theo tên [[người Iroquois]], tuyên bố chủ quyền Canada cho Francis I của Pháp. [133][134]
 
[[File:Half Moon in Hudson.jpg|thumb|left|Con tàu của Henry Hudson tên ''[[Halve Maen]]'' tại [[Sông Hudson]]]]
Người châu Âu bắt đầu khám phá bờ biển Thái Bình Dương vào giữa thế kỷ XVI. [[Francisco de Ulloa]] khám phá bờ biển Thái Bình Dương của Mexico ngày nay là [[Vịnh California]], chứng minh rằng [[Baja California]] thực chất là một bán đảo.[135] Bất chấp khám phá này, châu Âu vẫn tin rằng California là một hòn đảo. Ghi chép của ông là lần đầu tiên cái tên "California" được sử dụng. [[João Coleues Cabrilho]], hoa tiêu người Bồ Đào Nha phụng sự Vương quốc Tây Ban Nha, là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến California, cập bến vào ngày 28 tháng 9 năm 1542 trên bờ vịnh San Diego và tuyên bố California thuộc Tây Ban Nha.[136] Ông cũng tới [[San Miguel]] của [[Quần đảo Channel]] và đi đến tận [[Point Reyes]]. Sau khi ông qua đời, thủy thủ đoàn tiếp tục thám hiểm đến tận phía bắc [[Oregon]].
 
Hàng 344 ⟶ 348:
 
===Tìm kiếm hải tuyến phía Bắc===
[[File:Barentsz Full Map.jpg|thumb|Bản đồ của vùng Cực năm 1599 bởi [[Willem Barentsz]] trong chuyến hành trình thứ ba của ông]]
Pháp, Hà Lan và Anh bị bỏ lại trong cuộc đua tìm tuyến đường biển đến châu Á, chỉ có thể qua châu Phi hoặc Nam Mỹ. Khi nhận ra rằng không có con đường nào xuyên qua trái tim của châu Mỹ, họ chuyển sự chú ý tới vùng biển phía bắc, mà người Anh gọi là [[hành lang Tây Bắc]]. Mong muốn thiết lập một tuyến đường như vậy đã thúc đẩy phần lớn cuộc thám hiểm châu Âu ở cả hai bờ biển Bắc Mỹ và Nga. Ở Nga, ý tưởng về một con đường biển khả dĩ nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà ngoại giao Gerasimov vào năm 1525, mặc dù những người định cư Nga trên bờ [[Biển Trắng]], [[người Pomors]], đã khám phá nhiều phần cảu nơi này ngay từ Thế kỷ XI.
 
Hàng 353 ⟶ 358:
Năm sau, Hoàng tử [[Maurice xứ Nasau]] dẫn đầu đoàn thám hiểm mới gồm 6 chiếc thuyền, chứa đầy hàng hóa thương mại mà người Hà Lan hy vọng sẽ dùng để giao dịch với Trung Quốc.[143] Cả nhóm tình cờ gặp "những người hoang dã" [[Samoyed]] nhưng cuối cùng phải quay lại khi phát hiện ra biển Kara bị đóng băng. Năm 1596, [[Quốc hội Hà Lan]] trao thưởng hậu hĩnh cho bất kỳ ai định hướng thành công Đoạn đường Đông Bắc. Hội đồng thị trấn Amsterdam đã mua và trang bị hai tàu nhỏ, được lái bởi [[Jan Rijp]] và [[Jacob van Heemskerk]], để tìm kiếm tuyến đường cổ tích này, dưới sự chỉ huy của Barents. Họ lên đường vào tháng 5, và vào tháng 6 phát hiện ra [[Đảo Bear]] và [[Spitsbergen]], nhìn thấy bờ biển phía tây bắc của nó. Họ nhìn thấy một vịnh lớn, sau này được gọi là [[Raudfjorden]] và vào [[Magdalenefjorden]], mà họ đặt tên là ''Vịnh Tusk'', đi lối vào phía bắc của [[Forlandsundet]], mà họ gọi là ''Keerwyck'', nhưng bị buộc phải quay lại vì một bãi cạn. Vào ngày 28 tháng 6, họ đi vòng quanh mũi phía bắc của [[Prins Karls Forland]], nơi họ đặt tên là ''Vogelhoek'', có quần thể chim phong phú, và đi thuyền về phía nam, đi qua [[Isfjorden]] và [[Bellsund]], có tên trên bản đồ của Barentsz là ''Grooten Inwyck'' và ''Inwyck''.
 
[[File:Polar bear, Gerrit de Veer (1596).jpg|thumb|left|Nhóm của Willem Barentsz đụng độ với một con [[gấu Bắc cực]]]]
Các con tàu một lần nữa đến đảo Bear vào ngày 1 tháng 7, dẫn đến sự bất đồng. Họ tách nhau, Barentsz tiếp tục về phía đông bắc, còn Rijp đi về phía bắc. Barentsz đến [[Novaya Zemlya]] và, để tránh bị vướng vào băng, hướng đến [[eo biển Vaigatch]] nhưng bị mắc kẹt trong các tảng băng trôi và trôi nổi. Bị mắc kẹt, thủy thủ đoàn 16 người đã buộc phải trú đông trên băng. Họ đã sử dụng gỗ xẻ từ tàu để xây dựng một nhà trú tạm mà họ gọi là ''Het Behouden Huys'' (Nhà Kept). Đối phó với cái lạnh cực độ, họ đã sử dụng các loại vải buôn làm chăn và quần áo, bắt [[cáo Bắc Cực]] bằng bẫy thủ công để ăn. Khi tháng sáu đến, và băng chưa chịu thả con tàu, những người sống sót bị [[uốn ván]] đành đưa hai chiếc thuyền nhỏ ra biển. Barentsz chết trên biển vào ngày 20 tháng 6 năm 1597, khi đang nghiên cứu biểu đồ. Phải mất bảy tuần nữa những chiếc thuyền mới đến Kola nơi họ được một tàu buôn Nga cứu giúp. Chỉ còn 12 thuyền viên sống sót, cập cảng Amsterdam vào tháng 11. Hai trong số các thuyền viên của Barentsz sau đó đã xuất bản các nhật ký của họ, [[Jan Huyghen van Linschoten]], người đã đi cùng Barentsz trong hai chuyến đi đầu tiên, và Gerrit de Veer, người đóng vai trò là thợ mộc của con tàu cuối cùng.
 
Hàng 358 ⟶ 364:
 
===Úc Hà Lan và New Zealand===
[[File:Tasmanroutes.PNG|thumb|Lộ trình của [[Abel Tasman]] năm 1642 và 1644 tại [[New Holland (Úc)]] dưới danh nghĩa VOC ([[Công ty Đông Ấn Hà Lan]])]]
''[[Terra Australis Ignota]]'' (tiếng Latin, "vùng đất vô danh của miền nam") là một lục địa giả định xuất hiện trên bản đồ châu Âu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, bắt nguồn từ một quan niệm mà [[Aristotle]] khởi xướng. Nó được mô tả trên [[bản đồ Dieppe]] giữa thế kỷ XVI, nơi đường bờ biển của nó xuất hiện ngay phía nam của các hòn đảo Đông Ấn; nó thường được lập biểu đồ công phu, với vô số chi tiết hư cấu. Những khám phá mới đây đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm lục địa này; tuy nhiên, nhiều người vẽ bản đồ theo quan điểm của Aristotle, như [[Gerardus Mercator]] (1569) và [[Alexander Dalrymple]] thậm chí đến tận năm 1767 [144] đã tranh luận về sự tồn tại của nó, với những lập luận kiểu như nên có một vùng đất rộng lớn ở Nam bán cầu như một đối trọng các vùng đất được biết đến ở Bắc bán cầu. Khi những vùng đất mới được phát hiện, chúng thường được coi là một phần của lục địa giả định này.
 
Hàng 363 ⟶ 370:
 
Nhà hàng hải và thống đốc thuộc địa Hà Lan, [[Willem Janszoon]] khởi hành từ Hà Lan đến Đông Ấn lần thứ ba vào ngày 18 tháng 12 năm 1603, với tư cách là thuyền trưởng của tàu ''[[Duyfken]]'' (hay ''Duijfken'', nghĩa là "Chim bồ câu nhỏ"), một trong 12 tàu của hạm đội [[Steven van der Hagen]].[146] Khi ở Ấn Độ, Janszoon được cử đi tìm kiếm các thương điếm thương mại khác, đặc biệt là ở "vùng đất lớn của Nova Guinea và các vùng Đông và Nam khác". Vào ngày 18 tháng 11 năm 1605, Duyfken xuất phát từ Bantam đến bờ biển phía tây New Guinea. Janszoon sau đó băng qua mũi phía đông của [[Biển Arafura]], mà không thấy Eo biển Torres, vào [[Vịnh Carpentaria]]. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1606, ông đổ bộ xuống sông Pennefather trên bờ phía tây của Cape York ở Queensland, gần thị trấn Weipa hiện đại. Đây là cuộc đổ bộ châu Âu đầu tiên được ghi nhận trên lục địa Úc. Janszoon tiến vào khoảng 320 km (199 dặm) của bờ biển, mà ông nghĩ là một phần mở rộng phía nam của New Guinea. Năm 1615, chuyến đi vòng Mũi Horn của Jacob le Maire và Willem Schouten đã chứng minh rằng [[Tierra del Fuego]] là một hòn đảo tương đối nhỏ.
 
==Nga thám hiểm Siberia (1581–1660)==
Vào giữa thế kỷ XVI, [[Sa quốc Nga]] đánh chiếm các hãn quốc người [[Tatar]] là [[Kazan]] và [[Astrakhan]], sáp nhập toàn bộ [[Vùng Volga]] và mở đường đến [[Dãy núi Ural]]. Cuộc thuộc địa hóa những vùng viễn đông mới của Nga được dẫn dắt bởi các thương nhân [[nhà Stroganov]] giàu có. Sa hoàng Ivan IV đã trao những khu đất rộng lớn gần dãy Urals cũng như các đặc quyền về thuế cho [[Anikey Stroganov]], người đã tổ chức các cuộc di dân quy mô lớn đến những vùng đất này. Stroganov khuyến khích phát triển nông nghiệp, săn bắn, làm muối, đánh cá và khai thác quặng ở Urals và giao thương với các bộ lạc Siberia.