Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Nguyễn Thiện Thành (anh hùng Lao động, thầy thuốc Nhân dân, giáo sư)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Giáo sư Nguyễn Thiện Thành
 
n Tẩy trống trang
Thẻ: Tẩy trống trang Trình soạn thảo mã nguồn 2017
 
Dòng 1:
== '''Cuốn sách “Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng”'''<ref>{{Chú thích web|url=http://daidoanket.vn/khoa-hoc/co-gs-ts-ahld-nguyen-thien-thanh-mot-bieu-tuong-ve-nhan-cach-y-duc-tintuc73171|title=Cố GS, TS, AHLĐ Nguyễn Thiện Thành: Một biểu tượng về nhân cách y đức|last=Nguyễn|first=Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết)|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref> ==
'''Tại lễ ra mắt cuốn sách “Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, cố giáo sư Nguyễn Thiện Thành là một trong số ít cán bộ thuộc thế hệ vàng của ngành y, đồng thời là biểu tượng về nhân cách y đức của ngành này cho đến hôm nay.'''
 
Lễ ra mắt do Bệnh viện Thống Nhất và NXB Quân đội Nhân dân chi nhánh TP HCM đồng phối hợp tổ chức vào trưa 31/10. Là người viết lời mở đầu cho cuốn sách đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Bệnh viện Thống Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng: cố GS Nguyễn Thiện Thành đã ra đi vừa tròn 2 năm, thế nhưng nhân cách  y đức của ông còn để lại cho nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ y tế và đặc biệt là các cán bộ quân, dân y của Bệnh viện Thống Nhất những ấn tượng đặc biệt.
 
Bộ trưởng Tiến đã bày tỏ sự xúc động  đặc biệt khi ôn lại những cống hiến của người thầy thuốc gữ cương vị giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Thống Nhất: “Ông truyền cho học trò của mình ngọn lửa cống hiến và lòng say mê nghề nghiệp, ý chí vượt khó, vươn lên làm chủ khoa học – kỹ thuật. Ông là một trong số ít cán bộ của thế hệ vàng, là rường cột của ngành y tế quân đội và ngành y tế nhân dân Việt Nam”.
 
Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc lại một trong những cống hiến thầm lặng của cố GS Nguyễn Thiện Thành trong việc sáng chế ra “tổ hợp liệu pháp filatov” nổi tiếng và với sáng chế này đã cứu sống hàng vạn  bệnh binh suy kiệt do bị sốt rét kéo dài lúc bấy giờ.
 
Cố GS Nguyễn Thiện Thành là người đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành lão khoa ở Việt Nam. Ngay cả cho đến hôm nay thì Bệnh viện Thống Nhất, nơi cố GS Nguyễn Thiện Thành là người giám đốc đầu tiên gây dựng vẫn là trung tâm lão khoa hàng đầu và uy tín duy nhất tại miền Nam và trên cả nước.
 
GS.TS, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hữu Công, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất nhận mình là người học trò nhỏ của cố GS. Nguyễn Thiện Thành. Nói về người thầy y đức của mình, ông cô đọng trong những vần thơ: “Là người lính đi đầu/Ngành lão khoa cả nước/Thầy một lòng sau trước/Thương người như thương thân/”.  
 
“Tôi nhận thấy ở ông sự nghiêm khắc, đam mê quên mình vì công việc nhưng lại là người đồng chí, đồng nghiệp hết sức gần gũi, giản dị và chân tình. Tâm hồn của người lính, người thầy thuốc, nhà khoa học – những danh xưng tưởng như khô khan ấy thực ra rất nhẹ nhàng và lãng mạn”, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất nhận xét.
 
Có mặt tại buổi lễ ra mắt cuốn sách về cố GS Nguyễn Thiện Thành, bà Ngô Thị Huệ, phu nhân của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhớ về người bạn, người đồng đội của mình trong thời gian cùng tham gia vào lực lượng chi viện cho chiến trường miền Nam trên chuyến “Tàu không số” vào năm 1964 theo con đường huyền thoại “đường Hồ Chí Minh trên biển”.
 
Bà Huệ kể, bác sĩ Thành có thói quen làm việc ban ngày còn ban đêm chong đèn nghiên cứu y học. Và dù, mỗi người một nhiệm vụ, bà Huệ hoạt động chính trị, vũ trang bí mật, còn bác sĩ Thành có nhiệm vụ cứu thương cho bộ đội và nhân dân, thế nhưng trong hoàn cảnh nào thì ông ấy cũng là một bác sĩ giỏi, có tâm, có tầm.
 
Thầy thuốc ưu tú Dương Thị Lệ, nguyên Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Thống Nhất thì coi cố GS Thành là “người thầy lớn” của mình. Bà  kể lại sự xúc động của mình sau khi nhận được món quà đặc biệt của lãnh đạo, người thầy lớn vào lúc bà nhận quyết định về hưu. “Tôi mở quà ra xem và không tin vào mắt mình, đó là một tấm ảnh đen trắng chụp tôi đứng nghiêng, tay phải cầm que đang chỉ vào bảng minh họa trong một bản báo cáo khoa học của bệnh viện…”.
 
Suốt những năm tháng sau đó, bà Lệ lưu giữ món quà đặc biệt của “người thầy lớn” hơn cả một tấm lòng, hơn một lời khen ngợi của hơn 32 năm làm nghề thầy thuốc của mình.
 
Tại buổi ra mắt sách, có phu nhân cố GS Nguyễn Thiện Thành là bác sĩ Dương Thị Minh (nguyên Trưởng phòng y vụ của Bệnh viện Thống Nhất) và con trai là GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam cùng gia đình. Ngồi lặng lẽ lắng nghe những học trò, đồng nghiệp, đồng đội chia sẻ về chồng, cha của mình, thỉnh thoảng những dòng nước mắt xúc động, tự hào lại lăn dài trên gương mặt họ.
 
Ông  Nguyễn Thiện Nhân cảm động đại diện gia đình cố GS Nguyễn Thiện Thành chia sẻ: “Hôm nay không phải ngày giỗ của Ông nhưng những anh chị ở đây đến còn đông hơn cả ngày giỗ để nói về Ông, nhớ về Ông khiến gia đình chúng tôi hết sức xúc động”.
 
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nhớ lại, lúc cha ông còn sống thỉnh thoảng gia đình có ngồi lại chia sẻ về những năm tháng đã qua. Trong đó, điều khiến ông nhớ nhất và cũng khâm phục nhất là 3 lần cha nói không với những điều kiện thuận lợi dành cho mình.
 
“Lần thứ nhất là khi được học bổng sang Pháp học thì ông không đi vì ông thấy không được học nghề y mà ông mong muốn. Lần thứ hai là ông được đề nghị giữ lại làm tiến sĩ tại Liên Xô ông cũng không ở lại mà bày tỏ nguyện vọng được trở về chiến đấu tại chiến trường miền Nam, ông nghĩ đến sức khỏe đồng bào; Và, lần nói không thứ ba là sau năm 1975 ông làm ở Bệnh viện Thống Nhất thì có ý kiến đề xuất ông ra làm Thứ trưởng Bộ Y tế nhưng ông nói rằng ông làm bác sĩ cũng rất tốt, bởi vì cứu chữa được cho nhiều hơn đồng bào của mình”, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân  nhớ lại.
 
(Bài gốc của tác giả - Thạc sĩ, Nhà báo Nguyễn Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết) xem tại links dẫn: http://daidoanket.vn/khoa-hoc/co-gs-ts-ahld-nguyen-thien-thanh-mot-bieu-tuong-ve-nhan-cach-y-duc-tintuc73171)
<br />