Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngưng sửa đổi mang tính phân biệt dân tộc
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 352:
Lúc mới ra đời, tư sản dân tộc Trung Quốc đã phải chịu hai tầng áp chế của [[tư sản]] nước ngoài và thế lực [[phong kiến]] trong nước. Một công sứ Anh đã từng nói "việc Trung Quốc sản xuất bằng máy móc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Anh". Mặt khác nhà Thanh cũng sợ công nghiệp phát triển sẽ tập trung nhiều nhân dân lao động làm lung lay nền thống trị phong kiến của mình. Vì vậy tư sản ngoại quốc và phong kiến trong nước có thái độ thù địch với tư bản dân tộc, do đó tư bản dân tộc Trung Quốc phát triển rất khó khăn và chậm chạp. Trong thời gian 1904 – 1908 có 227 công ty được thành lập nhưng trong số đó chỉ có 72 doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 100.000 lạng bạc.
 
Công nghiệp dệt phát triển rất nhanh chóng, số vốn từ năm 1881 – 1895 tăng gấp 22 lần lên tới 18.047.544 [[đô la]], các nhà máy dệt chủ yếu tại Thượng hảiHải và [[Vũ Hán]] ([[Hồ Bắc]]). Tại Vũ Hán có cục dệt vải Hồ Bắc. Tại [[Thượng Hải]] có cục dệt Hoa Tân, Hoa Thịnh, nhà máy sợi Dụ Nguyên. [[Trương Kiển]] (1853 – 1926) một trong những nhà doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động công thương thời kỳ đó, mở xưởng dệt Đại Sinh ở [[Nam Thông]] ([[Giang Tô]]), các công ty khai khẩn chăn nuôi Thông Hải, công ty tàu thủy Đại Đạt, công ty bột mì Phục Tân, ngân hàng thực nghiệp Hoài Hải.
 
== Quan đốc thương biện ==