Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Việt Nam: replaced: NXB → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 503:
 
===Hiện nay===
Nhiều học giả đã nghiên cứu về nững ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Nho giáo đối với thời đại hiện nay, tập trung ở 3 mặt như<ref>Ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Bùi Quốc Hưng. Luận án tiến sỹ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2019</ref>:
*Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh văn hóa, đạo đức, ứng xử trong các mối quan hệ từ gia đình đến nhà trường, xã hội tại nhiều quốc gia đang xuống cấp nghiêm trọng, trào lưu sùng bái đồng tiền làm đảo lộn các giá trị đạo đức, việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên bị buông lỏng.
*Tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng chính quyền. Nho giáo chủ trương rằng ''“dân là gốc của nước, gốc có bền thì nước mới yên”'', nhà nước muốn vứng mạnh thì phải ''"dưỡng dân, phú dân, giáo dân"'', làm cho dân tín nhiệm, coi trọng lòng dân; khi cai trị phải kết hợp nêu gương đạo đức với sử dụng pháp luật. Ngày nay, đây vẫn là một chủ trương, đường lối trị quốc toàn diện, hợp lý.
*Tư tưởng Nho giáo có ý nghĩa tích cực trong việc đào tạo đội ngũ lao động có phẩm chất, năng lực. Nho giáo luôn nhấn mạnh nhân tố tài năng và trí tuệ của con người, khuyến khích đào tạo nhân tài là rường cột cho quốc gia, tạo ra một xã hội hiếu học, biết đánh giá con người dựa trên học vấn chứ không phải xuất thân.
 
Một số học giả cho rằng Nho giáo có tác động tích cực lên sự phát triển của nền kinh tế các nước Đông Á. Đạo đức Nho giáo đề cao sự chăm chỉ và tiết kiệm<ref name="trinhxuanthang">Nho giáo trong tiến trình hiện đại hóa ở một số nước Đông Á, Nguyễn Tiến Thư & Trịnh Xuân Thắng, tr: 39-43, Tạp chí Văn hóa</ref><ref name="Takeshi"/>. Đây có thể là nguyên nhân khiến các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Hàn Quốc và Đài Loan có tỷ lệ tiết kiệm cao<ref name="Takeshi">Takeshi Kikuchi, Japanese distribution chanels, page 5, The Haworth Press, 1994</ref> nên có thể phát triển kinh tế nhanh chóng<ref>Krugman, Paul. The Myth of Asia’s Miracle. Foreign Affairs, November – December 1994,73(6), pp. 62–78.</ref>. Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định đồng thời làm tăng vốn con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế<ref>N. Gregory Mankiw & David Romer & David N. Weil, 1992. "A Contribution to the Empirics of Economic Growth," The Quarterly Journal of Economics, Oxford University Press, vol. 107(2), pages 407-437 [https://eml.berkeley.edu/~dromer/papers/MRW_QJE1992.pdf download]</ref>. Nhìn chung chính sách kinh tế vĩ mô của các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhấn mạnh vào việc tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chú trọng giáo dục đào tạo bằng cách phân bổ nhiều ngân sách cho mục đích này, nhấn mạnh vào tiết kiệm quốc gia, tăng thặng dư ngân sách, tăng dự trữ quốc gia, chống tham nhũng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng xuất khẩu, khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập...<ref>[http://m360.sim.edu.sg/article/Pages/The-Economic-Value-of-Confucianism.aspx The Economic Value of Confucianism], Sheh Seow Wah, Today's Manager Issue 1, 2015, Singapore Institute of Management</ref>