Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại thủ ấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n interwiki
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Đại thủ ấn''' (zh. 大手印, sa. ''mahāmudrā'', bo. ''chag-je chen-po'' ཕྱག་རྒྱ་ཆེན་པོ་) là một trong những giáo pháp tối thượng của [[Kim cương thừa]] (sa. ''vajrayāna''), được truyền dạy trong tông phái [[Ca-nhĩ-cư phái|Ca-nhĩ-cư]] (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). của Tây Tạng. Trong tiếng Tây Tạng, Đại thủ ấn được hiểu là tâm ấn của sự chứng ngộ được tính Không (sa. ''śūnyatā''), của việc giải thoát khỏi [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra'') và sự thông hiểu rằng, hai mặt đó không hề rời nhau.
 
Giáo pháp này xem [[Bản Sơ Phật]] [[Phổ Hiền]] (sa. ''samantabhadra'')—hiện thân của [[Pháp thân]] (sa. ''dharmakāya'', xem [[Tam thân]])—là người đã truyền Đại thủ ấn cho vị [[Đại thành tựu]] (sa. ''mahāsiddha'') [[Đế-la-ba]] (sa. ''tilopa''). [[Đế-la-ba]] tiếp tục truyền cho [[Na-lạc-ba]]. [[Mã-nhĩ-ba]] (bo. ''marpa'') được chân truyền giáo pháp này và mang về Tây Tạng chỉ dạy cho [[Mật-lặc Nhật-ba]] (bo. milaraspa''milarepa'' མི་ལ་རས་པ་). Phép tu Đại thủ ấn bắt đầu bằng tu [[Chỉ (Phật giáo)|Chỉ]] (sa. ''śamatha'') và lấy đó làm căn bản để biến chuyển mọi kinh nghiệm thành sự trực ngộ tính Không. Có người xem Đại thủ ấn như “Thiền” Tây Tạng. Ngoài phép tu thông thường, người ta còn lưu truyền phép tu “đặc biệt” của Na-lạc-ba với tên [[Na-lạc lục pháp]] (Sáu giáo pháp của Na-lạc-ba, bo. ''nāro chödrug'' ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་).
Truyền thống Tây Tạng xem xét phép Đại thủ ấn dưới ba khía cạnh: [[Kiến (Phật giáo)|kiến]] (sa. ''darśana''), tu (sa. ''bhāvanā'') và hành (sa. ''caryā'').
#Kiến được định nghĩa là tri kiến nhận ra rằng thể tính đích thật của tâm là sự thống nhất giữa tính Không và Tịnh quang, là ánh sáng rực rỡ thanh tịnh. Mỗi hiện tượng đều mang dấu ấn đặc biệt này.