Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự thành lập của Roma”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 30:
Hơn nữa, trong tác phẩm trào phúng của mình có tên là "Các Caesar", [[Julianus (hoàng đế)|hoàng đế Julianus]] đã mô tả một cuộc tranh luận giữa các vị cựu hoàng đế La Mã và [[Alexandros Đại đế]] đã được mời đến để làm một khách mời đặc biệt dưới sự chứng kiến của các vị thần và Alexandros đã nói rằng: "Ta biết rằng bản thân những người La Mã các ngươi là hậu duệ của người Hy Lạp,..."<ref>[http://www.attalus.org/translate/caesars.html Julian : The Caesars, 324]</ref>
==Niên đại==
Người La Mã cổ đại nhớ chắc chắn về ngày thành lập của Roma: Ngày 21 tháng 4, ngày diễn ra lễ hội thiêng liêng của thần [[Pales]], nữ thần của những người chăn cừu, vào ngày này họ tổ chức lễ hội ''Par ilia'' (hoặc ''Palilia''). Tuy nhiên họ lại không biết hoặc không chắc chắn về năm thành lập của thành phố; đây là một trong những lý do họ thích xác định năm của họ theo từng [[chấp chính quan La Mã|chấp chính quan]] đương chức thay vì sử dụng công thức A.U.C. hoặc [[Ab Urbe Condita]]. Các tác giả cổ đại đã đưa ra một số niên đại và [[Dionysios của Halicarnassos]] đã ghi lại chúng: Sử gia người Hy Lạp là [[Timaeos (sử gia)|Timaeos]], một trong những tác giả đầu tiên viết một tác phẩm lịch sử mà nhắc đến cả người La Mã, tuyên bố rằng Roma được thành lập trước kỳ [[Thế vận hội]] đầu tiên 38 năm tức là vào năm 814/3 TCN; [[Quintus Fabius Pictor]], người La Mã đầu tiên viết lịch sử dân tộc mình bằng tiếng Hy Lạp, tuyên bố rằng Roma được thành lập vào năm đầu tiên của kỳ Thế vận hội lần thứ 8 tức là vào năm 748/7 TCN; [[Lucius Cincius Alimentus]] tuyên bố rằng Roma được thành lập vào năm thứ 4 của kỳ Thế vận hội thứ 12, tức là năm 729/8 TCB; và [[Cato Già]] tin rằng Roma được thành lập 432 năm sau cuộc [[chiến tranh thành Troia]], theo Dionysios thì nó tương đương với năm đầu tiên của kỳ Thế vận hội lần thứ 7 tức là vào năm 752/1 TCN.<ref>Dionysius of Halicarnassus, Roman Antiquities 1.74</ref>
 
==Chú thích==