Khác biệt giữa bản sửa đổi của “John Crawfurd”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Gặp Lê Văn Duyệt: từ vựng, replaced: giành cho → dành cho using AWB
Dòng 81:
Ngày 1 tháng 9 năm 1822, sứ đoàn được viên quan gốc [[Người Pháp|Pháp]] Monsieur Diard dẫn đi tham quan thị trấn Saigun. Thị trấn gọi là Saigun [<nowiki/>[[Chợ Lớn]]] thực ra nằm cách chỗ ở của quan Tổng trấn tới 3 dặm. Nó nằm bên một con sông nhỏ [<nowiki/>[[Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé|Tàu Hủ]]], tàu thuyền có thể đi tới Kamboja. Nhà cửa rải rác trên đường từ thành trì [<nowiki/>[[Thành Gia Định|Gia Định]]] và dinh Tổng trấn tới Saigun. Về phụ nữ ở Sài Gòn, Crawfurd cho biết họ phải trả tiền khi đi đò ngang, trong khi đàn ông thì được miễn phí do theo lệnh vua, tất cả đàn ông là tôi tớ của ngài. Điều này cũng giống như ở khu vực Menam ([[Băng Cốc|Bangkok]]). Phụ nữ ở đây [Saigun] đẹp và chỉ có phụ nữ tham gia buôn bán ngoài chợ. Rất nhiều nhà cửa lợp ngói thay vì lợp lá. Nhà của [[Người Hoa tại Việt Nam|người Hoa]] khang trang và họ rất mến khách. Họ đã định cư ở Saigun qua nhiều thế hệ và rất có trật tự. Người Hoa ở Saigun có số lượng vào khoảng 3-4 nghìn. Họ có nhiều đền miếu và đa phần theo kiểu [[Quảng Đông]].<ref name=":2" />
[[Tập tin:Bản đồ Gia Định 1815.jpg|nhỏ|Bức bản đồ việt hóa Gia Định năm 1815 do [[Trần Văn Học]] vẽ.]]
Ngày 2 tháng 9, đoàn hơn 30 người của Crawfurd được dẫn đi gặp Tổng trấn [[Lê Văn Duyệt]], Crawfurd và một số người được chở bằng năm con voi. Nơi tiếp khách trong thành Phiên An quá đơn sơ nếu so với chỗ của người Hoa. Người Việt Nam có tục tiếp khách trên mấy cái bàn thấp (bộ ván ngựa), trải chiếu hoa lên trên, quan lớn thì ngồi hàng đầu, quan nhỏ ngồi lần lượt phía sau. Ở giữa sảnh đường là một bộ bàn hơi cao hơn mấy cái khác, giànhdành cho quan Tổng trấn. Đoàn của Crawfurd được mời ngồi ghế, bên phải quan Tổng trấn. Ngồi bên trái quan Tổng trấn là vị Phó tổng trấn [<nowiki/>[[Trương Tấn Bửu (tướng)|Trương Tấn Bửu]]], vị quan già khoảng 70 tuổi trông đáng kính và đẹp lão.<ref>Đại Nam liệt truyện (tập 02, nxb Thuận Hóa), trang 312 ghi: "Năm [Minh Mạng] thứ 2 (1822), [Trương Tấn Bửu] lại làm Phó tổng trấn ở Gia Định, Bửu vào bệ kiến từ biệt vua..."</ref>
 
Quan Tổng trấn nghe đồn là một [[Hoạn quan|thái giám]], nhưng không công khai, ông ta không có râu; tuy nhiên, người Việt dù có thích để râu thì không quá rậm rạp. Tiếng nói của quan Tổng trấn nhỏ nhẹ và khá giống giọng nữ nhưng không dễ nhận ra. Lúc này, vị Tổng trấn đã 58 tuổi, vẻ mặt sôi nổi và thông minh, ông ta hơi thấp bé và gầy, nhưng hoạt bát và không thấy cơ thể bị khuyết tật gì. Có điều, ông ta đã rụng khá nhiều răng. Ông ấy cũng ăn mặc giản dị với bộ đồ lụa và chiếc khăn quấn đầu màu đen. Crawfurd tặng quà cho Tổng trấn, ông ấy từ chối, rất khác biệt với các vị quan tham lam ở Xiêm. Một lần nữa, vị Tổng trấn lại đòi hỏi phải có thư của vua Anh gửi cho vua Việt, bởi vì chỉ có vua mới gửi thư cho vua. Nếu chỉ có thư của Toàn quyền Ấn Độ [một vị quan] thì ông ấy chỉ giúp chuyển nó cho vị quan Tượng binh [Mandarin of Elephants], người kiêm nhiệm Ngoại giao ở Huế. Quan Tổng trấn thậm chí còn không mở thư của Toàn quyền Hastings ra xem mà chỉ nhờ sơ qua phong bì rồi trả lại Crawfurd. Ngoài ra, vị Tổng trấn còn mời đoàn Crawfurd xem một buổi biểu diễn đấu nhau giữa [[voi]] và [[Hổ|cọp]]. Crawfurd được tặng [[trâu]], [[Chi Lợn|heo]], gà vịt, heo quay.. đổi lại, Crawfurd bí mật tặng quan Tổng trấn thuốc súng.