Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ăn mòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
 
== Ăn mòn hóa học ==
Ăn mòn hóa học là quá trình xảy ra do [[phản ứng hóa học]] của kim loại với môi trường xung quanh. Ăn mòn hóa học xảy ra khi kim loại tiếp xúc với khí khô hoặc chất lỏng không phải là chất điện li. Ăn mòn hóa học là quá trình không sinh ra dòng điện (do không có sự dịch chuyển electron giữa các kim loại). Sản phẩm của quá trình ăn mòn hóa học được tạo thành ngay chỗ kim loại tiếp xúc với môi trường, dưới dạng màng mỏng. Lớp màng mỏng này có thể ngăn trở quá trình khuếch tán của nguyên tử kim loại hoặc tác chất gây ăn mòn xuyên qua. Lớp màng mỏng này có ý nghĩa quyết định đến việc vật liệu có bị ăn mòn hay không. Nếu lớp màng mỏng này ngăn cản sự khuếch tán và tránh sự tiếp xúc của kim loại với môi trường, thì quá trình ăn mòn hóa học sẽ dừng lại.
 
Ví dụ, nguyên tử đồng (Cu) khi tiếp xúc với sulfur dioxide có trong không khí, sẽ tạo thành hợp chất brochantite CuSO<sub>4</sub>.3Cu(OH)<sub>2</sub> dưới dạng gỉ đồng. Lớp gỉ đồng màu xanh này giúp kim loại tránh tiếp xúc với không khí và từ đó quá trình ăn mòn bị dừng lại.<ref>{{Chú thích sách|title=Corrosion: Metal/Environment Reactions|last=L L Shreir|first=|publisher=Newnes|year=2013|isbn=1483164101|location=|pages=5}}</ref>
 
[[Tập tin:Galvanic corrosion of aluminum and steel in seawater.jpg|thumb|Ăn mòn điện ly của nhôm. Một tấm hợp kim nhôm dày 5mm được kết nối với một hỗ trợ kết cấu thép nhẹ dày 10mm. Ăn mòn điện ly xảy ra trên các tấm nhôm được tán cùng với tấm thép. Tấm nhôm bị ăn mòn thủng trong vòng 2 năm.<ref>[http://www.corrosionclinic.com/types_of_corrosion/galvanic_corrosion.htm Galvanic Corrosion]. Corrosionclinic.com. Truy cập 2012-07-15.</ref>]]
 
==Ăn mòn ganvani ==
Ăn mòn ganvani <ref>Sén, T. X. (2006). Ăn mòn và bảo vệ kim loại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trang 13.</ref> (hay còn gọi là ăn mòn tiếp xúc <ref>Lê Liên, T. H. Ăn mòn và phá hủy vật liệu kim loại trong môi trường khí quyển nhiệt đới Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, 50(6), 795-823.</ref>) xảy ra khi hai [[kim loại]] khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc thông qua dòng điện, cùng được nhúng trong một dung dịch [[điện phân]], hoặc khi hai kim loại giống nhau cùng tiếp xúc với dung dịch điện phân có nồng độ khác nhau. Trong một cặp kim loại như vậy, kim loại hoạt động hơn ([[anode]]) bị ăn mòn với tốc độ nhanh và các kim loại ít hoạt động hơn ([[cathode]]) bị ăn mòn với tốc độ chậm. Khi bị nhúng vào các dung dịch điện li khác nhau, thì tốc độ ăn mòn ở mỗi kim loại sẽ khác nhau.