Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.232.119.117 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Olttt555ggg
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 338:
 
== Nhân khẩu==
Sau khi Đại Minh thành lập và thống nhất Trung Hoa, [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương thi hành chính sách "hưu dưỡng sinh tức" (phục hồi và phát triển), nông nghiệp thời kỳ [[Nhà Nguyên|Mông-Nguyên]] vốn chịu sự phá hoại từ chiến tranh nay khôi phục ở mức độ lớn, những năm Hồng Vũ tiến hành khẩn hoang vùng đất phía bắc [[Hoài Hà]][[Tứ Xuyên]] trên quy mô lớn, nhân khẩu do vậy tăng trưởng ổn định. Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), toàn quốc có 63 triệu người, trong đó 61,75 triệu người thuộc dân hộ, 3,25 triệu người thuộc quân hộ. Bắc ngũ tỉnh ([[Bắc Bình]], [[Sơn Tây]], [[Sơn Đông]], [[Hà Nam]], [[Thiểm Tây]]) có 17,55 triệu nhân khẩu, chiếm 27% toàn quốc; trong đó Sơn Đông là đông dân nhất với 5.462.850 người, kế đến là Sơn Tây (3.790.760 người), Hà Nam (2.825.300 người), Thiểm Tây (2.646.450 người), Bắc Bình (2.619.500 người). Trung ngũ tỉnh ([[Kinh Sư]], [[Chiết Giang]], [[Giang Tây]], [[Hồ Quảng]], [[Tứ Xuyên]]) có 33,8 triệu người, chiếm 52% toàn quốc; trong đó Nam [[Trực Lệ]] có 11.291.460 người, mật độ nhân khẩu cao nhất là ở lực vực Tô Nam Thái Hồ với tổng số 6.320.300 người và đạt 220 người/km²; tiếp đến là Chiết Giang tỉnh với 9.959.270 người; Giang Tây có 7.260.000 người, Hồ Quảng có 4.318.420 người, Tứ Xuyên có 1.314.260 người. Nam ngũ tỉnh ([[Phúc Kiến]], [[Quảng Tây]], [[Quảng Đông]], [[Vân Nam]], [[Quý Châu]]) có tổng cộng 10,40 triệu người, chiếm 16% toàn quốc.<ref name="明朝農業">{{chú thích sách zh|title=《中國古代經濟簡史》|chapter=第五章 〈封建社會唐(後期)宋遼金元的經濟〉|publisher=復旦大學|year=1982年|pages=第154頁-第165頁}}</ref>
 
Nhân khẩu triều Minh đạt đỉnh cao vào hậu kỳ, song các học giả bất đồng về thời gian và số lượng cụ thể. [[Dịch Trung Thiên]] nhận định vào thời Minh mạt toàn quốc có trên 60 triệu người,<ref>{{chú thích sách zh|title=《帝国的终结》|pages=第254页|author=易中天|publisher=复旦大学出版社|date=2007年11月}}</ref> [[Hàn Văn Lâm]][[Tạ Thục Quân]] nhận định năm 1626 thì Đại Minh đạt đỉnh cao về nhân khẩu, với khoảng 99,873 triệu người,<ref>{{chú thích sách zh|title=《中国人口史》|pages=第376页|author=赵文林、谢淑君|publisher=人民出版社|date=1988年}}</ref> Vương Dục Dân nhận định vào những năm Vạn Lịch (1573-1620) thì nhân khẩu triều Minhd dạt mức tối đa, nhân khẩu thực tế là từ 130-150 triệu người;<ref>{{chú thích sách zh|title=《中国历史地理概论》|pages=第109页|author=王育民|publisher=人民教育出版社|edition=1988年9月第一版,1990年6月第一次印刷}}</ref> [[Cát Kiếm Hùng]] nhận định vào năm 1600 triều Minh thực tế có 197 triệu dân, vào thời đỉnh cao là sát 200 triệu người;<ref>{{chú thích sách zh|title=《中国人口发展史》|pages=第241页|author=葛剑雄|publisher=福建人民出版社|date=1991年}}</ref> [[Tào Thụ Cơ]] nhận định nhân khẩu triều Minh lên đến đỉnh cao vào năm 1630 với nhân khẩu thực tế là khoảng 192,51 triệu người, sang năm 1644 thì số nhân khẩu thực tế giảm còn khoảng 152,47 triệu người;<ref>{{chú thích sách|title=《中国人口史》(第四卷)明时期|pages=第452页|author=曹树基|publisher=复旦大学出版社|date=2000年9月| 《中国人口史》共六卷,由葛剑雄教授主编}}</ref> nhà kinh tế học [[Anh Quốc]] [[Angus Maddison]] thì nhận định vào năm 1600 nhân khẩu thực tế của triều Minh đạt khoảng 160 triệu người.<ref>{{chú thích sách|title=《世界经济千年史》|pages=第27页|author=英国经济学家 安格斯•麦迪森 著|others=伍晓鹰 许宪春 叶燕斐 施发启 译|publisher=北京大学出版社|edition=2003年11月第一版}}</ref>
 
Cuối năm năm Gia Tĩnh thời [[Minh Thế Tông]], các loại cây trồng cao sản đến từ [[châu Mỹ]] bắt đầu được truyền bá đến Trung Quốc (tiêu biểu là [[ngô]]), trở nên phổ biến tại những vùng có mật độ dân cư cao nhất như Giang-Chiết hay Lĩnh Nam. Đặc biệt là qua Vạn Lịch trung hưng, nhân khẩu tăng trưởng nhanh và ổn định, có học giả ước tính thì đạt đến mức chưa từng có là 150 triệu người, phân bổ vẫn không đổi. Từ Sùng Trinh thứ 11 (1640) thời [[Minh Tư Tông]] đến năm Thuận Trị thứ 7 (1650) thời [[Thanh Thế Tổ]], do chiến tranh cùng mất mùa và dịch bệnh nên số người tử vong gia tăng, đặc biệt là bùng phát dịch hạch và hạn hán ở phương bắc, quân [[Bát kỳ]] Mãn Thanh đánh chiếm, tiến hành giết hại và buộc [[người Hán]] phải di dân để đề phòng họ phản kháng, khiến nhân khẩu giảm thiểu rất nhiều, chưa bằng một nửa so với trước đó, riêng phương bắc giảm xuống chỉ chưa bằng 20%.<ref name="明朝經濟">{{chú thích sách|author=姜公韜|title=《中國通史 明清史》|chapter=第七章 五百年社會文化的掠影|page=第119頁-第126頁|isbn=9787510800627|publisher=九州出版社|date=2010-1}}</ref>
 
Kế tục triều Nguyên, triều Minh phân cư dân thành "dân hộ", "quân hộ", "tượng hộ", những người làm thủ công nghiệp nhập tượng tịch. Tượng tịch và quân tịch có địa vị thấp hơn so với dân tịch, không được ứng thí, đồng thời phải kế thừa nghề của đời trước. Việc thoát khỏi hộ tịch ban đầu là khó khăn, cần phải được Hoàng đế đặc chỉ phê chuẩn.