Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: . → ., NXB → Nhà xuất bản (11), Phật Giáo → Phật giáo, Thể Thao → Thể thao (2), của của → của using AWB
Dòng 27:
Trong dân gian, Quan Vũ thường được xem là anh em kết nghĩa với [[Lưu Bị]] và [[Trương Phi]], và là người đứng đầu trong số [[Ngũ hổ tướng (Tam Quốc diễn nghĩa)|Ngũ hổ tướng]] của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, [[Trương Phi]], [[Triệu Vân]], [[Mã Siêu]] và [[Hoàng Trung]]. Thực tế, các tài liệu lịch sử không có ghi chép về việc [[Lưu Bị]], Quan Vũ và [[Trương Phi]] từng làm lễ kết nghĩa (chỉ ghi rằng họ có quan hệ rất thân thiết, ''"ân tình như anh em"''); chức danh Ngũ hổ tướng cũng chỉ là hư cấu (tuy nhiên đúng là Quan Vũ đã được phong làm Tiền Tướng quân, chức vụ cao nhất trong quân đội Thục Hán).<ref name=":0">Thục thư (Quan Vũ truyện) chỉ viết "Tiên chủ (Lưu Bị) cùng hai người (Quan, Trương) ngủ cùng giường, tình thân như huynh đệ", không có ghi chép gì về việc "kết nghĩa anh em". ''Trương Phi truyện'' chỉ viết: Phi nhận Vũ làm anh, không có Lưu Bị. Danh hiệu "Ngũ Hổ Tướng" cũng không có trong sử sách, ngoài việc [[Trần Thọ (sử gia)|Trần Thọ]] trong [[Tam Quốc Chí]] đã xếp 5 người vào chung trong quyển 6 của Thục Thư là "Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện" (trên thực tế chức tước của Triệu Vân không bằng 4 người kia).</ref>
 
Quan Vũ là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, ''"sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ"''<ref name="ReferenceE">Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 614</ref> "có tài và có nghề"<ref name=":1" />, nhưng "thiếu đầu óc chính trị và nhãn quan chiến lược"<ref name=":3" />, "hữu dũng vô mưu"<ref name=":2" /> Về tính cách, ông có nhược điểm là kiêu căng ngạo mạn, "thích mắng chửi người khác", "phóng túng, ngây thơ",<ref name=":1" /> làm được "đại hiệp giang hồ" chứ không làm nổi "đại soái";<ref name=":3" /> nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được dân gian coi là một biểu tượng của những đức tính ''"Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục"''.
 
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực [[Đông Á]], hình tượng '''Quan Công''' (關公) đã được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ [[nhà Tùy]] ([[581]]-[[618]]), tiểu thuyết hóa trong [[Tam quốc diễn nghĩa]] ([[thế kỷ 14]]) của [[La Quán Trung]], được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như [[kịch]], [[chèo]], [[tuồng]] v.v... và sau này là [[phim điện ảnh|phim ảnh]], với những chiến tích (cả có thật lẫn [[hư cấu]]) và phẩm chất đạo đức được đề cao. Hơn 500 năm sau khi chết và chỉ được thờ trong các miếu cô hồn ở địa phương, vào năm [[782]], Quan Vũ được [[Đường Đức Tông]] đưa vào Võ miếu; sau đó lại được các hoàng đế [[nhà Tống]], [[nhà Nguyên]], [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] phong tước, phong đế, được thờ cúng ở nhiều nơi. Nhờ [[Thanh Thái Tổ]] là [[người hâm mộ]] [[tiểu thuyết]] [[Tam quốc diễn nghĩa]],<ref name="NDT3Q"/> vào [[thế kỷ 17]] ông được các [[hoàng đế]] [[nhà Thanh]] (1636–1912) tôn vinh là ''Võ thánh'' (ngang với ''Văn thánh'' [[Khổng Khâu]]). Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có 1 điện thờ riêng tại [[Đế vương miếu]] (được [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng tài năng và tận trung nhất qua các triều đại), và phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây [[thanh long yển nguyệt]] đao và/hoặc cưỡi [[ngựa Xích Thố|ngựa xích thố]].
Dòng 109:
:Trong [[tiểu thuyết]] ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'', [[nhà văn]] [[La Quán Trung]] miêu tả nhân vật Tào Tháo cúi người quỳ gối xuống, tự tay cột lại giày cho [[nhân vật]] Quan Vũ trước mặt ba quân khiến Quan Vũ vừa bối rối vừa vô cùng cảm động. Sau đó, Tào Tháo không chỉ ban tặng mỹ nữ, rượu ngon, bạc vàng tơ lụa, mà ngay cả con ngựa Xích Thố mà Lã Bố cưỡi khi xưa cũng được Tào Tháo tặng cho Quan Vũ, nhưng Vũ vẫn có ý muốn rời đi. Tháo không những không tức giận mà càng thêm kính trọng.
 
[[Tam quốc chí]] viết: Tào Công thấy Vũ là người hùng tráng, muốn tỏ ý lưu lại lâu dài, mới bảo Trương Liêu dò hỏi ý Quan Vũ. Vũ thở dài nói: "''Ta biết Tào Công đãi ta rất hậu, nhưng ta đã chịu hậu ân của của Lưu tướng quân, thề cùng sống chết, chẳng thể bội ước. Ta thà chết chứ chẳng ở lại được, ý ta muốn lập công để báo ơn Tào công rồi sẽ ra đi.''"
 
Phó Tử viết: Liêu sợ Thái Tổ (Tào Tháo) giết Vũ, than thở rằng: "''Tào Công là chúa ta; Vũ là anh em của ta''", nhưng đành phải báo lại. Thái tổ nói: "''(Vũ) thờ chúa không quên gốc, thật là nghĩa sĩ thiên hạ vậy''."
Dòng 217:
Tháng 7 năm [[219]], Quan Vũ giao cho [[My Phương]] giữ [[Giang Lăng]], [[Sĩ Nhân]] giữ thành Công An, còn mình khởi đại quân bắc phạt đánh Tào Tháo, đem theo con trai trưởng là [[Quan Bình]]. ''Thục ký'' viết: Vũ ban đầu xuất quân vây Phàn thành, mộng thấy có đàn lợn cắn vào chân, mới nói nhỏ với Bình rằng: “''Ta nay tuổi đã cao, như thế ắt nay đi chẳng thể trở về!''”
 
:Về việc tại sao Quan Vũ lại một mình kéo quân đi đánh Tương-Phàn, và đây là chủ ý của ai ([[Lưu Bị]], [[Gia Cát Lượng]], hay bản thân Quan Vũ) [[Tam quốc chí|chính sử]] không ghi rõ, và các nhà sử học của [[Trung Quốc]] thời nay có rất nhiều tranh cãi. Trương Tác Diệu trong ''Lưu Bị truyện'' cho rằng đây là Quan Vũ làm theo "gợi ý" của Lưu Bị và Gia Cát Lượng, nhưng hai người này lại không có phối hợp hay hỗ trợ gì, để Quan Vũ tự lo liệu, dẫn đến thất bại. Hà Tư Toàn trong ''Tam Quốc sử'' lại cho rằng đây là tự ý Quan Vũ làm, Lưu Bị đã không ra lệnh nhưng cũng không phản đối hay ngăn cản. Lã Tư Miễn trong ''Tần Hán sử'' cho rằng đây là Quan Vũ phối hợp với chiến dịch Hán Trung của Lưu Bị, nhưng ra quân quá sớm khi mà quân Lưu Bị chưa kịp về. Dịch Trung Thiên thì cho rằng đây là Quan Vũ muốn nhân lúc Lưu Bị [[Trận Hán Trung (217-219)|chiến thắng ở Hán Trung]], nói dễ nghe thì là "muốn thừa thắng xông lên để giành thêm thắng lợi", nói khó nghe thì là "tham lam không biết lượng sức", "đánh giá sai tình huống".<ref>'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010) Tập 2, trang 86-88</ref>
:Tác giả Trần Tiến trên báo Thể Thaothao & Văn Hóa cho rằng việc Quan Vũ tấn công Tương - Phàn còn xuất phát từ động thái của quân Tào Tháo. Trước đó, Tào Tháo đã phái [[Tào Nhân]] đến đóng quân ở Phàn Thành, có ý đồ tấn công Giang Lăng, nên Quan Vũ muốn "tiên phát chế nhân", thừa lúc đại quân Tào Tháo chưa tập hợp mà ra tay trước để tấn công, bẻ gãy nhuệ khí của địch. Nếu thành công có thể nối liền Kinh - Ích, tiến thêm một bước trong Long Trung đối sách, nếu thất bại Vũ vẫn hoàn toàn có thể lui về Giang Lăng cố thủ, chờ đợi sự chi viện từ phía Thục.<ref>http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/mot-tam-quoc-ky-4-phong-vu-kinh-chau-nuoc-co-bac-phat-cua-quan-vu-972464.html</ref>.
 
Đại quân của Quan Vũ vây hãm thành [[Tương Dương (thành cổ)|Tương Dương]], sau đó lại vây đánh Phàn (樊) thành. Tào Tháo nghe tin, sai [[Vu Cấm]] dẫn quân đi cứu Tương-Phàn.
Dòng 230:
Tháng 8 năm [[219]], mùa thu, trời đổ mưa lớn hơn 10 ngày,<ref name="BDT"/> sông [[Hán Thuỷ]] dâng cao, tràn bờ gây ra lũ lụt. Nước sông mênh mông, dưới chân Phàn thành ngập sâu "năm sáu trượng".<ref name="BDT"/> Quân Tào đóng đồn ở phía bắc Phàn thành bị nước dìm chết gần hết, số ít bỏ chạy thoát. Quan Vũ dùng thủy quân Kinh Châu tấn công. [[Vu Cấm]] cùng chư tướng trèo lên chỗ cao, nước lũ bao quanh không còn chỗ trốn, đành đầu hàng.<ref>[[Tam quốc chí]] - Vu Cấm truyện</ref>
:Trong [[tiểu thuyết]] ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'' của [[nhà văn]] [[La Quán Trung]] có tình tiết [[hư cấu]] rằng [[nhân vật]] Quan Vũ dùng mưu kế khơi dòng nước tạo ra lũ lụt. Thực tế, theo các nhà nghiên cứu lịch sử người [[Trung Quốc]] Dịch Trung Thiên và Hà Tư Toàn thì đây chỉ là [[thiên tai]]<ref name="DTTTT"/> và Quan Vũ đã biết lợi dụng thời cơ tấn công<ref name="DTTTT">'''Dịch Trung Thiên''', ''Phẩm Tam Quốc'', Tập 2, trang 77: Tam quốc chí - Quan Vũ truyện chỉ nói “Thu, mưa lớn, Hán Thủy ngập tràn, Cấm cùng Thất quân bị dìm”, không nói Quan Vũ đã khơi nước, càng không nói Quan Vũ đã biết trước có lũ lụt. Tư trị thông giám cũng không nói như vậy. Sự thực, cái gọi là “nước dìm Thất quân” chỉ là thiên tai, Quan Vũ thừa cơ tấn công, kết quả Vu Cấm bị bắt và hàng phục, Bàng Đức bị bắt nhưng vẫn giữ nghĩa.</ref> nếu không có lũ lụt thì chưa chắc Vũ đã thắng nổi Vu Cấm, Bàng Đức.<ref>'''Dịch Trung Thiên''', ''Phẩm Tam Quốc'', Tập 2, trang 88: Hà Tư Toàn trong ''Tam quốc sử'' cho rằng quân của Quan Vũ, tiếng là đông đảo hùng mạnh, nhưng thực tế lực lượng có hạn. Nếu không có trận lũ giúp sức, thì e cũng không thể hàng phục Vu Cấm, chém đầu Bàng Đức.</ref>
:Theo tác giả Trần Tiến trên báo Thể Thaothao & Văn Hóa thì: đây là trận lũ bất thường nên bọn [[Tào Nhân]], [[Mãn Sủng]] dù đã ở đây lâu năm cũng không thể lường trước được, khiến quân của Vu Cấm rơi vào nạn lụt. Còn Quan Vũ bằng cách nào đó đã "tiên liệu được" và lợi dụng cơ hội đó để phá địch. Tháng 7 Quan Vũ phát động tấn công, vây lấy Tương Dương - Phàn Thành, có thể kế hoạch của Quan Vũ là dựa vào thời tiết đầu thu nhiều mưa để hạn chế kỵ binh của quân Tào, đồng thời lợi dụng ưu thế thủy quân Kinh Châu, nhưng trời mưa quá lớn đã ban cho ông một cơ hội còn lớn hơn dự tính. Do vậy, Quan Vũ thắng trận không hẳn là chỉ nhờ may mắn.<ref>https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/mot-tam-quoc-ky-5-phong-vu-kinh-chau-tuong-phan-chi-chien-n20181217084608436.htm</ref>
 
[[Bàng Đức]] cùng tướng sĩ trốn lũ trên đê, chống trả quyết liệt từ sáng đến trưa,<ref name="BDT"/> rồi cùng một tướng khác đi thuyền nhỏ định về trại [[Tào Nhân]], nhưng thuyền bị lật.<ref name="BDT"/> Đức bị rơi mất cung tên, bám vào thuyền trôi theo dòng nước lũ, cuối cùng bị bắt.<ref name="BDT"/> Bàng Đức đứng thẳng không chịu quì;<ref name="BDT"/> Quan Vũ dụ hàng Đức, bị ông chửi mắng rằng:<ref name="BDT"/>
Dòng 259:
Quan Vũ cho quân đóng trại ở Vi Đầu (圍頭), lại lập thêm đồn ở Tứ Trủng (四冢). Từ Hoảng giương đông kích tây, phao tin đánh trại Vi Đầu của Vũ, nhưng kỳ thực lại đánh đồn Tứ Trủng. Quan Vũ mắc mưu nên bị thua to, đồn Tứ Trủng sắp vỡ, Vũ phải đích thân dẫn năm nghìn quân ra đánh, bị Từ Hoảng đánh lui, bỏ chạy. Hoảng đuổi theo phá tan quân Thục, binh sĩ bị rơi xuống sông [[Hán Thủy]] chết rất nhiều, Phàn Thành được giải vây<ref>Trần Thọ. Tam Quốc Chí, quyển 17 - Trương Nhạc Vu Cấm Trương Từ truyện (Từ Hoảng truyện)</ref>
 
Theo các nhà nghiên cứu Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, thì lúc này thủy quân của Quan Vũ vẫn chiếm cứ Miến Thủy, [[Tương Dương (thành cổ)|Tương Dương]] vẫn bị bao vây (quân của Từ Hoảng không có thủy quân nên không đánh tiếp được). Nhưng khi nghe tin [[Giang Lăng]] thất thủ, Quan Vũ lập tức dẫn binh quay về Nam, trên đường nhiều lần sai người đi do thám tin tức.<ref>'''Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân''', Tướng soái cổ đại Trung Hoa (NXBNhà xuất bản Thanh Niên 2002) Tập 1, Trang 635, 636</ref>
 
Tào Tháo không thừa thắng truy kích. Theo nhà nghiên cứu Dịch Trung Thiên, không phải vì nhân từ hay nghĩ tình cũ, mà chỉ muốn ngồi nhìn hai hổ đấu với nhau. Tào Tháo tin rằng Tôn Quyền đã mài dao từ lâu, tất sẽ không buông tay bỏ cuộc, và dự liệu đó là hoàn toàn chính xác.<ref>'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010), Tập 2, trang 81-82</ref>
 
=== Bị Đông Ngô đánh úp Kinh Châu ===
Dòng 267:
Về phía [[Đông Ngô]], người chủ hòa với phe Lưu Bị là Lỗ Túc đã mất. [[Lã Mông]] lên thay, khuyên Tôn Quyền đánh chiếm Kinh Châu. Lúc mới nhậm chức, Mông gửi thư cho Quan Vũ, lời lẽ nhún nhường, khiến Vũ khinh nhờn. Sau đó Lã Mông lại giả xưng bệnh nặng, tiến cử [[Lục Tốn]] là người có tài nhưng chưa có tiếng kế vị. Tôn Quyền vờ phát hịch gọi Mông về, khiến Quan Vũ tưởng thật, lơ là phòng bị Đông Ngô, đã rút bớt quân Kinh châu điều đi đến Phàn Thành.<ref name="ReferenceD"/>
 
Khi Quan Vũ mới được thêm mấy vạn hàng quân của [[Vu Cấm]] thì thiếu lương thực, nên cướp kho lương ở Tương Quan (湘關) của Đông Ngô. [[Tôn Quyền]] nghe chuyện, liền lệnh cho Lã Mông phát binh tập kích Quan Vũ.<ref>[[Tam quốc chí]], ''Ngô Thư'' - ''Lã Mông Truyện'': . Ngụy sai Vu
Cấm cứu đất Phàn, Vũ bắt hết bọn Cấm, thu mấy vạn người ngựa, lại vì
lương thiếu bèn tự đến lấy gạo ở Tương Quan. Quyền nghe tin, đi ngay, sai
Mông đi phía trước. (魏使於禁救樊,羽盡擒禁等,人馬數萬,託以糧乏,擅取湘關米。權聞之,遂行。先遣蒙在前)</ref><ref>'''Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân''', Tướng soái cổ đại Trung Hoa (NXBNhà xuất bản Thanh Niên 2002) Tập 1, Trang 634</ref> Lã Mông đến Tầm Dương, giấu hết quân tinh nhuệ ở trong khoang thuyền, cho mặc áo trắng của [[lái buôn]], chèo thuyền đi gấp ngày đêm đến đồn canh phòng mà Quan Vũ đặt ở bên sông, bắt trói hết quân ở đồn ấy nên Vũ vẫn không hay biết gì. Lã Mông tiếp tục kéo quân đến Nam Quận.<ref name="ReferenceD">[[Tam quốc chí]], ''Ngô Thư'' - ''Lã Mông Truyện''.</ref>
 
==== My Phương, Sĩ Nhân hàng Ngô ====
Dòng 284:
 
=== Hai cha con bị bắt giết ===
Sau khi bị [[Từ Hoảng]] "đánh tơi bời"<ref>'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010), Tập 2, trang 81.</ref> và bị [[Lã Mông]] lấy mất Kinh Châu, Quan Vũ đã cùng đường, nói theo ''Lưu Bị truyện'' của [[Trương Tác Diệu]] là “''đã mất địa bàn, lại mất tướng sĩ, mất cả lòng dân''”, chỉ còn đường chết.<ref name="DTT83">'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010), Tập 2, trang 83.</ref>
 
Tháng chạp năm 219, Tôn Quyền sai người dụ hàng ông. Trong tình thế bị quân Ngô truy kích, Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên một mặt giả vờ [[đầu hàng]], sai một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn mình dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng men theo đường núi để thoát khỏi vòng vây của Tôn Quyền để tới Ích châu hoặc Hán Trung (địa bàn của Lưu Bị).
Dòng 306:
Lâm Thư, Chương Hương, Giáp Trạch là các địa danh ở gần nhau.
 
Dịch Trung Thiên đưa ra lý giải là: [[Phan Chương]] và [[Chu Nhiên]] nhận lệnh đi ngăn đường phục kích Quan Vũ. Phan Chương lấy Lâm Thư làm quân doanh, sau đó cho quân đi mai phục ở Giáp Thạch. Giáp Thạch ở về phía tây bắc Chương Hương, sau khi bộ tướng là Mã Trung bắt được Quan Vũ ở Chương Hương đã áp giải Vũ về quân doanh ở Lâm Thư. Lúc này, lệnh của Tôn Quyền cũng vừa tới: "giết Quan Vũ", và Phan Chương đã hành quyết Quan Vũ ở Lâm Thư.<ref>'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010) Tập 2, trang 84-85</ref>
 
==== Tôn Quyền nộp thủ cấp, Tào Tháo hậu táng ====
Dòng 330:
 
=== Quá trình được phong thánh ===
Theo [[giáo sư]] [[tiến sĩ]] người [[Hà Lan]] Barend Ter Haar, một nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc của [[Đại học Hamburg]] và tác giả sách ''Guan Yu: The Religious Afterlife of a Failed Hero'' (ISBN 9780198803645), "sự nghiệp tâm linh kiếp sau" của Quan Vũ bắt đầu với giai đoạn là một "con ma đói"<ref>Nguyên văn của tác giả là "hungry ghost", dịch nghĩa là "ma đói".</ref> được dân địa phương lập miếu thờ để cầu an, qua mấy trăm năm trắc trở đến thời [[nhà Đường]] thì được "phong thánh" trở thành "Quan Công", được đưa vào miếu thờ của [[Phật Giáogiáo]]. Đến thời [[nhà Tống]], "Quan Công" được đưa vào nghi lễ cúng bái [[trừ tà]] của [[Đạo Giáo]], rồi đến thời [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]], được phong làm "Quan Thánh", "Quan Đế".
 
==== Miếu cô hồn ở địa phương ====
Dòng 368:
Cuối cùng, vua [[Hàm Phong]] phong cho Quan Vũ là "Phu Tử", trở thành "Võ thánh" sánh ngang với Văn thánh [[Khổng Phu Tử]]. Từ một viên tướng có thành tích không quá nổi bật, hai lần bị bắt rồi bị giết, hơn một ngàn năm sau, nhờ các câu chuyện dân gian, tiểu thuyết ''Tam Quốc Diễn Nghĩa'', và được các vua chúa triều nhà Nguyên, [[nhà Minh|Minh]], [[nhà Thanh|Thanh]] sử dụng làm hình mẫu tuyên truyền lòng trung thành trong dân chúng, cuối cùng Quan Vũ trở thành "Quan Thánh Đế Quân", đánh bật cả [[Khương Tử Nha]] và 10 vị danh tướng thời trước ra khỏi Võ miếu (từ thời [[nhà Thanh]] chỉ còn thờ mỗi Quan Vũ).
 
Sau khi [[nhà Thanh]] và chế độ [[phong kiến]] sụp đổ, hình tượng "Quan Công", "Quan Thánh" tiếp tục được dân gian sùng bái, từ thợ cắt tóc, thương nhân, đến [[Hội Tam Hoàng]].<ref name="24h.com.vn"/> Theo thống kê, ngày nay Quan Công là người có số lượng miếu thờ nhiều nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Dịch Trung Thiên, tác giả sách ''Phẩm Tam Quốc'' thì người thời [[Tam Quốc]] có ba loại hình tượng: hình tượng lịch sử (trong [[Tam quốc chí|chính sử]]), hình tượng văn học (trong [[Tam quốc diễn nghĩa|tiểu thuyết]]) và hình tượng dân gian (trong giai thoại);<ref>'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010), Tập 1, trang 17</ref> và theo nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc Barend Ter Haar thì hình tượng Quan Công được thờ cúng ở đây là "hình tượng văn học và dân gian", hầu như chẳng giống gì với Quan Vũ trong lịch sử.<ref>'''Barend Ter Haar, Guan Yu: The Religious Afterlife of a Failed Hero''' (ISBN 9780198803645)</ref>
 
== Gia đình và hậu duệ ==
Dòng 394:
== Nhận định ==
Sử gia [[Trần Thọ (sử gia)|Trần Thọ]], tác giả bộ chính sử ''[[Tam quốc chí]]'' có đánh giá về Quan Vũ được đời sau ghi nhận là công bằng:
:''Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy''.<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 614<name="ReferenceE"/ref>
 
Trong Tam quốc chí, chú giải của [[Bùi Tùng Chi]] ghi rằng: ''"Xưa, [[Trương Phi]] hùng tráng uy mãnh, chẳng kém gì Quan Vũ, mưu thần nước Nguỵ là [[Trình Dục]] khen Quan Vũ và Trương Phi là vạn người khó địch. Vũ khéo đối xử với sĩ tốt mà kiêu ngạo với đại sỹ phu, Phi yêu kính người quân tử mà không thương xót kẻ tiểu nhân."''
Dòng 421:
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng [[Hoàng Trung]] làm Hậu tướng quân.<ref>Hai chức vụ cao nhất trong quân đội</ref> Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung thì không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. [[Phí Vĩ]] phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới gác lại chuyện này và thụ phong.
 
:Về việc này, sử gia Dịch Trung Thiên cho rằng cách hành xử của [[Gia Cát Lượng]] và [[Phí Vĩ]] đã quá "nuông chiều" Quan Vũ, gây ra "tác dụng phụ" biến Quan Vũ thành "đứa trẻ hư vì được nuông chiều" với hai đặc điểm: phóng túng và ngây thơ, nên mới phạm sai lầm trong xử lý quan hệ giữa ta với kẻ thù hoặc bè bạn. Vì phóng túng nên mới phát động chiến tranh Tương- Phàn; vì ngây thơ nên mới bị [[Lã Mông]] và [[Lục Tốn]] lừa. Ngoài ra "đứa trẻ hư" Quan Vũ còn có đặc điểm là thích mắng chửi người khác.<ref name=":1">'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010) Tập 2, trang 90</ref> Dịch Trung Thiên đánh giá sự ngang bướng kiêu ngạo của ông đã tạo ra nhiều sơ hở trước kẻ thù, và với tính cách ấy Quan Vũ chỉ có thể là một “đại hiệp” hành tẩu trượng nghĩa nơi [[giang hồ]], không thể trở thành “đại soái” giành giật ở [[Trung Nguyên]].<ref name=":3">'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010) Tập 2, trang 91</ref>
 
Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để quân Ngô chiếm mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa "nhận" 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại muốn giao hảo, thế nhưng Quan Vũ lại khinh miệt, mắng nhiếc Quyền. Việc năm lần bảy lượt xúc phạm Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm, khiến Tôn Quyền để [[Lã Mông]] đánh úp khi Quan Vũ đang bận viễn chinh, dẫn đến cái chết sau này của ông.<ref name="ReferenceB"/> Trương Tác Diệu trong ''Lưu Bị truyện'' chê Quan Vũ là người "hữu dũng vô mưu", tự cầm quân một mình thì dẫn đến thất bại.<ref name=":2">'''Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc''' (NXBNhà xuất bản CAND 2010) Tập 2, trang 86</ref>
 
Theo Dịch Trung Thiên, từ lúc theo Lưu Bị chinh chiến, lúc nào Quan Vũ cũng được cho phụ trách một cánh quân riêng, cho thấy hẳn ông phải có "tài". Quan Vũ là người phương Bắc, vừa đến miền Nam ([[Kinh Châu]]) đã nắm được cách chỉ huy thủy quân, rõ ràng là có "nghề". Tuy nhiên, cũng Dịch Trung Thiên cho rằng Quan Vũ có năng lực, có hiểu biết về một mặt nào đó, nhưng "không có đầu óc chính trị", "không có nhãn quan chiến lược", lúc trước không giữ nổi một thành nhỏ (như Hạ Phì), về sau càng không đủ sức giữ nổi mảnh đất chiến lược như Kinh châu.<ref name=":3"/>