Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tương lai của Trái Đất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
'''Tương lai của Trái Đất''' về mặt sinh học và địa chất có thể được ngoại suy dựa trên việc ước lượng những tác động trong dài hạn của một số yếu tố, bao gồm thành phần hóa học của bề mặt Trái Đất, tốc độ nguội đi ở bên trong của nó, những [[Nhiễu loạn (thiên văn)|tương tác trọng lực]] với các vật thể khác trong [[hệ Mặt Trời]], và sự tăng dần lên trong [[độ sáng của Mặt Trời]]. Nhân tố bất định trong phép ngoại suy này là ảnh hưởng liên tục của những công nghệ mà loài người phát minh ra, chẳng hạn như [[kỹ thuật khí hậu]],<ref name=aree25_245/> có khả năng gây ra những thay đổi lớn tới Trái Đất.<ref name=Mooney/><ref name=pnas104_31/> [[Tuyệt chủng Holocen|Sự kiện tuyệt chủng Holocen]] đang diễn ra<ref name=pnas98_1/> là hậu quả của công nghệ{{sfn|Myers|2000|pp=63–70}} và những tác động của nó có thể kéo dài tới năm triệu năm.{{sfn|Reaka-Kudla|Wilson|Wilson|1997|pp=132–133}} Từ đó, công nghệ có khả năng sẽ dẫn đến [[tuyệt chủng|sự tuyệt chủng]] của [[loài người]], để hành tinh quay trở lại nhịp độ tiến hóa chậm hơn chỉ nhờ vào những quá trình tự nhiên diễn ra một cách lâu dài.<ref name=bostrom2002/><ref name=geo2_3_113/>
 
Giữa những khoảng thời gian dài tới hàng trăm triệu năm, các sự kiện vũ trụ ngẫu nhiên có khả năng đe dọa tới [[sinh quyển]] của Trái Đất trên quy mô toàn cầu và thậm chí gây [[tuyệt chủng hàng loạt]]. Chúng bao gồm những sự va chạm với [[sao chổi]] hoặc [[tiểu hành tinh]] có bán kính từ {{convert|5|–|10|km|mi|abbr=on}} trở lên, và một vụ nổ [[siêu tân tinh]] xảy ra trong vòng bán kính 100 [[năm ánh sáng]] tính từ Mặt Trời (được gọi là [[siêu tân tinh]] gần [[Trái Đất]]). Các sự kiện địa chất quy mô lớn khác thì dễ dự đoán hơn. Nếu bỏ qua tác động lâu dài của sự [[ấm lên toàn cầu]], [[Chu kỳ Milankovitch|học thuyết Milankovitch]] dự đoán rằng Trái Đất sẽ tiếp tục trải qua các [[thời kỳ băng hà]] ít nhất là cho đến khi [[Thời kỳ băng hà#Kỷ băng hà Đệ tứ|kỷ băng hà Đệ tứ]] kết thúc. Điều này là kết quả của [[độ lệch tâm quỹ đạo]], [[độ nghiêng trục quay]] và [[tiến động]] của quỹ đạo Trái Đất.<ref name=cc79/> Trong chu kỳ biến đổi của các [[siêu lục địa]] (chu kì siêu lục địa) đang tiếp diễn, hoạt động kiến tạo mảng có khả năng sẽ tạo nên một siêu lục địa sau 250–350 triệu năm. Trong khoảng 1,5–4,5 tỉ năm tới, độ nghiêng trục quay của Trái Đất có thể sẽ bắt đầu thay đổi một cách hỗn loạn với độ chênh lệch lên tới 90° so với hiện tại. Ngoài những sự kiện vụ trụ ngẫu nhiên phi sự sống như thiên thạch, siêu tân tinh,... có khả năng đe dọa đến sự sống trên Trái Đất ra thì còn có một sự kiện vụ trụ khác liên quan đến sự sống đó là Trái Đất sẽ bị một dạng sự sống khác bên ngoài hành tinh xâm chiếm (mọi người thường hay gọi là người ngoài hành tinh) thông qua sự xuất hiện của một vài vật thể bay không xác định ([[Vật thể bay không xác định|UFO]]).
 
Trong suốt 4 tỉ năm tới, độ sáng của [[Mặt Trời]] sẽ ngày càng tăng lên, làm gia tăng lượng [[Bức xạ Mặt Trời|phóng xạ Mặt Trời]] ảnh hưởng tới Trái Đất. Điều này đẩy nhanh tốc độ [[phong hóa]] của các [[khoáng vật silicat]], làm giảm hàm lượng [[cacbon điôxít]] trong khí quyển. Trong vòng khoảng 600 triệu năm, hàm lượng {{chem|C|O|2|link=cacbon điôxít}} sẽ là không đủ để các [[Thực vật C3|thực vật C<sub>3</sub>]] tiếp tục [[quang hợp]]. Mặc dù một số các thực vật khác sử dụng phương pháp [[Thực vật C4|cố định cacbon C<sub>4</sub>]] vẫn có thể quang hợp với hàm lượng {{chem|C|O|2|link=cacbon điôxít}} thấp tới 10 phần triệu, trong dài hạn toàn bộ thực vật vẫn sẽ không thể sống sót. Sự tuyệt chủng của thực vật, thành phần chủ chốt trong [[chuỗi thức ăn]] trên Trái Đất, cũng sẽ làm cho hầu hết các loài động vật diệt vong.<ref name=mj2012/>