Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tenzin Gyatso”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: them the loai using AWB
n replaced: . → ., ; → ;, Phật Giáo → Phật giáo (3), Thế Giới → Thế giới, Nghệ Thuật → Nghệ thuật (2), Văn Phòng → Văn phòng, Hướng Dẫn → Hướng dẫn, tháng 11, 19 → tháng using AWB
Dòng 4:
|tiêu đề = [[Đạt-lại Lạt-ma]] thứ 14
|hình = [[File:Dalailama1 20121014 4639.jpg|300px]]
|tại vị = {{nowrap|17 tháng 11, năm 1950 – hiện tại}}
|tiền vị = [[Thubten Gyatso]]
|kế vị =
Dòng 30:
[[File:14th Dalai Lama early days (cropped).jpg|nhỏ|Tenzin Gyatso hồi nhỏ]]
 
Sư chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc [[Tây Tạng]] vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân.<ref name=li-bell>Vào lúc Tenzin Gyatso sinh ra, Taktser là một thành phố thuộc tỉnh [[Thanh Hải]] và do [[Mã Lân (quân phiệt)|Mã Lân]], một quân phiệt liên minh với [[Tưởng Giới Thạch]] và được [[Trung Quốc Quốc dân Đảng]] bổ nhiệm là người lãnh đạo Thanh Hải. Xem Thomas Laird, ''The Story of Tibet. Conversations with the Dalai Lama'', Grove Press: New York, 2006 ; Li, T.T. "''Historical Status of Tibet''", Columbia University Press, p. 179; Bell, Charles, "''Portrait of the Dalai Lama''", p. 399; Goldstein, Melvyn C. Goldstein, ''A history of modern Tibet'', pp. 315–317</ref> Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lại Lạt ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Sư được thừa nhận là Đạt-lại Lạt-ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là [[Hóa thân (Phật giáo)|Hóa thân]] của [[Thubten Gyatso|Đạt-lại Lạt-ma thứ 13]], cũng là hiện thân của [[Bồ Tát]] [[Quán Thế Âm]], hiện thân của lòng từ bi.
 
Theo truyền thống của [[người Tây Tạng]], Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là '''Hộ Tín''', "Người bảo vệ đức tin", '''Huệ Hải''', "Biển lớn của trí tuệ", '''Pháp vương''', "Vua của Chánh Pháp", '''Như ý châu''', "Viên bảo châu như ý"...
Dòng 45:
Đạt-lại Lạt-ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của [[Phật giáo Tây Tạng]] là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo (''Doctorate of Buddhist Philosophy'') ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, Sư đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.
 
Trước đó Sư phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (''logic'') văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (''Culture & Tibetan Art''), [[Tiếng Phạn|Phạn ngữ]] (''sanskrit''), [[Y học]] (''medicine''), [[Triết học Phật giáo]] (''Buddhist philosophy''). Riêng môn [[Phật giáo|Phật học]] này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]] (sa. ''prajñāpāramitā''), Trung quán (sa. ''mādhyamika''), Giới luật (sa. ''vinaya''), [[A-tì-đạt-ma]] và Lượng học (sa. ''pramāṇa'') . Và các môn học phụ khác là: biện luận (''dialetics''), thi ca (''poetry''), [[âm nhạc]] (''music'') và [[kịch nghệ]] (''drama''), thiên văn (''astrology''), văn phạm (''metre and phrasing'').
 
Vào ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt-lại Lạt-ma 14 đảm nhận trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (''head of the State and Government'') sau khi có khoảng 80.000 quân lính của [[Trung Quốc]] tấn công vào Tây Tạng.
Dòng 51:
Năm 1954, Sư đã đến [[Bắc Kinh]] để thương thuyết hòa bình với chủ tịch [[Mao Trạch Đông]] và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm [[Chu Ân Lai]] và [[Đặng Tiểu Bình]]. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả.
 
Cuối thập niên 50, tại miền Đông Tây Tạng, dân chúng đã đứng lên kháng cự mạnh mẽ phản đối chính quyền Trung Quốc. Sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình này đã bị [[quân đội Trung Quốc]] trấn áp quyết liệt. Trong thời kì [[Đại nhảy vọt]], đã có khoảng 200.000 đến 1 triệu người Tây Tạng chết và khoảng 6 nghìn chùa chiền bị phá hủy tại vùng đất này.
 
Để tránh sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc, 80.000 người dân Tây Tạng cùng với Đạt-lại Lạt-ma 14 vượt qua [[Himalaya|dãy Hy Mã Lạp Sơn]] đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm 1959. Thời điểm đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng và Dalai Lama. Ấn Độ có tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề biên giới, vì vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng.
Dòng 92:
Việc kế nghiệp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là một vấn đề tế nhị khi ngài ngày càng lớn tuổi và sức khỏe suy giảm. Nhiều người Tây Tạng sợ rằng cái chết của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, người đã sống lưu vong tại Ấn Ðộ kể từ khi trốn thoát một cuộc nổi dậy bất thành chống chế độ Trung Quốc vào năm 1959, có thể tạo ra một khoảng trống lãnh đạo mà Bắc Kinh có thể lợi dụng để siết chặt nắm tay của họ. Người Tây Tạng lưu vong đã bầu vị thủ tướng đầu tiên của họ vào năm 2001.
 
Vị thủ tướng lúc này, ông [[Samdhong Rinpoche]], một nhà sư Tây Tạng và là một học giả Phật Giáogiáo, đã phục vụ hai nhiệm kỳ, và Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thường nói ngài ở trong tình trạng "nửa về hưu" trong tư cách một lãnh tụ tinh thần, khi yêu cầu ông Rinpoche cầm đầu trong việc giao tiếp với người Tây Tạng. "Với cuộc bầu cử diễn ra mỗi năm năm, bất kể vị Ðạt Lai Lạt Ma có đó hay không, hệ thống chính trị lưu vong sẽ vẫn an toàn, ổn định và có thể tồn tại lâu dài," ngài nói trong đoạn phim được phát ngày 20/6.
 
=== Hợp tác toàn cầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế ===
Dòng 110:
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc [[Mã Triều Húc]] nói chuyến đi này "một lần nữa cho thấy con người thật của ông ta là chống Trung Quốc". Tuy nhiên, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói rằng lời cáo buộc này là vô căn cứ" và ngài chỉ tìm cách khuyến khích các giá trị tôn giáo, hòa bình và hòa hợp. "Cuộc viếng thăm của tôi nơi đây không có tính cách chính trị," ngài nói sau khi vừa đến nơi vào sáng 8 tháng 11.
 
Ðối với dân chúng ở Tawang, cuộc viếng thăm này có vẻ hoàn toàn có tính cách tôn giáo. Hai bên đường trong thị trấn rợp cờ và biểu ngữ chào mừng Ðạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn người đứng ngoài bầu trời lạnh lẽo gió mạnh để tham gia vào các buổi cầu nguyện và thuyết giảng Phật Giáogiáo của ngài. Người hành hương lũ lượt kéo đến nơi này bằng đủ mọi cách, chen chúc nhau trên các xe vận tải hay đi bộ mất mấy ngày trên đường mòn ngoằn ngoèo ở dãy Hymalaya để được nghe tiếng nói của người mà họ cung kính coi là Phật sống. Chính quyền địa phương, có khoảng 25.000 người hiện diện, dựng lên một khu lều cho người hành hương, trong khi các khách khác vào ở nhờ trong các tu viện và nhà khách.
 
Tawang là nơi sinh sống của bộ lạc Monpa, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với thủ phủ [[Lhasa]] ở Tây Tạng. Vị Đạt-lại Lạt-ma đời thứ sáu đến từ nơi này hồi [[thế kỷ 17]] và Trung Quốc lo ngại rằng nếu vị Đạt-lại Lạt-ma kế tiếp xuất hiện ở khu vực này thì sẽ ra ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Dòng 157:
# Thế giới Phật giáo Tây Tạng, khái quát về triết lý và thực hành (''THE WORLD OF TIBETAN BUDDHISM, An Overview of Its Philosophy and Practice'', Xb 1999);
# Đạo Đức Thiên Niên Ki Mới (''Ethics for the new millennium'', xb tháng 8 năm 1999);
# Nghệ Thuậtthuật của Hạnh Phúc: Sổ tay cho cuộc sống (''The Art of Happiness: A Handbook for Living'', xb tháng 9 năm 1999);
# Trí Huệ Luận (''The Dalai Lama's Book of Wisdom'', xb tháng 4 năm 2000);
# Biến đổi Tâm (''Transforming the Mind'', xb tháng 5 năm 2000);
Dòng 165:
# Luận về Từ Bi và Bác Ái (''The Dalai Lama's Book of Love and Compassion'', xb tháng 10 năm 2001);
# Những lời Khuyên của Thích-Ca-Mâu-Ni (''Advice from Buddha Shakyamuni'', xb tháng 7 năm 2002);
# Cốt Tủy của Hạnh Phúc: Sách Hướng Dẫndẫn cho Cách Sống (''The Essence of Happiness: A Guidebook for Living'' xb tháng 7 năm 2002);
# Đường Dẫn tới sư Yên Tĩnh: Trí huệ hàng ngày (''The Path to Tranquility: Daily Wisdom '', xb tháng 8 năm 2002);
# Tỉnh Thức Luận (''The Dalai Lama's Book of Awakening'', xb tháng 2 năm 2003);
# Nghệ Thuậtthuật của Hạnh Phúc trong Công Việc (''The Art of Happiness at Work'', xb tháng 8 năm 2005);
# Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử: Sự Hội Tụ của Khoa Học và Tâm Linh (''The Universe in a Single Atom: The Convergence of Science and Spirituality'', xb tháng 9 năm 2005);
# Để Thấy được Thực Sự Chính Mình (''How to See Yourself As You Really Are'', xb tháng 12 năm 2006);
Dòng 197:
* Roger Hicks & Ngakpa Chogyam (1984): ''Great Ocean, An Authories Biography of the Buddhist Monk Tenzin Gyatso His Holiness The 14th Dalai Lama'', Element Books, Great Britain.
* Tenzin Gyatso Dalai Lama (1998): ''Freedom in Exile'', Snow Lion Publications, New York.
* Thich Nguyen Tang: ''Phật Giáogiáo Khắp Thế Giớigiới'', http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-datlailatma.html
== Liên kết ngoài ==
{{commonscat|Tenzin Gyatso, 14th Dalai Lama}}
* [http://dalailama.com/ Trang WEB của Văn Phòngphòng của Dạt-Lai Lạt-Ma] – trang WEB có nhiều bài giảng pháp được viết hay thu âm bằng Anh ngữ và Tạng ngữ
* [http://www.tuvienquangduc.com.au/Danhnhanthegioi/43dalailama-anhhuong.html Ảnh hưởng của đức Dalai Lama đối với những nhân vật nổi tiếng (Thích Quảng Bảo dịch ra tiếng Việt)]
* [http://quangduc.com/a22229/duc-dat-lai-lat-ma-vi-su-gia-cua-hoa-binh Đức Dạt Lai Lạt Ma, vị sứ giả của hòa bình] (của [[Thích Nguyên Tạng]])
* [https://www.youtube.com/watch?v=POm4gusZa6U Đức Đạt Lai Lạt Ma bị gọi là Kẻ Độc Tài Hồi Giáo? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt]
 
 
{{Các vị Đạt-lại Lạt-ma}}
Hàng 218 ⟶ 217:
[[Thể loại:Người Thanh Hải]]
[[Thể loại:Người liên quan đến quyền lợi động vật]]
 
 
[[Thể loại:Người ủng hộ bất bạo động]]