Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lễ hội Bình Đà”

n
clean up, General fixes, replaced: →
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n clean up, General fixes, replaced: →
Dòng 7:
 
== Địa điểm ==
Hàng năm, lễ hội [[Bình Đà]] được tổ chức ở khu di ti tích quốc gia [[Đền Nội Bình Đà]] và Đình Ngoại thờ [[Linh Lang]] Đại vương (xã [[Bình Minh, Thanh Oai|Bình Minh,]], huyện [[Thanh Oai]], Hà Nội); nhằm tưởng nhớ công lao của tiền nhân và giáo dục truyền thống lịch sử, “uống"uống nước nhớ nguồn”nguồn" cho cộng đồng.
 
== Hoạt động trong những ngày lễ hội ==
Dòng 35:
Làm lễ Nhật luân nhập tịch kì phước. Từ sáng sớm, nhân dân Thôn Đìa tổ chức rước lễ vào Đền Nội, ban hành lễ cử hành tế lễ rồi rước lễ ra Đình Ngoại. Buổi chiều, các dòng họ, quan khách, các nhóm và cá nhân cùng nhau rước lễ, dâng hương, cấu phúc, cầu an. Tổ chức các trò chơi dân gian như cờ người, đập niêu, bắt vịt, đấu vật... và các giải đá bóng....
 
=== Ngày Mồng Ba Tháng Ba ===
Tiếp tục làm lễ Nhật luân nhập tịch kì phước. Từ sáng sớm, nhân dân Thôn Quyếch, tăng ni phật tử Chùa Gã, Chùa Âm, Miếu Ông cử hành rước lễ dâng lên [[Đền Nội Bình Đà thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân|Đền Nội]], ban hành lễ cử hành tế lễ rồi rước lễ ra Đình Ngoại.
 
Dòng 73:
Ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch là ngày chính hội, giờ khắc đã điểm, sau một hồi trống chiêng, bánh thánh được rước đi ra giếng Ngọc, bánh được để trong đài đậy kín và vải đỏ phủ kín đài bánh, kiệu rước bánh có lọng, tàn, quạt hầu hai bên. Mọi người yên lặng thành kính, chậm rãi bước tới sát mép nước. Nhạc trống chiêng cùng phường bát âm reo vui đưa đám rước tới bên giếng. Tại đây trong lòng giếng Ngọc đã quây sẵn một khung để thả bánh thánh trong đó. Mọi người ai cũng tò mò theo dõi hình thù chiếc bánh ra sao, kể cả hai vị chủ tế, hai vị quan trọng nhất đại diện cho làng, chưa ai được trực tiếp nhìn thấy chiếc bánh có hình thù, màu sắc như thế nào, họ chỉ được cảm nhận qua lớp vải bọc chiếc bánh thánh khi họ bóp bánh và thả bánh xuống giếng Ngọc, mỗi chiếc bánh thánh được thả xuống ông chủ tế đều phải đọc một câu thần chú đặc biệt, để bánh thánh chìm xuống giếng Ngọc ra được với thủy cung.
 
Chiếc bánh thánh thả tại giếng Ngọc mang rất nhiều ý nghĩa, thả bánh xuống đó như là vật lễ tế 100 người con của quốc tổ Lạc Long Quân và Âu Cơ theo cha mẹ khai phá những miền đất mới. Lễ hội cổ truyền Bình Đà được tổ chức hàng năm thể hiện niềm tin, nhớ về nguồn cội dân tộc. Tất cả người dân Bình Đà đều tin Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Đức Thành hoàng Linh Lang Đại Vương sẽ phù hộ cho dân làng, cầu cho con người bình yên, mạnh khỏe, sống lâu, lúa tốt, của nhiều, muôn đời sung sướng. Và con người Bình Đà luôn nghĩ tới sự hài hòa Âm Dương, hòa hợp con người với vũ trụ, biểu hiện ở quan niệm “thiên"thiên thời – địa lợi – nhân hòa”hòa" để hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống.<ref>{{Chú thích web|url=http://nguoithanhoai.vn/lich-su-van-hoa/truyen-thuyet-le-hoi-lang-binh-da-646.aspx?pi=3|tiêu đề=Truyền thuyết lễ hội BÌnh Đà}}</ref>
 
== Hội pháo Bình Đà ==
Dòng 83:
 
=== Giá trị văn hóa – tín ngưỡng ===
Lễ hội [[Bình Đà]] hàm chứa hàng loạt biểu tượng văn hóa, khởi nguồn truyền thống “uống"uống nước nhớ nguồn”nguồn", tri ân tới “Đức"Đức Quốc Tổ”Tổ" người có công với dân với nước với làng xóm quê hương. Hàng loạt các biểu tượng văn hóa được phục dựng, các lớp lang văn hóa bản địa, những dấu vết của tín ngưỡng văn hóa cổ, nghi lễ, tục hèm, tập quán.. dung hợp văn hóa tín ngưỡng qua hàng nghìn năm trở thành đỉnh cao của truyền thống nhân văn, minh triết Việt Nam.
 
=== Giá trị nghệ thuật, xã hội – nhân văn ===
Kiến trúc nghệ thuật ở Đền Nội, Đình Ngoại có nhiều bảo vật, cổ vật có giá trị di sản văn hóa đặc sắc và độc đáo. Bức phù điêu giá tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân với nhiều lớp hình ảnh được trạm khắc, truyền ngôn: ''Dài 2,8 mét, rộng 2,2 mét, 5 tầng; đầu 20 vị quan văn mặc áo thụng, tay cầm hốt, đầu đội mũ cánh chuồn; 16 vị quan võ cân đai bố tử hung dũng, quắc thước, cầm long đao; 18 thị nữ áo dài nếp mỏng mềm mại dâng hòm sớ với cờ quạt, tàn, tán, ô, lọng; có voi, ngựa và nhóm dân binh đội mâm dâng hoa quả; dòng nước mênh mang hiện lên những con thuyền rồng cong mũi đang rẽ sóng lao nhanh; từng thuyền rồng các cặp đôi hai hàng trai tráng, mình trần khỏe mạnh, gò mình mải miết tay chèo; nổi bật chiếm phần tư diện tích là chân dung tượng Lạc Long Quân ngự trên ngai vàng, đầu đội vương miện chạm lưỡng long chầu nguyệt, khoác áo hoàng bào vóc dáng bệ vệ, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, thể theo 36 quý tướng nhà Phật.. toát lên đầy đủ cảnh sinh hoạt thuộc về triều đại Hùng Vương. Tục truyền, bức phù điêu được khởi dựng từ thời nhà Đinh, khi Đinh Tiên Hoàng lên làm vua đã cho xây đền Thượng tại Phong Châu để thờ các vua Hùng với mỹ tự “Hùng"Hùng Vương sơn nguyên Thánh Tổ, người đã giao cho Hoàng hậu Đan Gia và Đinh Quốc công Nguyễn Bặc đặc trách, cùng với Bộ Lễ tuyển các thợ giỏi để chế tác bức phù điêu này”này"''. Ngày 1/4 Nhâm Thân 1032, vua Lý Thái Tông mở lễ hội Tịch Điền ở Đỗ Động Giang (Bình Đà), vua hiến Sắc suy tôn Lạc Long Quân là Khai Quốc Thần "''Lý triều hiến sắc/ Thánh Tổ tiên vương/ Nhất bào bách noãn/ Sinh hạ bách thần/ Hộ quốc cứu dân/ Vạn xuân an lạc''". Năm 1985, 1990, 1991 Đền Nội và Đình Ngoại được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa. Khu Ao sen, cây quéo, giếng ngọc (có long mạch thông với thủy cung vươn xa về tận Biển Đông), nhà bia, miếu ông, trống đồng Đông Sơn Hêgơ1, gạch hoa văn xây mộ Quốc Tổ là các chứng tích cổ. Không gian sinh hoạt văn hóa lễ hội Quốc Tổ Lạc Long Quân độc đáo, tạo ra sức mạnh cấu kết cộng đồng người Việt lan tỏa ra khỏi phạm vi làng, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cuốn hút từ nhiều vùng miền trong cả nước – Xứng đáng được tìm hiểu, nghiên cứu và vinh danh vào hệ thống Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận./.
 
== Tham khảo ==