Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội nhà Lê sơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Quân đội: Trình bày dễ nhìn hơn, không có thay đổi đáng kể về nội dung.
n clean, replaced: " → " (4), " → " (7)
Dòng 16:
 
===Chế độ trưng tập===
Năm 1465, [[Lê Thánh Tông]] cho làm hộ tịch trong cả nước. Cứ 3 năm một lần làm lại hộ khẩu gọi là "tiểu điển", 6 năm một lần gọi là "đại điển. Cứ 6 năm 1 lần, các [[xã trưởng thời Hậu Lê|xã trưởng]] mang sổ hộ khẩu của mình lên kinh đô chiếu vào viết lại trong chính thư của triều đình về số dân hiện tại trong xã<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 170</ref>.
 
Cũng định kỳ 6 năm một lần, triềc quan về địa phương dựng lập trường tuyển, sau đó duyệt tân binh. Trừ các hàng chức sắc, quan lại, các dân đinh từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký vào hộ tịch và được chia làm các bậc: tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng.
Dòng 45:
 
==== Tổ chức quân ngũ tại ngũ phủ - Ngũ quân Đô đốc phủ ====
Toàn quốc đổi từ 5 vệ quân làm 5 phủ đô đốc, gọi là [[Ngũ quân Đô đốc phủ]] (五軍都督府) với các tên gọi là Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ và Bắc quân phủ. Tất cả quân đội toàn quốc, trên danh nghĩa, đều được đặt dưới quyền điều hành của 5 phủ đô đốc. Dưới 5 phủ đô đốc là các Đô ty đặt tại các đạo. Trên danh nghĩa, mỗi đạo đặt một Đô ty để điều hành việc quân sự tại đạo và các Đô ty trực thuộc một trong 5 phủ trên do triều đình chỉ định. Nhưng thực tế, đạo có thể thuộc phủ hoặc không thuộc phủ về việc điều hành quân sự. Các đạo thuộc phủ không lập Đô ty, ngoại trừ đạo Thanh Hoa và đạo Nghệ An thuộc Trung quân phủ có Đô ty riêng. Các đạo không thuộc phủ như đạo Hưng Hóa, đạo Lạng Sơn, trên danh nghĩa do các quan Ngũ quân Đô đốc thống lĩnh quân binh, nhưng thực tế, các trưởng quan của các Đô ty tại những đạo này mới là các quan trực tiếp chỉ huy quân binh.<ref name=":4">''Tổ chức chính quyền dưới triều Lê Thánh Tông'', Lê Kim Ngân, Bộ Quốc gia Giáo dục Sài gòn, 1963 trang 79-115</ref>[[Tập tin:Tổ chức quân sự Ngũ phủ thời Lê Thánh Tông.jpg|nhỏ|Tổ chức [[Ngũ quân Đô đốc phủ]] thời Lê Thánh Tông năm 1471]]Năm 1471, năm phủ và các đạo chịu sự điều hành của phủ được tổ chức như sau:<ref name=":4" />
* Trung quân phủ: điều hành đạo Thanh Hoa (tức Thanh Hóa), Nghệ An
* Đông quân phủ: điều hành đạo Nam Sách (sau đổi là Hải Dương)
Dòng 51:
* Tây quân phủ: điều hành đạo Quốc Oai (sau đổi là Sơn Tây)
* Bắc quân phủ: điều hành đạo Bắc Giang (sau đổi là Kinh Bắc)
Các đạo còn lại như đạo Thuận Hóa, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn không trực thuộc phủ.[[Tập tin:Trung quan phu thoi Le Thanh Tong.jpg|nhỏ|Trung quân phủ thời Lê Thánh Tông năm 1471]]Tại phủ, mỗi phủ do 2 vị võ quan đồng chỉ huy là Tả Hữu Đô đốc trật Tòng nhất phẩm. Dưới là 2 quan phụ tá Đô đốc đồng tri và Đô đốc thiêm sự giúp việc. Đô đốc đồng tri là quan võ phụ tá việc binh bị trật Chánh nhị phẩm. Đô đốc thiêm sự là quan võ phụ tá việc văn thư, hành chính trật Tòng nhị phẩm.<ref name=":4" />
 
Tại các đạo lập Đô ty, dù thuộc hoặc không thuộc phủ, quan đứng đầu Đô ty là Đô Tổng binh sứ trật Chánh tam phẩm. Dưới là 2 quan phụ tá Tổng binh đồng tri và Tổng binh thiêm sự giúp việc. Tổng binh đồng tri là quan võ phụ tá việc binh bị trật Tòng tam phẩm. Tổng binh thiêm sự là quan võ phụ tá việc văn thư, hành chính trật Chánh tứ phẩm. Tại các đạo không trực thuộc phủ như đạo Thuận Hóa, An Bang, Tuyên Quang, trên danh nghĩa, các quan Ngũ quân đô đốc thống lĩnh quân binh, nhưng thực tế, các quan Đô Tổng binh sứ tại các Đô ty mới là các quan trực tiếp chỉ huy quân binh.<ref name=":4" />
 
Tại các đạo không lập Đô ty do phủ trực tiếp chỉ huy việc quân sự, như đạo Tuyên Quang, đạo Bắc Giang, đứng đầu vệ, là cấp bậc dưới phủ, là quan Tổng tri (tức Tổng binh Đồng tri) trật Tòng tam phẩm. Dưới là 2 quan phụ tá Đồng Tổng tri và Thiêm Tổng tri. Đồng Tổng tri là quan võ phụ tá việc binh bị trật Tòng tứ phẩm. Thiêm Tổng tri là quan võ phụ tá việc văn thư, hành chính trật Chánh ngũ phẩm.<ref name=":4" />
[[Tập tin:Nam quan phu thoi Le Thanh Tong.jpg|nhỏ|Nam quân phủ thời Lê Thánh Tông]]
Ngoài ra, binh lính tại hai đạo Tuyên Quang và Thái Nguyên còn nhận trách nhiệm khác là quân Phụng Trực, tức quân túc trực tại kinh đô.<ref name=":4" />
 
Thời này, trên danh nghĩa, [[Thái uý|Thái úy]] vẫn là vị tổng chỉ huy quân đội, nhưng các phủ đô đốc là các vị võ quan cao nhất lo việc cụ thể về chiến thuật, kỹ thuật, quản lý việc binh và động viên quân đội. Bộ Binh đảm nhận nhiệm vụ trên phương diện hành chính như tuyển bổ, khảo xét, chăm lo trang bị, hậu cần. Khi có chiến tranh, các phủ đô đốc nắm quyền chỉ huy chiến thuật, bộ Binh giữ trách nhiệm xếp đặt quân ngũ và tham mưu những chiến thuật căn bản.<ref name=":4" />
 
==== Quân đội ====
Quân đội tổ chức thống nhất trong toàn quân thời kỳ này gồm các vệ.
 
Quân được chia thành hai loại: quân Cấm vệ (hay thân binh bảo vệ kinh thành) và ngoại binh trấn giữ các [[Phân cấp hành chính Việt Nam thời quân chủ#C.C3.A1c.C4.91.E1.BA.A1o|đạo]].
Dòng 103:
Những cải cách quy định quân sự dẫn đến những thay đổi to lớn trong tổ chức binh chế thời Lê. Cùng xu hướng trung ương tập quyền cao, triều đình nắm độc quyền tổ chức lực lượng vũ trang và người đứng đầu là vua. Các quan lại quý tộc thời Lê hoàn toàn không có quyền tổ chức quân đội riêng như dưới thời nhà Trần.
 
Chế độ duyệt tuyển của nhà Lê ngày càng hoàn thiện và chính quy hơn trước. Quân đội được chia khẩu phần ruộng đất công của làng xã, do đó yên tâm hơn trong thời gian dài trong quân ngũ. Ngoài ra, nhà Lê vẫn áp dụng chế độ "ngụ binh ư nông" như các triều trước nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp, của cải vật chất cho xã hội. Chế độ này làm giảm người thoát ly sản xuất, khiến triều đình giảm bớt chi phí quân sự, bảo đảm cân đối giữa kinh tế và quốc phòng.
 
Nhà Lê xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh. [[Phan Huy Chú]] lý giải rằng, với chế độ tuyển quân chặt chẽ đảm bảo cho nhà Lê huy động được nhiều quân, do đó mới có số quân bộ đi đánh [[Chiêm Thành]], [[Bồn Man]] là 26-30 vạn<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 174</ref>.
Dòng 119:
 
==Tham khảo==
* Sun Laichen. "Chinese Gunpowder Technology and Đại Việt, ca. 1390-1497". ''Việt Nam Borderless Histories''. Madison, WI: The University of Wisconsin Press, 2006.
* Viện sử học (2007), ''Lịch sử Việt Nam, tập 3,'' Nhà xuất bản Khoa học xã hội
* [[Đại Việt sử ký toàn thư]]