Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạo mộ bút ký (tiểu thuyết)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 185:
Gia tộc họ Trương của [[Trường Bạch Sơn]], khởi đầu mấu chốt cho câu chuyện, là một gia tộc chiếm cứ vùng Đông Bắc Trung Quốc. Không ai rõ xuất xứ của gia tộc này, nhưng từ hơn mấy ngàn năm trước họ đã tồn tại, hiện tại mạch truyện biểu thị họ có quan hệ với bí quyết [[trường sinh bất tử]] của [[Tây Vương Mẫu]]. Qua mấy ngàn năm, họ tiếp tục duy trì thể trạng đặc biệt là trường thọ để phát triển, ảnh hưởng lịch sử đồng thời tự bành trướng ra bên ngoài bằng một mạng lưới đồ sộ.
 
Nhánh chính thống của gia tộc được gọi là '''Trương gia Bổn gia''' (張家本家), cũng gọi '''Nội tộc''' (內族). Căn cứ ''"Tạng Hải Hoa"'' quyển 1 thì thủ phủ của Bổn gia trong giai đoạn thời kỳ Dân Quốc (''trước khi Đạo mộ bút ký chính văn diễn ra'') được tọa lạc ở vùng [[núi Kim Lĩnh]], gồm 7 tòa nhà mang kiến trúc Minh–Thanh liên kết với nhau, trước sau là 13 cổng vào. Xung quanh đó còn có mấy ngôi làng đều là do những nhánhngười khácTrương củagia Bổnbên giangoài trấn giữ. Những người Trương gia bên ngoài là từ đủ loại thân phận, đa phần đều không có nghiêm khắc quản lý về nhân khẩu, tuy họ cũng có địa vị nhưng năng lực và thể chất của họ đều thua người Bổn gia, họ được gọi là '''Trương gia Ngoại tộc''' (張家外族). Vì sự chính thống có phần hà khắc, quy tắc của Bổn gia dành cho hậu nhân rất nghiêm, thậm chí là ép người thái quá, trong khi Ngoại tộc lại có phần tự do hơn cả. Ngoài ra, Bổn gia có một quy chế hà khắc khác, là người trong Trương gia phải lấy nhau, tức thực thi chế độ [[hôn nhân]] [[cận huyết]], để bảo toàn huyết thống ''"Kỳ Lân huyết"'' (麒麟血) trọn vẹn nhất, từ đó mới có thể có những người Trương gia có huyết mạch trường thọ và tạo tiền đề ra đời các Tộc trưởng tiếp theo. Tuy nhiên, việc này khiến đại đa số người Trương gia có một chứng bệnh di truyền, được gọi là '''Thất hồn chứng''' (失魂症), trong một khoảng thời gian nhất định hoặc dưới tác động nhất định màsẽ mất đi trí nhớ. Các thành viên Trương gia, cả Bổn gia lẫn Ngoại tộc, vào lúc tầm 15 tuổi sẽ trải qua một quá trình khảo nghiệm đi vào cổ mộ, để sau này có thể ra bên ngoài tự tìm thanh danh của mình, đây được gọi là '''Phóng dã''' (放野).
 
Đặc điểm chung của toàn bộ người Trương gia, không kể Bổn gia hay Ngoại tộc, chính là có tuổi thọ lâu hơn người bình thường rất nhiều, trong đó thì người Bổn gia sẽ có tỷ lệ đạt được trường thọ cao hơn Ngoại tộc, hơn nữa tuổi thọ người Bổn gia cũng cao hơn. Ngoài ra trên người họ sẽ được [[xăm]] hình xăm để biểu thị thân phận Trương gia. Người Bổn gia biểu thị huyết thống thuần khiết ''"Kỳ Lân huyết"'', nên trên ngực trái của họ sẽ có hình [[Kỳ lân]] dùng loại [[Mực (in viết)|mực]] được điều chế từ thảo dược và [[máu]] [[chim bồ câu]] theo quy trình rất đặc biệt, chỉ khi máu trong người nóng lên do sự tăng [[nhiệt độ]] cơ thể thì hình xăm này mới xuất hiện. Mà người Ngoại tộc, hoặc hậu duệ của Bổn gia với nữ thường hoặc nữ từ Ngoại tộc, đây đều là những người không bị ràng buộc bởi yêu cầu hôn nhân cận huyết, không có được huyết thống thuần khiết ''"Kỳ Lân huyết"'', do vậy trên ngực phải của họ đều có hình xăm là con [[Cùng kỳ]] (窮奇) - một lại hung thú trái ngược với Kỳ lân là thần thú. Người Trương gia nói chung có kiến thức đặc biệt về nghề trộm mộ do được rèn luyện từ nhỏ bằng các loại kĩ năng và công phu đặc biệt. Sự điêu luyện của họ về nghề trộm mộ chính là [[ngón trỏ]] và [[ngón giữa]] của bàn tay phải mỗi người đều đặc biệt dài, họ thường dùng nó để dò thám các loại cơ quan đặc biệt trong cổ mộ, hoặc những quan tài đặc biệt. Kỹ năng này sau khi được trình diễn, giang hồ tán thưởng gọi là '''Song chỉ thám động''' (雙指探洞; nghĩa là ''"Hai ngón tay dò động"'') và trở thành một đặc điểm nổi bậc của người Trương gia.