Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Lạnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa chính tả, Sửa câu cú
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 279:
Mỹ cũng thực hiện những kế hoạch tại các nước Ả Rập với nguồn dầu hỏa trù phú để các nước này không ủng hộ [[Liên Xô]] (năm 1952, cố gắng thiết lập lại chính quyền thân Mỹ).
 
Mỹ và Anh đã hậu thuẫn cho vụ đảo chính tại Iran năm 1953 nhằm lật đổ thủ tướng Mosaddegh, người đã dám giành lại quyền kiểm soát ngành khai thác dầu mỏ Iran khỏi tay các nước phương Tây. Tình báo Mỹ ([[CIA]]) chi hàng triệu USD để mua chuộc các quan chức và trả cho các băng đảng để gây bạo loạn trên đường phố Tehran. Mossadegh cuối cùng cũng bị lật đổ và vua Shah ([[Mohammed Reza Pahlevi]]) trở về nắm quyền. Với sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Anh và Mỹ, triều đình Shah trao cho phương Tây các ngành công nghiệp Iran và đàn áp phe đối lập trong tầng lớp tăng lữ [[Hồi giáo Shia]] và những người ủng hộ dân chủ. Chế độ của Shah bị nhân dân căm ghét: Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn - nếu không nói là con rối - của thế lực phi Hồi giáo phương Tây ([[Hoa Kỳ]])<ref name="Brumberg, 2001">Brumberg, ''Reinventing Khomeini'' (2001).</ref><ref name = "Shirley 1997 207">Shirley, ''Know Thine Enemy'' (1997), p. 207.</ref>, rằng văn hóa hưởng thụ Hoa Kỳ đang làm ô uế đất nước Iran; rằng chế độ của Shah quá thối nát và ngông cuồng<ref name="Mackay, 1998">Mackay, ''Iranians'' (1998), các trang 236, 260.</ref><ref name = "Harney 1998">Harney, ''The Priest'' (1998), các trang 37, 47, 67, 128, 155, 167.</ref>. Tất cả dẫn tới cuộc [[Cách mạng Hồi giáo|cách mạng Iran năm 1979]].
 
[[1957]], Eisenhower tuyên bố Chính sách Eisenhower, trong đó nói lên rằng Mỹ sẽ dùng vũ trang để "bảo vệ nền tự chủ của một quốc gia hay một nhóm quốc gia ở Trung Đông trước sự đe dọa của các thái độ thù nghịch". Tới cuối thập niên 1950, Tình báo Mỹ đã tiến hành hơn 200 chiến dịch bí mật ở nước ngoài, chủ yếu là can thiệp vào các tiến trình chính trị tại các quốc gia độc lập có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa xã hội.