Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bích họa Trường Đại học Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 40:
''Ở phía trước, các nhân vật người Pháp và người bản xứ thực hiện các động tác thể hiện các chuyên môn khác nhau mà Trường chuẩn bị cho giới trẻ: bác sĩ thú y điều trị một con bò, các nhà hóa học thực hiện phân tích, bác sĩ thực hiện việc kích thích, tiêm vắc-xin và nhổ, quan tòa đang tranh biện, luật sư đang trò chuyện, kỹ sư nông nghiệp cho nông dân thấy cách dùng chiếc máy cày hiện đại, vân vân.''}}
 
Bức tranh [[sơn dầu]] trên toan, rộng khoảng 11 mét và cao khoảng 7 mét,{{Ref label|B|b|none}} được dán trên bức tường lõm vòng cung, bên trên bục giảng của giảng đường lớn, toà nhà chính của Đại học Đông Dương - nay là hội trường Ngụy Như Kon Tum, [[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Giảng đường có chiều rộng, gần tương đương với chiều rộng bức tranh, khoảng 11 mét, dài khoảng 20 mét, cao khoảng 15 mét,{{Ref label|B|b|none}} với chính giữa có dãy ghế cao dần về phía sau, một tầng ghế thứ hai ở sau, và một tầng thứ ba có các ban công và dãy ghế phía sau. Kiến trúc của giảng đường, và của cả toà nhà, theo [[phong cách kiến trúc Đông Dương]].<ref name="laodong"/> Ở chính giữa, bên dưới bức tranh, treo bảng có dòng chữ [[la tinh]]: "''Alma Mater Ex Te Nobis Dignitas Ubertas Felicitas''" (''Đại học sẽ cho ta Nhân phẩm, sự Giàu có, Hạnh phúc''), che đi một phần bức tranh vốn được vẽ như bàn làm việc của vài nhân vật trung tâm.{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0081.jpg 74-75]}}{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0158.jpg 148-149]}}{{Ref label|C|c|none}}
Theo bức ảnh chụp tác phẩm do Alix Turolla Tardieu, cháu nội họa sĩ Victor Tardieu, lưu giữ thì trên bức tranh còn có một dòng chữ [[la tinh]] bị mất một số chữ: "''Trường Đại học mẹ vĩ đại của học vấn đã mang lại cho chúng ta Nhân phẩm, Tự do và... [từ bị mất]''".<ref name="nld"/>
 
== Phục chế ==
[[Tập tin:Wall painting at Hanoi Natural Science University - 19 Le Thanh Tong, Hanoi - Cropped.jpg|thumb|300px|Tranh tường phục chế lại, tại hội trường Ngụy Như Kon Tum, [[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.]]
Hàng 99 ⟶ 98:
 
==Lịch sử==
[[Tập tin:Phác họa Bích họa Đại học Đông Dương.jpg|thumb|300px|Bản phác thảo bích hoạ giảng đường Đại học Đông Dương, trong phối cảnh với không gian nền ở giảng đường, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở Hà Nội, hồ sơ lưu số 372, hộp số 42, có chữ ký và nét bút của Victor Tardieu.<ref name="vnu2"/><ref name="cục lưu trữ"/>]]
[[Victor Tardieu]] đoạt giải ''Prix de l’Indochine'' vào năm [[1920]] và nhận phần thưởng cho phép tác giả đến [[Đông Dương]] và mang trở về Pháp các tác phẩm hội hoạ về vùng thuộc địa này.{{sfn|Simonetti|2016|pp=5, 19}}<ref name="saigonantique">{{chú thích web|url=http://saigonantique.com/truong-cao-dang-my-thuat-dong-duong-1925-1945/|title=CUỘC HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG CỦA VICTOR TARDIEU VÀ VAI TRÒ CỦA NAM-SƠN|accessdate =ngày 3 tháng 8 năm 2020}}</ref> Ngày 2 tháng 2 năm 1921, ông đặt chân đến Đông Dương,<ref name="saigonantique"/><ref name="vnu">{{chú thích web|url=http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7886/|title=Victor Tardieu - người sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương|accessdate =ngày 3 tháng 8 năm 2020}}</ref> với dự định du hành tại xứ Đông Dương trong 6 tháng.<ref name="vnu3">{{chú thích web|url=https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N1781/Tiep-tuc-hanh-trinh-tim-hieu-ve-buc-tranh-tuong-cua-hoa-si-Victor-Tardieu.htm|title=Tiếp tục hành trình tìm hiểu về bức tranh tường của họa sĩ Victor Tardieu|author=Nguyễn Anh Thu|access-date=2020-08-04|publisher=Đại học Quốc gia Hà Nội}}</ref> Trong thời gian đầu ở Hà Nội, Tardieu được Paul Monet và Louis Marty giới thiệu hoạ sĩ [[Nam Sơn (họa sĩ)|Nam Sơn]] theo giúp đỡ và học việc.<ref name="saigonantique"/> Monet là sáng lập viên và Marty là chủ tịch danh dự của Hội quán Sinh viên An Nam (''Foyer des Étudiants annamites'') nơi Nam Sơn đang tham gia.<ref name="saigonantique"/>
 
Hàng 106 ⟶ 104:
#Vẽ một bức tranh trong đại giảng đường tầng trệt rộng 11&nbsp;[[mét|m]] cao 3,80&nbsp;m ở trên bục giảng (diện tích 41,80&nbsp;m²). Bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường với chủ đề kỷ niệm sự ra đời của Đại học Đông Dương trong đó có chân dung của những người đã sáng lập ra đại học và những người cộng sự,{{sfn|Simonetti|2016|pp=19}} tuỳ theo yêu cầu và sự chấp thuận của ngài Toàn quyền.<ref name="vnu3"/>
#Trang trí phòng Hội đồng tầng trệt bằng 4 bức tranh rộng 2,80&nbsp;m, cao 4,20&nbsp;m (diện tích 47&nbsp;m²). Những bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường, giới thiệu phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt bản xứ đại diện cho 4 nước thuộc Liên hiệp Đông Dương.<ref name="vnu3"/>
[[Tập tin:Phác họa Bích họa Đại học Đông Dương.jpg|thumb|300px|Bản phác thảo bích hoạ giảng đường Đại học Đông Dương, trong phối cảnh với không gian nền ở giảng đường, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở Hà Nội, hồ sơ lưu số 372, hộp số 42, có chữ ký và nét bút của Victor Tardieu.<ref name="vnu2"/><ref name="cục lưu trữ"/>]]
 
Victor Tardieu cam kết thực hiện trong vòng 1 năm sau khi nền tường được làm xong.<ref name="vnu3"/> Trước khi dự kiến quay lại Pháp, ông phải trình bản phác thảo để ngài Toàn quyền duyệt.<ref name="vnu3"/> Mức thù lao là 120.000 franc, cộng thêm chi phí đi lại với vé hạng nhất Paris - Hà Nội và trong xứ Đông Dương, chi phí nguyên vật liệu và hỗ trợ nhân công và dàn giáo từ nhà thầu xây dựng.<ref name="vnu3"/> Theo một báo cáo trước đó, ngày 19 tháng 5 năm 1921, phần lớn công việc dự định được thực hiện tại Pháp, nhất là bức tranh lớn ở giảng đường, và các bức vẽ sẽ được vận chuyển sang Việt Nam sau khi tòa nhà được xây xong.<ref name="vnu3"/> Bức tranh ở giảng đường dự kiến mang tên ''La France Apportant à sa Colonie les Bienfaits de la Civilisation'' (''Nước Pháp Mang cho Thuộc địa các Lợi ích của nền Văn minh'').{{sfn|Simonetti|2016|pp=19}}
 
Bức tranh tường ở giảng đường đòi hỏi nhiều công sức của hoạ sĩ. Trong bức thư gửi con trai Jean Tardieu, ngày 25 tháng 7 năm 1921, Victor Tardieu đã viết “''...và sau đó càng vẽ ra phác thảo, cha càng ý thức được về khối lượng công việc khổng lồ, không chỉ vì bức tranh vẽ theo yêu cầu mà có lẽ là để làm tốt việc này thì cần phải vẽ ngay tại đây với những người mẫu trước mắt...''"<ref name="saigonantique"/><ref name="vnu3"/> Tardieu đã quyết định ở lại Hà Nội với thời gian lâu hơn dự kiến ban đầu, để hoàn thành tác phẩm.<ref name="saigonantique"/><ref name="vnu3"/> Trong bức thư tiếp theo ngày 27 tháng 7 năm 1921, ông viết "''... 7 giờ kém 15, cha trở về mệt mỏi sau một ngày làm việc, quan sát việc nghe bệnh, một bác sĩ trẻ An Nam đang nghe bệnh cho một cô gái... Đó là hình ảnh đầu tiên, ít ra là nhóm người đầu tiên ở hàng đầu bên phải bức tranh, màu sắc thật tuyệt vời nhưng cha còn ở rất xa... Cuối cùng thì cha đã bắt tay vào công việc từ ngày hôm qua... Cha chỉ có một ý nghĩ duy nhất là phải đi ngủ, toàn thân cha đau nhức, mệt mỏi vào cuối ngày, cha trở về trên đôi chân trần. Trong bức tranh đã trở nên quá đỗi thân thiết đối với cha, chẳng có gì làm cha ngạc nhiên nữa, chính cha đã trở thành người An Nam rồi... Họ (những người An Nam) rất ham học và khoa học rất hấp dẫn đối với họ, cha sống với những sinh viên bản xứ và họ nói với cha rằng văn chương đã làm họ chán ngấy, bây giờ chỉ có khoa học là phù hợp với họ.''"<ref name="vnu3"/>
 
Toà nhà chính của Đại học Đông Dương, nơi có giảng đường dự kiến đặt tranh của Tardieu, vốn ban đầu được thiết kế bởi Charles Lacollonge<ref name="havanhue"/> và Paul Sabrié<ref name="laodong"/>, theo chỉ đạo của Adolphe Bussy<ref name="vnu3"/> với kiến trúc [[Tân cổ điển]]<ref>{{chú thích web|url=http://designs.vn/tin-tuc/ernest-hebrard-kien-truc-su-dau-tien-dem-chat-phap-vao-viet-nam_135531.html#.Xyjq2i2cYWo|title=Ernest Hébrard- Kiến trúc sư đầu tiên đem "chất Pháp" vào Việt Nam|date=2016-07-02|access-date=2020-08-04}}</ref>. Tuy nhiên, vào năm 1922, khi việc xây móng và chân công trình với gần 2.000 cọc gỗ lim đang hoàn thành, kiến trúc sư [[Ernest Hébrard]] tiếp quản công việc, cho tạm dừng việc thi công.<ref name="laodong"/> Hébrard chỉ đạo thay đổi kiến trúc, đưa các yếu tố [[Á Đông]] vào công trình, thai nghén kiểu phong cách mới, gọi là "[[phong cách kiến trúc Đông Dương"]].<ref name="laodong"/> Sự thay đổi này khiến tác phẩm của Tardieu cũng phải có những điều chỉnh.<ref name="laodong"/>
 
Với thiết kế ban đầu của toà nhà Đại học Đông Dương, từ năm 1921, Tardieu đã phác thảo một dự án trang trí toàn diện phù hợp với chủ nghĩa kinh viện.<ref name="laodong"/> Tardieu từng đề nghị sơn dòng chữ “''La France apportant à sa colonie les bienfaits de la civilisation''” (''Nước Pháp mang đến cho xứ thuộc địa những lợi ích của nền văn minh'') và đối lại “''L’Indochine faisant hommage à la France de ses richesses''” (''Đông Dương cảm phục nước Pháp vì sự giàu có'').<ref name="laodong"/> Bản phác thảo tranh tường có hình một phụ nữ thể hiện sức mạnh của nước Pháp là Marianne, trong tư thế ngồi, xung quanh có 4 Toàn quyền Đông Dương là những người đã sáng lập và phát triển Đại học Đông Dương từ năm 1906.<ref name="vnu3"/> Tuy nhiên, với sự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây trong kiến trúc mới, tác phẩm của Tardieu bố trí lại phía dưới cổng tam quan là hình ảnh tượng trưng cho sự tiến bộ (''Allégorie du Progrès'').<ref name="vnu3"/> Thay vì những chiếc cột như trong phác họa đầu tiên, các hàng chữ Hán đưa vào cổng tam quan thể hiện triết lý phương Đông, trọng tri thức và trọng dụng nhân tài là gốc của khai hóa, kết hợp tinh thần đề cao tiến bộ của tư tưởng phương Tây, tạo nên giá trị ý nghĩa mới cho tác phẩm.<ref name="vnu3"/>
 
Bản phác thảo ban đầu của bích hoạ giảng đường Đại học Đông Dương, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở Hà Nội,<ref name="vnu2"/><ref name="cục lưu trữ"/> cho thấy dự kiến lúc đầu có trổ một ô chữ nhật ở chính giữa bên dưới, dường như dành cho một cửa ra vào lớn bên dưới. Sau này kiến trúc giảng đường thay đổi, không còn ô cửa này nữa, phần trổ vào ở tranh được vẽ như bàn làm việc cho vài nhân vật trong tranh, và khi đưa vào sử dụng sau đó thì được khoả lấp bởi một bảng ghi dòng chữ [[la tinh]]: "''Alma Mater Ex Te Nobis Dignitas Ubertas Felicitas''" (''Đại học sẽ cho ta Nhân phẩm, sự Giàu có, Hạnh phúc'').{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0081.jpg 74-75]}}{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0158.jpg 148-149]}}{{Ref label|C|c|none}} Hébrard đã thay đổi thiết kế toà nhà và điều chỉnh chiềukích rộngthước của gian phòng, làm cho bức tường nơi đặt tranh sẽ có hình vòng cung.<ref name="vnu3"/> Diện tích tranh tăng từ 41,80&nbsp;m² lên 77&nbsp;m² - rộng khoảng 11,7 mét và cao khoảng 6,67 mét.{{factRef label|B|b|none}}
 
Tardieu đã sử dụng những gian nhà rộng rãi vốn được xây dựng cho nhà máy phát điện phục vụ [[Nhà Đấu xảo Hà Nội|Đấu xảo 1902]], có thời gian làm điểm chứa hàng của [[Ga Hàng Cỏ]],<ref name="kmvietnameseart"/><ref name="vnu3"/> để thực hiện bức tranh lớn 77 [[mét vuông]], bằng [[sơn dầu]] trên toan,<ref name="saigonantique"/> trong những năm [[1921]] đến [[1927]].<ref name="kmvietnameseart"/> Ban đầu Tardieu gặp vấn đề tìm kiếm người mẫu bản xứ để đưa vào tranh.<ref name="saigonantique"/> Nam Sơn đã hỗ trợ tìm người mẫu,<ref name="vnu3"/> và đôi khi tình nguyện làm mẫu cho Tardieu trong các trang phục khác nhau, như phẩm phục, triều phục hoặc nông phục.<ref name="saigonantique"/><ref name="hanoimoi2">{{chú thích web|url=http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/9699/272%3Bi7873%3Bu-it-273%3B432%3B7907%3Bc-bi7871%3Bt-t7899%3Bi-v7873%3B-h7885%3Ba-s297%3B-nam-s417%3Bn|title=Điều ít được biết tới về hoạ sĩ Nam Sơn|author=Thu Hằng|date=ngày 27 tháng 12 năm 2003|accessdate =ngày 3 tháng 8 năm 2020}}</ref><ref>{{cite journal|author=A.N. Beun|title=Cách tân nghệ thuật Việt Nam|journal=Tạp chí Orient-Occident|date=1952-11-5}}</ref> Nam Sơn cũng giúp thầy tìm hiểu văn hoá Việt Nam qua các chuyến thăm đình chùa, làng nghề thủ công vùng châu thổ sông Hồng.<ref name="hanoimoi2"/> Trong quá trình hợp tác, Tardieu và Nam Sơn đã lên ý tưởng xây dựng một ngôi trường để dạy các kỹ thuật nghệ thuật Phương Tây.{{sfn|Simonetti|2016|pp=19}}<ref>{{chú thích sách|author=Corinne de Ménonville|title=Paris, Hanoi, Saigon: l’Aventure de l’Art Moderne au Viet Nam|publisher=Pavillion des Arts|year=1998|location=Paris}}</ref>
Hàng 135 ⟶ 133:
<ol type="a">
<li>{{note label|A|a|none}} [[Chữ Hán]] trên tranh, giống với chữ Hán xưa, hay xuất hiện trên các công trình cổ, đọc từ phải qua trái, và từ trên xuống dưới. Trên tranh ghi 室入堂升, nhưng đọc là 升堂入室.</li>
<li>{{note label|B|b|none}} Ước lượng theo các chú thích kích thước trên các bản vẽ thiết kế toà nhà chính của Đại học Đông Dương lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở Hà Nội.<ref name="cục lưu trữ"/></li>
<li>{{note label|C|c|none}} Theo bức ảnh chụp tác phẩm do Alix Turolla Tardieu, cháu nội họa sĩ Victor Tardieu, lưu giữ thì trên bức tranh còn có một dòng chữ [[la tinh]] bị mất một số chữ: "''Trường Đại học mẹ vĩ đại của học vấn đã mang lại cho chúng ta Nhân phẩm, Tự do và... [từ bị mất]''".,<ref name="nld"/> có thể ứng với chữ la tinh "''Alma Mater Ex Te Nobis Dignitas Libertas [Felicitas]''".</li>
</ol>
{{refend}}