Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bích họa Trường Đại học Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 187:
#Trang trí phòng Hội đồng tầng trệt bằng 4 bức tranh rộng 2,80&nbsp;m, cao 4,20&nbsp;m (diện tích 47&nbsp;m²). Những bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường, giới thiệu phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt bản xứ đại diện cho 4 nước thuộc Liên hiệp Đông Dương.<ref name="vnu3"/>
[[Tập tin:Phác họa Bích họa Đại học Đông Dương.jpg|thumb|300px|Bản phác thảo bích hoạ giảng đường Đại học Đông Dương, trong phối cảnh với không gian nền ở giảng đường, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở Hà Nội, hồ sơ lưu số 372, hộp số 42, có chữ ký và nét bút của Victor Tardieu.<ref name="vnu2"/><ref name="cục lưu trữ"/>]]
Victor Tardieu cam kết thực hiện trong vòng 1 năm sau khi nền tường được làm xong.<ref name="vnu3"/> Trước khi dự kiến quay lại Pháp, ông phải trình bản phác thảo để ngài Toàn quyền duyệt.<ref name="vnu3"/> Mức thù lao là 120.000 [[franc]], cộng thêm chi phí đi lại với vé hạng nhất Paris - Hà Nội và trong xứ Đông Dương, chi phí nguyên vật liệu và hỗ trợ nhân công và dàn giáo từ nhà thầu xây dựng.<ref name="vnu3"/> Theo một báo cáo trước đó, ngày 19 tháng 5 năm 1921, phần lớn công việc dự định được thực hiện tại Pháp, nhất là bức tranh lớn ở giảng đường, và các bức vẽ sẽ được vận chuyển sang Việt Nam sau khi tòa nhà được xây xong.<ref name="vnu3"/> Bức tranh ở giảng đường dự kiến mang tên ''La France Apportant à sa Colonie les Bienfaits de la Civilisation'' (''Nước Pháp Mang cho Thuộc địa các Lợi ích của nền Văn minh'').{{sfn|Simonetti|2016|pp=19}}
 
Bức tranh tường ở giảng đường đòi hỏi nhiều công sức của hoạ sĩ. Trong bức thư gửi con trai Jean Tardieu, ngày 25 tháng 7 năm 1921, Victor Tardieu đã viết “''...và sau đó càng vẽ ra phác thảo, cha càng ý thức được về khối lượng công việc khổng lồ, không chỉ vì bức tranh vẽ theo yêu cầu mà có lẽ là để làm tốt việc này thì cần phải vẽ ngay tại đây với những người mẫu trước mắt...''"<ref name="saigonantique"/><ref name="vnu3"/> Tardieu đã quyết định ở lại Hà Nội với thời gian lâu hơn dự kiến ban đầu, để hoàn thành tác phẩm.<ref name="saigonantique"/><ref name="vnu3"/> Trong bức thư tiếp theo ngày 27 tháng 7 năm 1921, ông viết "''... 7 giờ kém 15, cha trở về mệt mỏi sau một ngày làm việc, quan sát việc nghe bệnh, một bác sĩ trẻ An Nam đang nghe bệnh cho một cô gái... Đó là hình ảnh đầu tiên, ít ra là nhóm người đầu tiên ở hàng đầu bên phải bức tranh, màu sắc thật tuyệt vời nhưng cha còn ở rất xa... Cuối cùng thì cha đã bắt tay vào công việc từ ngày hôm qua... Cha chỉ có một ý nghĩ duy nhất là phải đi ngủ, toàn thân cha đau nhức, mệt mỏi vào cuối ngày, cha trở về trên đôi chân trần. Trong bức tranh đã trở nên quá đỗi thân thiết đối với cha, chẳng có gì làm cha ngạc nhiên nữa, chính cha đã trở thành người An Nam rồi... Họ (những người An Nam) rất ham học và khoa học rất hấp dẫn đối với họ, cha sống với những sinh viên bản xứ và họ nói với cha rằng văn chương đã làm họ chán ngấy, bây giờ chỉ có khoa học là phù hợp với họ.''"<ref name="vnu3"/>
Dòng 205:
Mùa hè năm 1924, việc thi công Đại học Đông Dương tái khởi động, thực thi bởi Hãng Aviat, dựa trên các bản vẽ mới của Gaston Roger theo chỉ đạo của Hébrard, dù vấp phải sự phản đối của tác giả ban đầu là Sabrié.<ref name="laodong"/> Năm này, Tardieu đã quyết định ở lại hẳn Đông Dương, cùng Nam Sơn thành lập và phát triển trường mỹ thuật.<ref name="ape">{{chú thích web|url=http://ape.gov.vn/phat-hien-ban-hop-dong-nhan-viec-cua-victor-tardieu-nam-1924-ds1658.th|title=Phát hiện bản “Hợp đồng nhận việc” của Victor TARDIEU năm 1924|author=Phạm Long, Vũ Thị Minh Hương|date=ngày 14 tháng 6 năm 2018|publisher=Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm|accessdate =ngày 3 tháng 8 năm 2020}}</ref> Nghị định ngày 27 tháng 10 năm [[1924]] của Toàn quyền [[Martial Merlin]] chấp thuận đề xuất của Tardieu, thành lập [[Trường Mỹ thuật Đông Dương]] tại Hà Nội, ấn định khai giảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1925.<ref name="ape"/><ref name="Noppe">{{chú thích sách|author=Noppe, Catherine và Hubert, Jean-François|title=Art of Vietnam|publisher=Parkstone Press|year=2003|page=189-197|location=New York}}</ref> Địa điểm tạm thời ban đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng chính là khu nhà Tardieu sử dụng để vẽ tranh tường Đại học Đông Dương,<ref name="kmvietnameseart"/><ref name="vnu3"/> số 124 phố [[Hàng Lọng]] (''route Mandarine'').<ref name="saigonantique"/> Tardieu ký hợp đồng nhận việc làm hiệu trưởng trường này vào ngày 24 tháng 11 năm 1924.<ref name="ape"/> Công việc với tác phẩm tranh tường có thể bị gián đoạn năm 1925, khi Tardieu về Pháp cùng Nam Sơn, để Tardieu tuyển dụng giảng viên cho trường và Nam Sơn học bổ túc trình độ.<ref name="saigonantique"/>
 
Năm 1927, việc xây dựng Đại học Đông Dương hoàn thành.<ref name="laodong"/> Bức tranh của Tardieu bắt đầu được lắp đặt vào giảng đường của Đại học Đông Dương trong những năm 1927 đến 1928.<ref name="havanhue"/> Ngày 5 tháng 7 năm 1928, bức tranh rời xưởng vẽ của họa sĩ để đưa đến giảng đường.<ref name="vnu3"/> Để dán bức tranh lên tường theo sự chỉ đạo của họa sĩ, một chuyên gia từ Sài Gòn đã được cử ra Hà Nội.<ref name="vnu3"/> Cuối tháng 2 năm 1929, bức tranh được ra mắt công chúng tại giảng đường lớn của Đại học Đông Dương, trong một buổi hội thảo của Hội cựu học sinh [[Trường Trung học Albert Sarraut|trường Albert Sarraut]] có phát biểu ngắn của toàn quyền [[Pierre Marie Antoine Pasquier|Pasquier]].<ref name="EEI"/><ref name="gazette-drouot2"/> Trong 8 năm từ lúc thai nghén đến lúc ra mắt, bức tranh đã thu hút sự quan tâm của báo chí, và có ý kiến cho rằng chi phí dành cho bức tranh, tổng cộng cỡ một triệu [[franc]] là quá lớn.<ref name="EEI"/>
 
Do ở trong điều kiện khí hậu nóng ẩm<ref name="vnexpress"/> và do là chứng tích của [[thực dân]] nên tác phẩm đã bị sơn phủ trắng,<ref name="gazette-drouot"/><ref name="auction"/> sau khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp. Từ năm 1954, không còn thấy bức tranh trong giảng đường Đại học Đông Dương.<ref name="Người đưa tin"/>