Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bích họa Trường Đại học Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 205:
Mùa hè năm 1924, việc thi công Đại học Đông Dương tái khởi động, thực thi bởi Hãng Aviat, dựa trên các bản vẽ mới của Gaston Roger theo chỉ đạo của Hébrard, dù vấp phải sự phản đối của tác giả ban đầu là Sabrié.<ref name="laodong"/> Năm này, Tardieu đã quyết định ở lại hẳn Đông Dương, cùng Nam Sơn thành lập và phát triển trường mỹ thuật.<ref name="ape">{{chú thích web|url=http://ape.gov.vn/phat-hien-ban-hop-dong-nhan-viec-cua-victor-tardieu-nam-1924-ds1658.th|title=Phát hiện bản “Hợp đồng nhận việc” của Victor TARDIEU năm 1924|author=Phạm Long, Vũ Thị Minh Hương|date=ngày 14 tháng 6 năm 2018|publisher=Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm|accessdate =ngày 3 tháng 8 năm 2020}}</ref> Nghị định ngày 27 tháng 10 năm [[1924]] của Toàn quyền [[Martial Merlin]] chấp thuận đề xuất của Tardieu, thành lập [[Trường Mỹ thuật Đông Dương]] tại Hà Nội, ấn định khai giảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1925.<ref name="ape"/><ref name="Noppe">{{chú thích sách|author=Noppe, Catherine và Hubert, Jean-François|title=Art of Vietnam|publisher=Parkstone Press|year=2003|page=189-197|location=New York}}</ref> Địa điểm tạm thời ban đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng chính là khu nhà Tardieu sử dụng để vẽ tranh tường Đại học Đông Dương,<ref name="kmvietnameseart"/><ref name="vnu3"/> số 124 phố [[Hàng Lọng]] (''route Mandarine'').<ref name="saigonantique"/> Tardieu ký hợp đồng nhận việc làm hiệu trưởng trường này vào ngày 24 tháng 11 năm 1924.<ref name="ape"/> Công việc với tác phẩm tranh tường có thể bị gián đoạn năm 1925, khi Tardieu về Pháp cùng Nam Sơn, để Tardieu tuyển dụng giảng viên cho trường và Nam Sơn học bổ túc trình độ.<ref name="saigonantique"/>
 
Năm 1927, việc xây dựng Đại học Đông Dương hoàn thành.<ref name="laodong"/> Bức tranh của Tardieu bắt đầu được lắp đặt vào giảng đường của Đại học Đông Dương trong những năm 1927 đến 1928.<ref name="havanhue"/> Ngày 5 tháng 7 năm 1928, bức tranh rời xưởng vẽ của họa sĩ để đưa đến giảng đường.<ref name="vnu3"/> Để dán bức tranh lên tường theo sự chỉ đạo của họa sĩ, một chuyên gia từ Sài Gòn đã được cử ra Hà Nội.<ref name="vnu3"/> Cuối tháng 2 năm 1929, bức tranh được ra mắt công chúng tại giảng đường lớn của Đại học Đông Dương, trong một buổi hội thảo của Hội cựu học sinh [[Trường Trung học Albert Sarraut|trường Albert Sarraut]] có phát biểu ngắn của toàn quyền [[Pierre Marie Antoine Pasquier|Pasquier]].<ref name="EEI"/><ref name="gazette-drouot2"/> Trong 8 năm từ lúc thai nghén đến lúc ra mắt, bức tranh đã thu hút sự quan tâm của báo chí, và có ý kiến cho rằng chi phí dành cho bức tranh, tổng cộng cỡ một triệu [[franc]] tính đến ngày ra mắt, là quá lớn.<ref name="EEI"/>
 
Do ở trong điều kiện khí hậu nóng ẩm<ref name="vnexpress"/> và do là chứng tích của [[thực dân]] nên tác phẩm đã bị sơn phủ trắng,<ref name="gazette-drouot"/><ref name="auction"/> sau khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp. Từ năm 1954, không còn thấy bức tranh trong giảng đường Đại học Đông Dương.<ref name="Người đưa tin"/>