Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Định Nam đao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 63198968 của 115.79.24.116 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Đã lùi lại sửa đổi 63198940 của 115.79.24.116 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 66:
 
==Nhận định==
===Tổng quan===
Thanh Định Nam Đao nguyên bản (đang được lưu thờ ở Hải Phòng) ngoài phần khâu đao bằng [[hợp kim đồng]] [[rồng Việt Nam|hình đầu rồng]] còn gần như nguyên dạng thì phần lưỡi và cán đao bằng [[sắt]] đã bị ăn mòn tương đối sâu do khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ chôn giấu dưới lòng đất Nam Định bởi hậu duệ của [[:Thể loại:Người họ Phạm tại Việt Nam có gốc họ Mạc|chi họ Phạm gốc Mạc]]. Thanh long đao này có thể được Mạc Đăng Dung sử dụng chủ yếu trên chiến trường trong thời kỳ còn làm tướng của [[nhà Lê sơ]]. Sau khi ông lên ngôi vua (1527) và cả sau khi chủ động lui về Dương Kinh (Cổ Trai) làm [[thái thượng hoàng]] cho đến khi qua đời (1541) thì thanh đao này có lẽ ít được dịp dùng trong chiến đấu.
 
Thanh Định Nam Đao được nhiều người xem là binh khí duy nhất còn được lưu giữ nguyên vẹn trong lịch sử Việt Nam cho tới nay thuộc về một danh tướng cũng như một vị vua sáng lập triều đại. Cho đến nay đã có không ít quan điểm trái chiều về tính thực chiến của thanh [[đao]] này và thậm chí là về cả chủ sở hữu thực sự của nó. Tuy nhiên, một ý kiến ủng hộ cho tính thực chiến của thanh Định Nam Đao là bởi chiều dài khác thường của nó so với phần lớn các loại [[trường đao]] hoặc [[siêu đao]] vẫn được các võ sư Việt Nam (và có thể cả các võ sư Trung Quốc) sử dụng trong biểu diễn võ thuật từ trước đến nay. Đặt giả thiết ngay cả khi Mạc Thái Tổ thời còn làm tướng nhà Lê sơ nếu ông chỉ sử dụng thanh đao này để biểu diễn võ hay tập luyện thông thường, hoặc chỉ đơn giản dùng làm binh khí trưng bày thuần túy để biểu dương sức mạnh thì không nhất thiết phải dùng thanh đao dài trên 2,40 mét hay thậm chí trên 2,50 mét mà có thể chỉ cần thanh đại đao dài trên 1,90 mét một ít là hợp lý (tức là thanh đao dài hơn chiều cao của một võ sư có thể hình cao hơn mức trung bình khi đứng thẳng chừng từ 10 tới 20 [[cm]]), ngay cả khi thân hình và sức vóc của ông vượt trội hơn nhiều thể trạng trung bình của người Việt thời đó. Một lý do ủng hộ cho kích thước lẫn chiều dài vượt cỡ của thanh Định Nam Đao (so với tương quan hình thể của người Việt nói chung ở thế kỷ 16) là nó có thể chỉ dùng chủ yếu trên lưng ngựa. Đây cũng chính là một lý do ủng hộ cho tính thực chiến của thanh đao này. Vì với sức chịu nặng và linh động của một con ngựa tương đối cao khỏe (có thể là giống ngoại nhập từ phương bắc), một chiến tướng với sức vóc như Mạc Đăng Dung sẽ có lợi thế nhiều khi đánh từ trên yên ngựa hơn là sử dụng thanh đao dài gần 2,50 mét vào mục đích cận chiến trên mặt đất.
 
===Về niên đại===
Trả lời phỏng vấn của Báo điện tử [[Dân trí (báo)|Dân trí]] năm 2013, ông Nguyễn Bá Thanh Long, Phó Chủ tịch Hội cổ vật Hải Phòng, cho rằng trên các hiện vật cổ thường có các chất liệu, hoa văn, kiểu dáng và họa tiết đặc trưng, gọi là "minh văn"; dựa vào "minh văn" có thể xác định được triều đại của hiện vật đó. Tuy nhiên, thanh đao này không có minh văn và cũng không có dấu tích vật thể nào để khẳng định niên đại hay chủ sở hữu.<ref name="Báo Dân trí"/>