Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 80:
{{Xem thêm|Mạc Thúy}}
 
Mạc Đăng Dung sinh giờ Ngọ, ngày [[23 tháng 11]] năm [[Quý Mão]] (tức ngày [[22 tháng 12]] năm [[1483]]) thời vua [[Lê Thánh Tông]], người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện [[Kiến Thụy]], thành phố [[Hải Phòng]]). Theo [[Đại Việt sử ký toàn thư]], ''Đại Việt thông sử'': Cụ tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung là [[Mạc Đĩnh Chi]], Lưỡng quốc [[Trạng nguyên]] thời [[Nhà Trần|Trần]], quê ở huyện Chí Linh, [[Hải Dương]], làm quan đến chức Nhập nội Hành khiển Thượng thư môn hạ tả Bộc xạ kiêm Trung thư lệnh, Tri quân dân trọng sự, làm quan thanh liêm, tiếng tăm lừng lẫy cả nước. Mạc Đĩnh Chi sinh ra Mạc Dao làm quan Tư hình đại phu, Mạc Dao sinh bốn con là Mạc Địch, Mạc Thoan, [[Mạc Thúy]], Mạc Viễn, người nào cũng có tài năng, sức lực. [[Nhà Minh]] xâm lược [[Đại Ngu]], họ Mạc tất cả đều hàngtheo quânnhà Minh, đem quân hàng giặc, dâng địa đồ cho giặc, lại dẫn đường cho giặc, bắt được [[Hồ Hán Thương]] ở núi Cao Vọng, Nhà Minh đều cho làm quan, phong tước.
 
Sau đó Mạc Thúy gặp quân Minh dâng sớ xin nhập [[Đại Ngu]] thành quận huyện của [[Trung Quốc]]. Mạc Thúy sinh ra Mạc Tung, dời đến huyện Thanh Hà, lúc ấy [[Lê Lợi]] đã đánh thắng quân Minh, nghiêm trị ngụy quan, Mạc Tung không dám ra làm quan, ẩn náu nơi thôn xóm. Mạc Tung sinh ra Mạc Bình, dời đến Nghi Dương, Mạc Bình sinh ra Mạc Hịch, ba đời này đều không hiển đạt. Mạc Hịch lấy người con gái họ Đặng trong làng, sinh ra con trưởng là Mạc Đăng Dung, hai con thứ tên Đốc và Quyết.<ref name="ReferenceB">''Đại Việt thông sử'', Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 312, 313.</ref><ref>[[Đại Việt sử ký toàn thư]], Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1998, tập 3, trang 43.</ref>