Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bao vây Baghdad (1258)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chiếm Baghdad: dọn dẹp, replaced: tư lệnh → Tư lệnh
Dòng 45:
Sau khi đánh bại Hashshashin, Húc Liệt Ngột gửi tin cho Al-Musta'sim, yêu cầu chấp thuận yêu sách do Mông Kha áp đặt. Al-Musta'sim từ chối, phần lớn là do tác động của người cố vấn và đại tể tướng là Ibn al-Alkami. Các sử gia quy những động cơ khác nhau khiến al-Alkami phản đối quy phục, bao gồm phản bội<ref name=Zaydan>{{chú thích sách|last=Zaydān|first=Jirjī|title=History of Islamic Civilization, Vol. 4|year=1907|publisher=Stephen Austin and Sons, Ltd.|location=Hertford|pages=292|url={{Google books |plainurl=yes |id=DRByAAAAMAAJ |page=292 }} |accessdate=ngày 16 tháng 9 năm 2012}}</ref> và thiếu năng lực,<ref name=Davis>{{chú thích sách|last=Davis|first=Paul K.|title=Besieged: 100 Great Sieges from Jericho to Sarajevo|year=2001|publisher=Oxford University Press|location=New York|pages=67}}</ref> và có vẻ là ông nói dối với Khalip về mức độ nghiêm trọng của cuộc xâm lăng, quả quyết với Al-Musta'sim rằng nếu thủ đô của đế quốc gặp nguy hiểm trước một đội quân Mông Cổ, thế giới Hồi giáo sẽ lao đến cứu viện.<ref name="Davis"/>
 
Al-Musta'sim hồi đáp các yêu cầu của Húc Liệt Ngột theo cách thức mà khiến cho lệnh người Mông Cổ cảm thấy sự hăm dọa và xúc phạm đủ để ngừng tiếp tục thương lượng,<ref>Nicolle</ref> song ông từ chối tập hợp quân đội để hỗ trợ lực lượng hiện hữu tại Baghdad, cũng không gia cố tường thành. Đến ngày 11 tháng 1, quân Mông Cổ đến khu vực lân cận thành,<ref name="Davis"/> đóng hai bên bờ [[sông Tigris]] nhằm tạo thành một gọng kìm quanh thành phố, và Al-Musta'sim cuối cùng quyết định đối đầu với quân Mông Cổ, phái một đạo quân gồm 20.000 kị binh đi tấn công. Đội kị binh chịu thất bại quyết định trước quân Mông Cổ, các công trình sư của Mông Cổ phá đê dọc sông Tigris và làm ngập khu vực ở phía sau quân Abbas, đánh bẫy họ.<ref name="Davis"/>
 
[[Tập tin:Persian painting of Hülegü’s army attacking city with siege engine.jpg|thumb|Bức tranh Ba Tư (thế kỷ 14) mô tả quân của Húc Liệt Ngột bao vây thành phố]]