Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lạng Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n dọn dẹp, replaced: ]] → ]]
Dòng 41:
 
==Lịch sử==
Từ những ngày đầu triều các [[vua Hùng]], Lạng Giang chưa thành tên gọi. Địa phận của huyện thuộc đất Kê Từ (bao gồm địa giới hành chính các huyện Lạng Giang, [[Lục Nam]], [[Lục Ngạn]] ngày nay) nằm trong lộ Vũ Ninh. Tên Kê Từ tồn tại suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc; đến [[thế kỷ 11]], được đổi là châu Lạng thuộc lộ [[Bắc Giang]].
 
Năm [[1407]], châu Lạng đổi thành phủ Lạng Giang, gồm 2 châu: Châu Lạng Giang và châu Thượng Hồng, cai quản 10 huyện, trong đó có huyện [[Bảo Lộc]] chính là đất Lạng Giang ngày nay và một phần của huyện Lục Nam; trụ sở đặt tại làng [[Vôi (thị trấn)|Chu Nguyên]] (thị trấn Vôi ngày nay).
 
Năm [[1889]], [[Đông Dương thuộc Pháp|chính quyền Pháp]] thành lập tỉnh Lục Nam, huyện Bảo Lộc thuộc tỉnh Lục Nam.
 
Ngày [[8 tháng 9]] năm [[1891]], tỉnh Lục Nam giải thể, huyện Bảo Lộc trả về tỉnh [[Bắc Ninh]].
 
Dưới triều [[Thành Thái]] [[nhà Nguyễn]] ([[1889]]-[[1907]]), huyện Bảo Lộc đổi thành huyện Phất Lộc.
 
Năm [[1924]], chính quyền Pháp đổi huyện Phất Lộc thành phủ Lạng Giang, gồm 13 tổng: Cần Dinh, Đa Mai, Thọ Xương, Đào Quán, Dĩnh Kế, Thịnh Liệt, Lan Mẫu, Trí Yên, Mỹ Cầu, Phi Mô, Mỹ Thái, Thái Đào, Xuân Đám. Phủ lỵ đặt tại phủ Lạng Thương (phố Tiền Giang, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang ngày nay). Phủ Lạng Giang bao gồm toàn bộ lãnh thổ huyện Lạng Giang ngày nay cùng các xã, phường: Lan Mẫu của huyện Lục Nam; Lão Hộ, Hương Gián, Lãng Sơn, Trí Yên, Đức La, Tam Kỳ, Tân An, Xuân Phú của huyện Yên Dũng; Thọ Xương, Dĩnh Kế, Mỹ Độ, Song Mai, Đa Mai, Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến của thành phố Bắc Giang ngày nay.
Dòng 61:
Ngày [[8 tháng 3]] năm [[1967]], thành lập thị trấn nông trường Bố Hạ trực thuộc huyện Lạng Giang.<ref>[https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-88-NV-phe-chuan-viec-thanh-lap-2-thi-tran-nong-truong-thuoc-tinh-Ha-Bac-18189.aspx Quyết định số 88-NV năm 1967]</ref>
 
Ngày [[3 tháng 5]] năm [[1985]], xã Dĩnh Kế được sáp nhập vào thị xã Bắc Giang.
 
Huyện Lạng Giang còn lại thị trấn Kép, thị trấn nông trường Bố Hạ và 22 xã: An Hà, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.
Dòng 76:
 
==Kinh tế - xã hội==
Kinh tế chủ yếu của huyện dựa trên hoạt động sản xuất [[nông nghiệp]] như trồng lúa, các sản phẩm nông sản như sắn, lạc... Một loại hoa quả nổi tiếng trong vùng được trồng khá nhiều trong những năm gần đây là vải thiều đem lại nguồn thu nhập đáng kể.
 
Trên địa bàn huyện có cây dã hương được ước đoán đã gần 1000 tuổi, có dòng sông Thương "bên đục bên trong" chảy qua.
Dòng 93:
{{sơ khai Bắc Giang}}
 
[[Thể loại:Lạng Giang|Lạng Giang]]
[[Thể loại:Huyện Bắc Giang]]