Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Tần – Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
Dòng 30:
Các sử gia căn cứ theo các ghi chép của [[Sử ký Tư Mã Thiên|''Sử ký'']], Hoài Nam Tử: cuộc chiến kết thúc năm [[208 TCN]] và "kéo dài 10 năm", nên xác định rằng thời điểm [[Tần Thủy Hoàng]] phát binh đánh [[Bách Việt]] khoảng năm 218 - 217 TCN<ref name="CKH220"/><ref name="LSVN123"/>.
 
Quân Tần do Lâu thuyền tướng quân [[Đồ Thư]] làm tổng chỉ huy, trong đội ngũ có một tướng [[Bách Việt|người Bách Việt]] là [[Sử Lộc]] vốn thông thạo đường sá, đất đai phía nam và từng làm chức ''Ngự sử giám'' của [[nhà Tần]].
 
Quân Tần đóng sát các thủy lộ chính, dùng thuyền để chuyển quân cũng như lương thảo. Tuy nhiên không thể băng qua núi bằng đường sông, nên phải đào kinh Linh Cừ để vận chuyển, khởi công đào từ năm 219 TCN do thiết kế của giám quan Sử Lộc. Đạo quân nam chinh của Tần Thủy Hoàng đã đào núi làm sông để chuyển lương. Phỏng đoán là việc đào kinh này tốn khoảng 3 năm (hoàn tất năm 216 TCN).
Dòng 37:
 
#Đạo thứ nhất đóng ở Đàm Thành toạ lạc tại Tịnh huyện (Tịnh châu Miêu tộc đồng tộc tự trị huyện), thuộc Hoài Hóa thị (Huaihua), phía tây nam tỉnh Hồ Nam, là một trong 12 thành của quận Vũ Lăng thời Hán (quận Kiềm Trung thời Tần). Nằm trên bờ sông Nguyên, là thị trấn Tịnh Châu (Jing Zhou) của tỉnh Hồ Nam ngày nay. Là một vùng phẳng duy nhất để có thể đủ chỗ cho 100 ngàn quân trú đóng và tiện việc vận chuyển quân lương bằng đường thủy. Là đèo thuộc đất Thủy An trên núi Việt Thành, [[Ngũ Lĩnh]], trên đường từ [[Hồ Nam]] xuống đông bắc [[Quảng Tây]].
#Đạo thứ hai đóng ở Cửu Nghi sơn, tọa lạc Vĩnh Châu thị (Yongzhou), cách huyện Ninh Viễn (Ningyuan) khoảng 15 &nbsp;km (chừng 10 miles) về phía nam, nằm gần cực nam tỉnh Hồ Nam, một trong những núi thuộc Minh Chử lĩnh (sát ranh giới Hồ Nam – Quảng Đông). Phía đông núi Cửu Nghi có sông Xuân Lăng, bên bờ sông Xuân Lăng ngày nay có thị trấn Lam Sơn (Lanshan) tương đối khá phẳng, đạo quân Tần đã đóng ở đây để tìm cách vượt Ngũ Lĩnh.
#Đạo thứ ba đóng ở [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]], nằm ở thị trấn Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay. Quân Tần từ vùng hồ Bá Dương, theo sông Cám tiến về phía nam, đến đóng gần Hoành Phổ quan, là Mai quan ngày nay, rồi vượt Đại Du lĩnh để tiến vào Lĩnh Nam. Sau khi vượt ải, đạo quân tiến vào Phiên Ngung bằng một chi nhánh chính của Bắc giang.
#Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã, thuộc quận Dự Chương về phía cực nam tỉnh Giang Tây, thuộc Tráng (Cám) Châu thị ( Ganzhou shi), thị trấn Tráng (Cám) Châu, phía đông bắc của Mai quan (thời Tần là Hoành Phổ quan) thuộc Dại Du lĩnh, tọa lạc trên bờ đông nam của Cám (Cống) giang (Sông Dự Chương). Sông này là thủy lộ chính theo hướng bắc-nam của tỉnh Giang Tây. Một đạo quân Tần đến đồn trú tại Nam Dã, sau khi đạo quân trước đã tiến vào Lĩnh Nam và chiếm đóng Phiên Ngung.
#Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can (thời Tần) hay Dư Hãn (thời Hán) là Tín giang (Xin jiang ) ngày nay. Sông này bắt nguồn từ rặng Vũ Di sơn (Wuyi shan) chảy về phía tây, hợp với một nhánh của sông Cám đổ vào hệ thống sông ngòi phức tạp quanh vùng hồ Bá Dương. Tọa lạc tại huyện Dư Can của quận Dự Chương tỉnh Giang Tây ngày nay. Quân Tần đã dùng thủy đạo đến đóng tại thượng lưu Dư Hãn thủy (Tín giang), gần ranh giới phía đông bắc tỉnh Giang Tây và tây bắc tỉnh Phúc Kiến, để chuẩn bị vượt Vũ Di Sơn tiến vào Mân Việt. Phỏng đoán quân Tần đã đóng gần thị xã Ưng Đàm ( Yingtan) ngày nay, tại đây có xa lộ băng qua Vũ Di Sơn tới Nam Bình (Nanping) và Phúc Châu ( Fuzhou) tỉnh Phúc Kiến (Mân Việt thời Tần). Khi vừa băng qua Vũ Di sơn là có sông Phú Đồn ( nối với sông Mân. Đây là thủy lộ thuận tiện nối Nam Bình với Phú Châu).
 
Đạo thứ năm vượt Vũ Di Sơn để tấn công vào Phúc Kiến là đất của người Mân Việt và Đông Việt: Quân Tần từ hồ Bá Dương ngược dòng sông Dư Can lên đóng tại thượng nguồn. Sau đó đã theo một nhánh của sông Dư Can (Tín giang) đi về phía nam là nơi có đường đèo để vượt qua Vũ Di sơn đến sông Mân, rồi theo sông này đến Phúc Châu để chinh phục Mân Việt. Thấy quân Tần tiến sang quá đông đảo, vua Mân Việt bỏ chạy. Vùng này rơi vào tay quân Tần.Quân Tần đã chiếm đóng vùng này tới khi bị Hán diệt. Đạo quân Tần này đã thành công trong việc xâm chiếm Mân Việt và Đông Việt, hai nước này bị đặt là quận Mân Trung, gồm tỉnh Phúc Kiến và phía nam tỉnh Chiết Giang ngày nay.
Dòng 54:
Trong khi 3 đạo quân nói trên tác chiến, đạo quân thứ nhất và thứ hai ngược dòng [[Tương Giang|sông Tương]] bắt nguồn từ [[Nam Lĩnh|Ngũ Lĩnh]], nhưng đến đầu nguồn thì không có đường thủy để chở lương sang [[Ly Giang|sông Ly]] (tức [[Quế Giang|sông Quế]]) – vùng nội địa [[Quảng Tây]]. Vì vậy, [[Đồ Thư]] sai [[Sử Lộc]] mang một số binh sĩ đi làm cừ để mở đường lương. Đường cừ mà [[Sử Lộc]] mở được các nhà sử học xác định chính là [[Linh Cừ]] hay kênh Hưng An nối liền [[sông Tương]] và [[Quế Giang|sông Quế]], hiện nay vẫn còn<ref name="CKH220"/><ref name="LSVN125"/>.
 
Khoảng năm 216 TCN, sau khi đào xong kinh Linh Cừ , đạo quân ( khoảng 300 ngàn người) dưới sự lãnh đạo của Lâu thuyền tướng quân là quan Uý Đồ Thư theo Ly giang tiến vào Tây Âu. Khi tiến đến vùng hợp lưu của 6 con sông lớn: nước Tây Âu, các đạo quân này chia quân ngược dòng các thủy đạo thiên nhiên để đánh chiếm đất của người Bách Việt tuy nhiên đã gặp sự chống trả mãnh liệt của người Bách Việt.
 
==Sự kháng cự của người Việt==
Dòng 106:
{{Lịch sử Việt Nam thời An Dương Vương}}
{{Lịch sử Việt Nam thời Hồng Bàng}}
 
[[Thể loại:Nhà Tần]]
[[Thể loại:Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc]]