Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên quân tám nước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Diễn biến: clean up-suadaucach, replaced: → using AWB
Dòng 13:
Cuối đời Thanh, nhân dân Trung Quốc luôn luôn bị đế quốc nước ngoài ức hiếp khiến các cuộc nổi dậy như Nghĩa Hòa Đoàn không ngừng phát triển, các nước đế quốc quyết định đưa quân đàn áp. Năm 1900, Tướng quân Đức Seymour chỉ huy liên quân 8 nước tiến đánh Bắc Kinh.
 
Bị sự kháng cự của quân triều đình và Nghĩa Hòa Đoàn, liên quân 8 nước ban đầu gặp khó khăn. Liên quân bèn điều 32 tàu chiến cùng hơn một vạn lính lên bờ tiếp ứng. Họ đưa tối hậu thư cho Trấn tổng binh Thiên Tân La Vinh Quang chỉ huy pháo đài Đại Cô: “Hạn định trong vòng hai ngày phải giao nộp pháo đài để liên quân kiểm soát.” La Vinh Quang cự tuyệt yêu cầu vô lý của quân xâm lược, yêu cầu quân Thanh bảo vệ pháo đài lập tức có sự chuẩn bị. Quân xâm lược nước ngoài sợ “đêm dài nhiều mộng” còn chưa tới thời gian quy định đã từ hai phía đồng thời tiến công pháo đài. Quân đóng giữ pháo đài anh dũng chống cự, các chiến sĩ của Nghĩa Hòa Đoàn ở gần đó cũng phối hợp tác chiến. Qua gần bảy tiếng đồng hồ chiến đấu quyết liệt, ngày 21 tháng 5 (tức ngày 17 tháng 6 dương lịch), pháo đài thất thủ. Sau khi quân xâm lược nước ngoài chiếm được pháo đài Đại Cô, trên dọc truyến đường sắt từ Đại Cô tới Thiên Tân, họ dán cáo thị: “Nếu có binh lính của Nghĩa Hòa Đoàn hay quân triều đình dám cản trở cuộc hành quân, chúng ta nhất định sẽ tăng cường sức mạnh, tiêu diệt tận sào huyệt”. Điều này đã là sự uy hiếp lớn với quân Nghĩa Hòa Đoàn và quân của triều đình. Từ Hy Thái hậu nghĩ: Trước mắt giờ có hai kẻ thù, một là người ngoại quốc và một là Nghĩa Hòa Đoàn. Sự uy hiếp của người nước ngoài với chúng ta ngày càng lớn, còn sức ép của nghĩa quân cũng có hạn. Vì thế, bà triệu tập hội nghị Ngự tiền đại thần, quyết định tuyên chiến với Liên quân tám nước, trên thực tế, bà để cho quân Nghĩa Hòa Đoàn giao chiến, còn bản thân thì “tọa sơn quan hổ đấu”.
 
Thái độ của quân Nghĩa Hòa Đoàn với quân Tây dương không giống thái độ của Từ Hy Thái hậu. Nghe nói quân Tây dương xâm phạm Thiên Tân, Nghĩa Hòa Đoàn đã vừa cho người phá hoại đường giao thông của kẻ địch và tiến hành chặn đánh vừa đưa quân tập kết về Thiên Tân chuẩn bị phòng thủ. Trương Đức Thành, Tào Phúc Điền, Dương Thọ Thần, Lưu Thập Cửu, Hàn Dĩ Lễ cùng các đại sư huynh, Lâm Hắc Nhi cùng đại sư muội đều cùng quân sĩ có mặt. Các lộ nghĩa quân giương cao đại kỳ, khua chiêng thúc trống, thổi hiệu ốc, rầm rầm rộ rộ tiến vào Thiên Tân mang theo mối thù quân xâm lược ngất trời, quyết tâm chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nhân dân các nơi gần Thiên Tân cũng cùng phối hợp. Họ tặng cho quân Nghĩa Hòa Đoàn “Đắc thắng bính” (bánh chiến thắng), cờ chiến thắng; lôi kéo sự chú ý của người khắp nơi bằng tấm biển với hàng chữ “Nghĩa Hòa thần quyền, chiến vô bất thắng” để cổ động tinh thần chống quân xâm lược của nghĩa quân.