Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệu ứng lấn át (kinh tế học)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (7) using AWB
Dòng 1:
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế học, '''hiệu ứng lấn át''' trong [[kinh tế]] là hiện tượng xảy ra khi sự tham gia của [[chính phủ]] trong một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng đáng kể đến cung hoặc cầu của những yếu tố khác của [[thị trường]].
 
Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế học khác lại định nghĩa “hiệu ứng lấn át” là trường hợp xảy ra khi chính phủ nới lỏng chính sách tài khoá làm giảm đầu tư khu vực tư nhân. Các khoản vay nợ tăng “lấn át” đầu tư tư nhân. Về bản chất, hiệu ứng lấn át có liên quan trực tiếp đến việc lãi suất tăng do tăng nợ chính phủ, nhưng được mở rộng qua nhiều kênh khác nhau dẫn đến thay đổi tổng sản lượng quốc dân.<ref>• Olivier Jean Blanchard (2008). "crowding out," ''The New Palgrave Dictionary of Economics'', 2nd Edition.</ref>
 
Một số nhà kinh tế học sử dụng khái niện “lấn át” cho việc chính phủ cung cấp một loại hình dịch vụ hoặc hàng hoá cho khu vực tư nhân, và chỉ được sử dụng trong hình thức trao đổi tự nguyện. Một số khác dùng “lấn át” để mô tả việc chi tiêu chính phủ được sử dụng cho các nguồn khác thay vì chi tiêu cho các doanh nghiệp tư nhân.
Dòng 10:
 
== “Lấn át” do các khoản vay của chính phủ ==
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lấn át chính là sự cắt giảm đầu tư trong khu vực tư nhân do có sự gia tăng trong các khoản vay của chính phủ. Sự tăng chi tiêu chính phủ hay giảm lợi nhuận thu được do thuế đều dẫn đến thâm hụt ngân sách, khiến chính phủ phải tăng vay nợ để bù đắp những khoản thâm hụt. Tăng vay nợ khiến lãi suất tăng, cuối cùng dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân. Có nhiều ý kiến trái chiều theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô hiện đại về hiện tượng này, đó là sự khác nhau giữa cách mà các hộ gia đình và thị trường tài chính phản ứng trước sự gia tăng của nợ chính phủ trong những hoàn cảnh khác nhau.
 
Mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át còn tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế tại thời điểm đó của mỗi quốc gia. Nếu nền kinh tế của quốc gia đó đạt mức tối đa năng lực sản xuất và toàn dụng nhân công, sự tăng đột ngột của thâm hụt ngân sách (thông qua các chương trình kích thích kinh tế) tạo nên sự cạnh tranh trong khu vực tư nhân do sự khan hiếm vốn đầu tư. Khi đó, hiệu quả của các gói kích thích kinh tế bị giảm hiệu quả do tác động của hiệu ứng Lấn át. Mặt khác, nếu nền kinh tế đạt dưới mức năng lực sản xuất tiềm năng và thặng dư vốn đầu tư thì tăng thâm hụt ngân sách không tạo nên sức cạnh tranh trong khu vực tư nhân. Trong hoàn cảnh này, các gói kích cầu sẽ hiệu quả hơn. Nói chung, sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách chính phủ chỉ thực sự có tác động đáng kể đến GDP của một quốc gia nếu nền kinh tế của quốc gia đó đạt dưới mức năng lực sản xuất tiềm năng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế Mỹ duy trì dưới mức năng lực sản xuất tiềm năng và thặng dư vốn lớn, do đó tăng thâm hụt ngân sách giúp dòng vốn thặng dư không nằm trong tình trạng nhàn rỗi.<ref name="Tyson1">{{Chú thích web|author = Laura D'Andrea Tyson|url = http://economix.blogs.nytimes.com/2012/06/01/confusion-about-the-deficit/|title = Confusion about the Deficit|publisher = New York Times|date = ngày 1 tháng 6 năm 2012 |accessdate = ngày 16 tháng 5 năm 2013}}</ref>
Dòng 43:
Chartalist và các nhà kinh tế học Hậu Keynesian đã đặt ra nghi vấn về lý thuyết lấn át vì việc phát hành trái phiếu chính phủ có tác động đến việc làm giảm lãi suất ngắn hạn do lãi sất nợ ngắn hạn được đặt ra bởi ngân hàng trung ương. Hơn nữa, các khoản tín dụng tư nhân đều không bị hạn chế vởi bất kì “một nguồn quỹ “hay “cung tiền” hoặc những khoản tiền tương tự như thế. Thêm nữa, các ngân hàng chỉ cho các khách hàng có độ tin cậy tín dụng cao vay tiền, với điều kiện giới hạn bởi mức độ vốn hoá và những quy định về rủi ro. Những khoản vay đó đồng thời tạo ra những khoản tiền gửi, làm tăng dòng tiền nội sinh tại thời điểm đó. Lấn át được cho là hiệu quả khi nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công. Khi đó, chính phủ nới lỏng chính sách tài khoá để đẩy giá cả lên cao, dẫn đến tăng cầu tiền. Việc áp dụng nới lỏng chính sách tài khoá làm tăng lãi suất (trong điều kiện những yếu tố khác giữ nguyên) và Lấn át mức độ nhạy cảm của lãi suất trong chi tiêu. Tại mức sản lượng tiềm năng, khi đó các doanh nghiệp sẽ trong trạng thái không bị tác động bởi thị trường, dẫn đến không xảy ra hiệu ứng gia tốc. Nói cách khác, nối nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công, chi tiêu chính phủ tăng làm các nguồn lực dần chuyển rời khỏi khu vực tư nhân. Hiện tượng này được cho là lấn át “thực”.
 
Các trường hợp lấn át khác (hay còn gọi là hiện tượng lấn át quốc tế) có thể xảy ra do sự phổ biến của lãi suất thả nổi, được phân tích bằng mô hình Mundell- Fleming. Vay nợ chính phủ làm tăng lãi suất, thu hút đầu tư nước ngoài vào nội địa. Dưới sự ảnh hưởng của lãi suất thả nổi, tỉ giá hối đoái tăng, kết quả là “lấn át” xuất khẩu nội địa (giá trị ngoại tệ tăng, xuất khẩu trở nên đắt đỏ). Khi đó hiệu quả của việc kích cầu không còn nhưng nó cũng không gây ra tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế dài hạn.
 
== Lấn át Cầu ==
Trong Kinh tế y tế, “lấn át” được định nghĩa là hiện tượng xảy ra khi những chương trình mới được lập ra để bù đắp cho những khoản không được đảm bảo có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy những cá nhân tổ chức tham gia bảo hiểm tư nhân chuyển sang sử dụng chương trình mới. Hiệu quả của việc này đã được ghi nhận, trong trường hợp mở rộng Chương trình Bảo Hiểm Sức khoẻ cho Trẻ em (SCHIP) vào cuối những năm 1990.<ref>{{Chú thích web|url = http://ideas.repec.org/p/nbr/nberwo/5082.html|title = Does Public Insurance Crowd Out Private Insurance?|author = David M. Cutler & Jonathan Gruber|date = ngày 2 tháng 2 năm 1995|publisher = Ideas.repec.org|accessdate = ngày 9 tháng 11 năm 2014}}</ref>
 
Do đó, việc thành lập các chương trình như vậy không chỉ đại diện cho những khoản không được bảo đảm trước đây, mà còn đại diện cho những người bị buộc phải chuyển đổi bảo hiểm y tế của họ từ tư nhân sang bảo hiểm công. Kết quả của việc chuyển đổi này là sự cải thiện đáng kể của các chương trình chăm sóc sức khoẻ và sự thay đổi của các chính sách liên quan. Trong các cuộc thảo luận của CHIP, những giả thiết này được cho là những thách thức đưa ra trong những dự án của Văn phòng Ngân Sách Quốc hội (CBO), và được sự đồng thuận trong tất cả các cuộc họp đồng thời được cho là giả thuyết phù hợp nhất về tác động của việc tăng nguồn tài trợ cho những chương trình này. CBO đặt giả thiết nhờ việc tăng nguồn tài trợ và thay đổi chính sách, nhiều trẻ em đã tham gia chương trình này, nhưng còn một số khác vẫn tham gia vào các chương trình bảo hiểm tư nhân. Đại đa số các trường hợp,thâm chí ở những bang có tỉ lệ tham gia của những người có tỉ lệ thu nhập gấp đôi tiêu chuẩn của hộ nghèo (khoảng $40,000 cho một hộ gia đình bốn người), không được tiếp cận với bảo hiểm y tế phù hợp cho con cái mình.<ref>[http://energycommerce.house.gov/cmte_mtgs/110-he-hrg.012908.Kohler-testimony.pdf] {{Wayback|url = http://energycommerce.house.gov/cmte_mtgs/110-he-hrg.012908.Kohler-testimony.pdf|date = 20090326033903}}</ref>
 
Trong trường hợp của CHIP và Medicaid, rất nhiều trẻ em đủ điều kiện tham gia mà không tham gia. Do đó, so sánh với Medicare, một chương trình bảo hiểm cho phép tự động tham gia đối với những đối tượng trên 64 tuổi, những người giám hộ trực tiếp cho trẻ em có thể được yêu cầu điền vào một mẫu đơn gồm 17 trang, đưa ra nhiều phương thức thanh toán tích hợp, cho phép có thể tham gia lại sau một năm, thậm chí còn tổ chức những đợt phỏng vấn trực tiếp để xác định điều kiện tham gia của trẻ. Những thủ tục nhằm loại trừ sự “lấn át” này có thể làm gián đoạn quá trình chăm sóc cho trẻ em, sự kết nối với chương trình chăm sóc y tế tại nhà và dẫn đến những tác động xấu đến sức khoẻ.<ref>[http://content.healthaffairs.org/cgi/content/full/23/3/233?maxtoshow=&HITS=10&hits=10&RESULTFORMAT] <sup class="noprint Inline-Template" contenteditable="false">&#x5B;''[[Wikipedia:Liên kết hỏng|<span title=" since November 2014">dead link</span>]]''&#x5D;</sup></ref>