Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Dreadnought (1906)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n dọn dẹp
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 73:
[[Đô đốc]] [[John Fisher, Nam tước thứ nhất Fisher|Sir John "Jacky" Fisher]], [[Thứ trưởng Hải quân Anh|Thứ trưởng]] của [[Bộ Hải quân Anh]], được ghi nhận là cha đẻ của ''Dreadnought''. Không lâu sau khi nhậm chức, ông ra lệnh nghiên cứu các thiết kế một thiết giáp hạm chỉ trang bị thuần túy pháo chính {{convert|12|in|0|adj=on}} và một tốc độ {{convert|21|kn|lk=in}}. Ông thành lập một "Ủy ban Thiết kế" để đánh giá các phương án thiết kế và giúp vào việc thiết kế chi tiết. Một lợi ích phụ của Ủy ban là nó sẽ bảo vệ cho ông và Bộ Hải quân trước những công kích chính trị, cho rằng họ không tham khảo các chuyên gia hàng đầu trước khi thiết kế ra một thiết giáp hạm khác biệt đáng kể như vậy.
 
''Dreadnought'' là thiết giáp hạm đầu tiên trong thời đại của nó có một dàn pháo chính đồng nhất, hơn là một số ít pháo cỡ lớn bổ sung với nhiều khẩu pháo nhỏ hơn. Nó cũng là chiếc [[tàu chiến chủ lực]] đầu tiên vận hành bằng [[turbine hơi nước]], khiến nó trở thành thiết giáp hạm nhanh nhất thế giới vào lúc nó hoàn tất.<ref>{{Harvnb|Sturton|2008|pp=76–77}}</ref> Việc hạ thủy nó đã kích thích một cuộc [[Chạy đua vũ trang hải quân Anh-Đức|chạy đua vũ trang hải quân]], khi các thế lực hải quân khắp thế giới, đặc biệt là [[Hải quân Đế quốc Đức]] đổ xô chạy theo trong việc chế tạo dreadnought, là một trong những nguyên nhân sâu xa của [[Chiến tranh Thế giới thứ nhất]].<ref name=g1>{{Harvnb|Gardiner|1986|p=18}}</ref>
 
''Dreadnought'' không tham gia bất kỳ trận hải chiến nào trong Thế Chiến I. Nó đang được tái trang bị vào lúc diễn ra [[trận Jutland]] vào năm [[1916]], là lần duy nhất mà các thiết giáp hạm dreadnought Anh nổ súng vào đối thủ tương ứng Đức trong chiến tranh. Nó trở thành thiết giáp hạm duy nhất trong lịch sử từng đánh chìm một [[tàu ngầm]] vào năm [[1915]], khi nó húc vào [[U-29 (tàu ngầm Đức)|''U-29'']] trong lúc chiếc này bất ngờ nổi lên sau khi phóng [[ngư lôi]] vào một thiết giáp hạm khác.<ref name=b38>{{Harvnb|Burt|1986|p=38}}</ref> Sau trận Jutland, ''Dreadnought'' được đưa về nhiệm vụ phòng thủ duyên hải tại [[eo biển Manche]]; gia nhập trở lại [[Hạm đội Grand]] vào năm [[1918]], nhưng được đưa về lực lượng dự bị năm [[1919]] và bị bán để tháo dỡ hai năm sau đó.
Dòng 114:
Kế hoạch ban đầu dự định tháo dỡ tám khẩu pháo này trên sàn trước và sàn sau, giữ chúng trên gối đệm trên sàn tàu vào ban ngày để tránh không bị hư hại bởi chớp lửa đầu nòng của dàn pháo chính. Tuy nhiên, các thử nghiệm tác xạ vào [[tháng 12]] năm [[1906]] cho thấy công việc này khó khăn hơn mong đợi, và hai khẩu pháo bên mạn trái của sàn trước cùng pháo phía ngoài mạn phải trên sàn sau được chuyển đến nóc tháp pháo, mỗi tháp pháo hai khẩu. Các khẩu pháo còn lại trên sàn trước và khẩu pháo phía ngoài mạn trái trên sàn sau được tháo dỡ vào cuối năm [[1907]], làm giảm số lượng pháo kiểu này xuống còn 24 khẩu. Trong đợt tái trang bị vào [[tháng 4]]-[[tháng 5]] năm [[1915]], hai khẩu trên nóc tháp pháo "A" được bố trí lại về vị trí ban đầu bên mạn phải sàn sau. Một năm sau, hai khẩu phía cuối cấu trúc thượng tầng được tháo dỡ, giảm số lượng pháo xuống còn 22 khẩu. Hai khẩu ở sàn sau được cải biến đặt trên một bệ Mark IV*C góc cao cho nhiệm vụ [[chiến tranh phòng không|phòng không]] và hai khẩu ngang với [[tháp chỉ huy]] được tháo dỡ vào năm [[1917]].<ref name=r3>{{Harvnb|Roberts|1992|p=30}}</ref>
 
Một cặp pháo phòng không [[QF 6 pounder Hotchkiss]] trên bệ góc cao được bổ sung ở sàn sau vào năm [[1915]].<ref name=r3/> Chúng có thể hạ tối đa đến góc 8° và nâng tối đa đến 60°. Các khẩu pháo này bắn ra đạn pháo nặng {{convert|6|lb|kg|adj=on}} với lưu tốc đầu đạn {{convert|1765|ft/s|m/s|abbr=on}} và một tốc độ bắn 20 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn tối đa {{convert|10000|ft|m|abbr=on}}, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ có {{convert|1200|yd}}.<ref>{{chú thích web|url=http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_6pounder_m1.htm|title=Britain 6-pdr / 8cwt (2.244"/40 (57 mm)) QF Marks I and II|date=ngày 16 tháng 5 năm 2008|accessdate=ngày 11 tháng 11 năm 2009|publisher=navweaps.com}}</ref> Chúng được thay thế bằng một cặp pháo [[QF 3-inch 20 cwt]] trên bệ góc cao Mark II vào năm [[1916]]. Kiểu vũ khí này có thể hạ tối đa đến 10° và nâng tối đa đến góc 90°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng {{convert|12,5|lb|kg|adj=on}} với lưu tốc đầu đạn {{convert|2500|ft/s|m/s|abbr=on}} và một tốc độ bắn 12 đến 14 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn hiệu quả {{convert|23500|ft|m|abbr=on}}.<ref>{{chú thích web|url=http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_3-45_mk1.htm|title=British 12-pdr (3"/45 (76.2&nbsp;cm)) 20cwt QF HA Marks I, II, III and IV|date=ngày 27 tháng 2 năm 2007|accessdate=ngày 11 tháng 11 năm 2009|publisher=navweaps.com}}</ref>
 
''Dreadnought'' mang năm [[ống phóng ngư lôi]] [[ngư lôi Anh 18 incn|{{convert|18|in|mm|abbr=on}}]] trong ba ngăn, mỗi ngăn có hai ống bên mạn tàu, ngoại trừ ngăn phía đuôi chỉ có một ống. Phòng ngư lôi phía trước được bố trí trước hầm đạn tháp pháo "A", trong khi phòng ngư lôi phía sau được bố trí sau hầm đạn tháp pháo "Y". Ngăn ngư lôi phía đuôi tàu được chia sẻ với hộp số bẻ lái. Con tàu mang theo 23 [[ngư lôi Whitehead]] Mark III, không tính đến sáu ngư lôi {{convert|14|in|mm|0|adj=on}} được mang theo trên các tàu gác hơi nước của nó.<ref name=r8/>