Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng trường tấn công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 18:
=== Những năm 1900-1930 ===
[[Tập tin:Fedorov avtomat.jpg|300px|thumb|right|Khẩu Fedorov Avtomat]]
Amerigo [[Cei-Rigotti]] đã thiết kế một loại súng có khả năng của một khẩu súng trường công kích vào khoảng 1890-1900. Nó đã được thử nghiệm nhưng chưa bao giờ được mang ra sử dụng. Loại súng trường công kích đầu tiên được mang ra sử dụng chiến đấu là khẩu [[Súng trường tự động Fedorov|Fedorov Avtomat]] của [[Nga]] nó xuất hiện vào năm 1915 sử dụng loại đạn súng trường [[6,5×50mm Arisaka]] [[Nhật Bản]]. Loại đạn này cũng giống như loại đạn [[6,5x52mm Mannlicher-Carcano]] mà khẩu Cei-Rigotti từng sử dụng, chúng có sức sát thương cũng như sức giật khá thấp. Fedorov Avtomat đã được mang ra tác chiến với số lượng khoảng 3.200 khẩu. Vì một lý do nào đó các khẩu này đã được quân đội Nga và Liên Xô ưa chuộng nên chúng đã được thấy sử dụng cho đến tận [[chiến tranh thế giới thứ hai]]. Trọng lượng của toàn bộ khẩu súng này và đạn dược mà một binh lính phải mang theo chỉ khoảng dưới 5,5 kg.
 
Trong [[chiến tranh thế giới thứ nhất]] khẩu [[LMG]] [[Chauchat]] của [[Pháp]] đã cho ý tưởng về cấu trúc của súng trường công kích sau này. Nó có các đặc điểm của một khẩu súng trường công kích hiện đại đó là có thể bắn với chế độ từng viên hay tự động, có băng đạn rời và có tay cầm bắn. So sánh với các loại súng máy cùng thời khác thì Chauchat tương đối nhẹ (9 kg) nhưng nó vẫn quá cồng kềnh để có thể chiến đấu trong khu vực hẹp như các dãy chiến hào và độ giật khủng khiếp của nó khi bắn ở chế độ tự động vì nó sử dụng loại đạn súng trường sử dụng thuốc súng rất mạnh, như là [[8 mm Lebel]] (8x50mmR) sử dụng ở khẩu [[Súng trường Lebel 1886|Lebel 1886]] của Pháp hay [[7,62×63mm]] (.30-06 Springfield) sử dụng ở khẩu [[M1903 Springfield|M1903]] của Hoa Kỳ với một số loại đạn khác như 7.92 mm và 7.65 mm.
Dòng 24:
[[Ribeyrolle 1918]] có thể là một trong các loại súng đầu tiên được chế tạo tập hợp các tiêu chuẩn của súng trường công kích, sử dụng loại đạn [[.351 Winchester]] nhưng cũng có thể sử dụng loại đạn [[8 mm Lebel]]. Loại súng này được giới thiệu cho bộ phận kỹ thuật quân đội vào năm 1918 với tên là Carabine Mitrailleuse. Nhưng nó đã bị từ chối hoàn toàn năm 1921 sau khi các cuộc thử nghiệm cho thấy độ chính xác của loại súng này quá kém (dưới 400m tỷ lệ đạn bắn lệch ra ngoài bia vẫn rất cao).
 
Khẩu [[M1918 Browning Automatic Rifle|M1918 Browning]] do nhà thiết kế [[John Browning]] thiết kế cho quân đội Hoa Kỳ là một trong những ví dụ điển hình của súng trường tiến công của [[Thế chiến 1]] (giống khẩu [[Súng trường tự động Fyodorov|Fyodorov]] của Nga). Ở phía bên trái khẩu súng có một cái khóa để chọn chế độ bắn (Đưa khóa về chữ F nghĩa là bắn bán tự động (Fire), còn đưa về chữ A là tự động (Automatic)). Thế nhưng, do súng khá nặng (Khẩu BAR nặng tới 7.9  kg khi chưa nạp đạn, còn nạp đầy đạn thì nó nặng tới hơn 9kg9 kg). Thêm nữa, súng lại không có tay cầm, loại đạn súng sử dụng là .30-06 của khẩu [[M1903 Springfield]] (Sau năm 1954 thì Mỹ chuyển đổi cỡ đạn cho khẩu BAR từ .30-06 sang 7.62x51mm NATO) nên sức giật của súng cũng khá mạnh. Chính vì những nhược điểm trên, bước sang [[Thế chiến 2]], quân đội Mỹ đã chuyển đổi khẩu BAR thành một khẩu trung liên với một cặp chân chống chữ V ở đầu nòng.
 
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất các loại [[súng tiểu liên]] cũng đã xuất hiện và tham gia chiến đấu như [[Villar-Perosa (súng tiểu liên)|Villar Perosa]], [[Beretta M1918]] và [[MP 18]]. Loại súng này có rất nhiều điểm giống với các khẩu súng trường công kích nhưng khác là chúng sử dụng đạn súng ngắn như loại [[9×19mm Parabellum]]. Khẩu [[tiểu liên Thompson]] từng được bố đẻ của nó là tướng John Taliaferro Thompson thiết kế để sử dụng đạn súng trường (đạn .30-06). Tuy nhiên, do chốt Blish của súng không chịu được phản lực sinh ra của đạn .30-06 sinh ra sau mỗi phát bắn nên ông Thompson đã chuyển sang sử dụng loại đạn [[.45 ACP|11,43×23mm (.45 ACP)]] của khẩu [[M1911 (súng)|M1911]]. Các khẩu súng này đã là một bước tiến quan trọng để tạo ra các loại súng trường công kích sau này.
Dòng 43:
Đức cũng giống như nhiều nước khác đã nắm bắt được nhu cầu về các loại súng trường dành cho bộ binh từ thế chiến thứ nhất, cũng như các nhà máy của họ ché tạo ra nhiều loại đạn khác nhau không đúng với tiêu chuẩn cũ nên cũng chẳng có lý do gì để giữ lại các khẩu súng trường cũ. Loại đạn mới là 7.92x30 mm Kurz đã được nghiên cứu và thử nghiệm, kết quả là loại đạn [[7.92x33mm Kurz]] đã ra đời năm 1941 và sau đó nó được nâng cấp thêm vài lần nữa. Loại đạn 7.92x33mm của Đức chỉ đơn giàn là trùng kích cỡ với loại 7.62x33mm của Hoa Kỳ còn ngoài ra không có bất cứ sự liên quan nào kể cả các vấn đề nảy sinh hay cách hoạt động. Loại đạn 7.92x33mm sử dụng đầu đạn của loại đạn [[7.92x57mm Mauser]] với cùng đường kính.
 
Vào năm 1942 hãng sản xuất vũ khí [[Walther]] đã chế tạo khẩu Maschinenkarabiner với tên MKb42(W). Cùng năm đó [[Hugo Schmeisser]] cũng đã thiết kế khẩu MKb42(H). Rheinmetall-Borsig cũng đã giới thiệu khẩu Fallschirmjägergewehr 42 ([[FG 42]]) của mình nhưng nó hơi khác với các loại súng trường công kích đó là nó sử dụng loại đạn súng trường mạnh chứ không sử dụng loại đạn có độ dài trung bình. Trong cuộc chiến MKb42(H) đã chứng minh rằng nó tốt hơn hai loại còn lại. Schmeisser đã phát triển nó thành MP43, sau đó MP43/1, và cuối cùng là [[StG 44|MP-44]], một số gọi nó là StG 44). Nó đã ngay lập tức được sản xuất đại trà. Từ hơn 5.000 khẩu vào tháng 2 năm 1944 lên 55.000 khẩu vào tháng 11 cùng năm. MP-44 chưa thực sự là súng trường tấn công, loại đạn 7.92x33mm của nó chỉ cho tầm bắn hiệu quả khoảng 300 mét, nhưng dù sao ý tưởng của nó là tương tự với súng trường tấn công (1 loại súng bắn liên thanh có tầm bắn xa hơn súng ngắn liên thanh)
 
Khi gần kết thúc chiến tranh [[Mikhail Timofeyevich Kalashnikov|Mikhail Kalashnikov]] đã thiết kế khẩu [[AK-47]] nó có cách hoạt động rất khác với StG-44 của Đức. AK-47 sử dụng loại đạn [[7,62×39mm]] vốn được [[Simonov]] thiết kế năm 1945 và sản xuất rất nhiều cho các khẩu [[SKS]]. Loại súng này đã trở nên rất nổi tiếng và phổ biến vì độ đáng tin cậy của nó. Có những ý kiến nói rằng Kalashnikov đã lấy nền tảng từ khẩu StG44 để phát triển AK-47, nhưng nhiều nhà sử học đã bác bỏ ý kiến này, họ chỉ ra rằng Kalashnikov đã tiến hành thiết kế AK-47 từ năm 1943 (tức là trước khi StG-44 ra đời) do ông bị ấn tượng về những khẩu súng tiểu liên có thể bắn tự động, tốc độ bắn nhanh mà không cần tốn thời gian lên đạn.