Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích Quảng Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 80:
Những bản báo cáo về cuộc đời của Hòa thượng Thích Quảng Đức được lấy từ những thông tin lưu truyền bởi các tổ chức Phật giáo. Theo đó thì ông sinh năm [[1897]] tại làng Hội Khánh, xã [[Vạn Khánh]], [[huyện Vạn Ninh]], [[khánh Hòa|tỉnh Khánh Hòa]], thuộc [[miền Trung (Việt Nam)|miền Trung Việt Nam]], trong một gia đình có bảy anh chị em, cha là Lâm Hữu Ứng và mẹ là Nguyễn Thị Nương. Năm lên bảy tuổi, cậu bé Lâm Văn Tuất xuất gia tu học với [[hòa thượng]] Thích Hoằng Thâm, vừa là thầy bản sư, vừa là cậu ruột. Cậu được hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm mười lăm tuổi Lâm Văn Tuất thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thụ Tỳ Kheo giới pháp danh '''Thị Thủy''' (是水), pháp tự '''Hạnh Pháp''' (行法), pháp hiệu '''Quảng Đức''' (廣德) nối pháp đời thứ 42 [[Lâm Tế tông|thiền tông Lâm Tế]] thế hệ thứ 9 của phái [[Chúc Thánh]]. Thọ giới xong hòa thượng vào một ngọn núi tên là Hòn núi Đất thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, về sau ông đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc.<ref name="qd">{{harvnb|Nhị Tường|2005}}.</ref>
 
Sau quãng thời gian sống biệt lập, ông bắt đầu du hành khắp [[Miền Trung (Việt Nam)|miền Trung]] để giảng pháp. Sau 2 năm ông trở lại nhập thất tại [[chùa Sắc Tứ Thiên|chùa Sắc Tứ Thiên Tứ]] tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, gần [[thành phố]] [[Nha Trang]]. Năm [[1932]], ông được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội [[Phật giáo]] [[Ninh Hòa]], sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong suốt thời gian ở miền Trung [[Việt Nam]], ông đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa. Năm [[1934]], rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ông cũng từng đến [[Campuchia]] hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống [[Thượng tọa bộ|Theravada]]. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ông đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ông đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cung là nơi ông trụ trì là [[chùa Quan Thế Âm]] ở [[phú Nhuận|quận Phú Nhuận]], [[Gia Định]], nay con đường này đã đổi thành chính tên của ông là Thích Quảng Đức. Ông đã từng giữ chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ của [[Giáo hội Tăng già Nam Việt]] trong một thời gian khá lâu. Trước đó, ông có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của [[Hội Phật học Nam Việt]]. Khi trụ sở này dời về [[chùa Xá Lợi]], ông xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.<ref name="qd"/>
 
== Bối cảnh tôn giáo ==
Dòng 142:
Sau vụ Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, phía Hoa Kỳ gia tăng sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa tiếp tục thương lượng và hòa giải với phía Phật giáo. Lúc 11:30 ngày [[11 tháng 6]], Tổng thống Diệm triệu tập nội các để họp khẩn cấp bàn về vấn đề khủng hoảng Phật giáo. Thế nhưng sau cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức, ông đã hủy cuộc họp và gặp riêng với các bộ trưởng của mình. Đại sứ Mỹ [[William Trueheart]] đã cảnh báo [[Nguyễn Đình Thuận]], thư ký của Diệm, rằng tình hình hiện rất nhạy cảm và đặt hy vọng tổng thống sẽ sớm đáp ứng những yêu sách của giới Phật tử. Tại Mỹ, [[bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|ngoại trưởng]] [[Dean Rusk]] cũng cảnh báo đại sứ quán Sài Gòn rằng [[Nhà Trắng]] sẽ công khai công bố bản yêu sách đó "tự nó sẽ không liên quan" gì đến chính quyền nếu sự việc đã không xảy ra.<ref>{{harvnb|Jones|2003|p=272}}.</ref> Bản thông cáo chung có ý nhượng bộ Phật tử được ký ngày [[16 tháng 6]].<ref name="h149"/>
 
[[15 tháng 6]] được chọn làm ngày tổ chức lễ tang cho Thầy Thích Quảng Đức. Ngày hôm đó đã có hơn 4.000 người tập trung bên ngoài chùa Xá Lợi nhưng buổi lễ lại bị hoãn. Đến ngày 19, linh cữu của hòa thượng được chở đến một [[nghĩa trang]] cách trung tâm thành phố 16 &nbsp;km (10 dặm) về phía Nam để hỏa táng lại. Theo như bản thông cáo chung vừa được ký kết trước đó vài ngày trong đó có sự đồng thuận giữa các chức sắc Phật giáo và cảnh sát thì số người tham dự lễ tang được giới hạn khoảng 400 người.<ref name="h149">{{harvnb|Hammer|1987|p=149}}.</ref>
 
== Trái tim xá lợi ==