Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tế Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Truyền thuyết kể lại rằng lúc mẹ sư lâm bồn, ánh hồng quang bao trùm nhà, khắp nhà có mùi thơm lạ xộc mũi. Tế Điên Hòa Thượng sinh ra có gương mặt khôi ngô tuấn tú, ngũ quan đoan chánh, tướng mạo thanh tú bất phàm, chỉ có điều là cứ khóc mãi chẳng ngưng, khóc mãi cho đến 3 hôm, lão phương trượng của chùa Quốc Thanh đến chúc mừng, vừa mới nhìn thấy Hoà Thượng thì bèn lập tức ngừng khóc, nhếch mép cười rồi. Phương trượng Tánh Không trưởng lão đặt cho cậu bé cái tên để ghi nhớ tên thu làm đồ đệ, lấy tên cho cậu là Lý Tu Duyên. Tế Điên lúc 7 tuổi thì chẳng muốn nói chẳng muốn cười, chẳng có tụ họp chơi đùa với những đứa con nít cùng thôn làng. Cha của cậu mời đến một vị lão tú tài là ông Đỗ Quần Anh dạy cho cậu học hành đọc sách ngay tại nhà. Cậu có trí nhớ rất tốt, hễ nhìn qua rồi thì không quên, tốc độ đọc hiểu rất nhanh, năm 14 tuổi thì thi đậu [[Tú tài|Tú Tài]], nào ngờ đâu cha bệnh qua đời. Bẩm tánh của Tu Duyên yêu thích kinh điển, đến lúc 18 tuổi thì mẹ ruột cũng bị bệnh mà qua đời. Sau khi thọ tang báo hiếu cho cha mẹ xong, sư thấy rõ vô thường bèn lập chí xuất gia tu hành, đem những việc trong nhà, tài sản giao phó lại cho Vương viên ngoại.
 
Sau đó, sư đến [[Hàng Châu]] và xuất gia, [[Tì-kheo|thọ giới]] tại [[Linh Ẩn tự|Chùa Linh Ẩn]] và được ban pháp danh là Đạo Tế. Sư từng tham học Thiền với nhiều vị thiền sư nổi tiếng đương thời như Thiền sư Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Thiền sư Đạo Thanh chùa Kỳ Viên, Thiền sư Đạo Tịnh ở chùa Quan Âm . Cuối cùng sư đến núi Hổ Khâu tham học với Thiền sư Huệ Viễn Hạt Đường ( đệ tử nối pháp của [[Thiền sư]] [[Viên Ngộ Khắc Cần]]- tác giả tập [[công án]] [[Bích nham lục|Bích Nham Lục]]) [[Giác ngộ|đại ngộ]] và được Thiền sư Huệ Viễn [[Ấn khả chứng minh|ấn khả]]. Đến khi Thiền sư Huệ Viễn thị tịch, sư đến ẩn cư tại chùa Tịnh Từ ở Hàng Châu. Khi chùa Tịnh Từ bị hỏa hoạn đổ nát, sư dạo đến hoằng pháp ở vùng [[Nghiêm Lăng]].
 
Không giống với các tăng sĩ Phật Giáo bình thường, sư không thích tuân theo [[Giới (Phật giáo)|Giới Luật]] và thích uống rượu, ăn thịt, đến những nơi như quán rượu, nhà dâm mà không quan tâm việc người đời bàn tán, dèm pha. Người đời thấy hành động có vẻ điên khùng, kỳ quái như vậy nên đặt biệt danh cho sư là Tế Điên. Y phục của sư rách nát, bẩn thỉu khi đi từ nơi này đến nơi khác, thường xuyên té ngã khi đang say rượu. Tuy nhiên, sư rất tốt bụng và thể hiện tinh thần nhập thế cứu đời của Bồ Tát; sư thường sẵn sàng giúp đỡ những người thường, chữa trị cho những người bệnh và đấu tranh chống lại những điều bất công trong xã hội như những người giàu, có quyền thế ức hiếp dân nghèo,... Các vị sư trong chùa vì không hiểu được ý nghĩa những hành động quái lạ của Tế Công và sợ ảnh hưởng đến thanh danh, giới luật Phật giáo nên đẩy sư ra khỏi chùa và vì thế sư thường đi lang thang khắp nơi, không trú tại bất kỳ nơi nào cố định và giúp đỡ mọi người bất kỳ khi nào có thể.
 
Người đương thời và đời sau vì thấy những hành động lập dị, kỳ quái, thần thông biến hóa nhưng đầy từ bi, nhân từ của sư nên nghĩ rằng sư hiện thân của [[Bồ Tát]], [[A-la-hán|A La Hán]]. Trong đó, nhiều người coi sư như là hóa thân của Hàng Long La Hán- một trong [[Thập Bát La hán|thập bát La Hán]]. Có một truyền thuyết kể lại rằng cư dân ở vùng Tần Hồ rất thích ăn ốc nhưng họ chỉ ăn phần đuôi, sư bèn xin hết chổ ốc họ bỏ đi đó đem thả xuống sông, ốc sống lại nhưng cụt đuôi.
 
Ngày 16 tháng 5 năm 1209, sư an nhiên ngồi kiết già thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi, trước khi tịch sư có để lại một bài kệ:<blockquote>''Sáu mươi năm phiêu bạt đó đây''
Dòng 40:
== Giải thích về phong cách của Tế Công ==
 
Thiền sư Đạo Tế từng nói bài kệ về phong cách tu hành của mình như sau:<blockquote>''Cổ thi [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Tổ]] để một phong,''
 
''Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng,''
Dòng 46:
''Người nay tu miệng, lòng không sửa.''
 
''Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.''</blockquote>Luận: Vào đương thời, trong xã hội Trung Quốc có nhiều biến cố chính trị, người dân mê muội. Trong cácgiới tự viện[[Phật giáo|Phật Giáo]] cũng xuất hiện một số tình trang tệ nạn, sa sút trong nội bộ tăng sĩ. Tế Công là bậc thiền sư đã khai ngộ, thấu suốt tự tính, không còn bị sinh tử luân hồi ràng buộc. Các Thiền sư trong [[Thiền tông|Thiền Tông]] thường dùng những cơ xảo, lời nói trái với thường tình như đánh, hét, dựng phất tử,.. để giúp người họ thoát khỏi tâm chấp trước, liền được ngộ đạo. Tế Công vì thấy người đời chấp trước vào hình tướng bên ngoài, tham lam, ích kỷ, ham mê danh lợi, tài sắc, mà quên mất bản tâm Phật tính, tâm thiện ngay nơi mình, không chịu chú trọng thực tâm tu hành, cầu đạo giải thoát nên ngài thị hiện điên điên, khùng khùng, mặc đồ rách rưới, ăn thịt, uống rượu để phá bỏ tâm chấp thật của chúng sinh, giúp dân chúng hướng thiện, kết thiện duyên với Phật Pháp. Hành tung của các Thiền sư thường ảo diệu, đến đi không để lại dấu vết, chỉ chú trọng dùng phương tiện giúp người, Tế Công cũng vậy, hành động của sư nếu không phải là người học đạo, tu hành thì khó mà lường được. Tuy hình tướng bên ngoài của sư khác thường nhưng tâm Bồ Tát rộng lượng cứu độ chúng sinh, giúp người, giúp vật thoát khỏi bệnh tật, nguy nan, bỏ tà theo chánh đã cảm hóa được nhiều người đương thời, đến nay hình tượng Tế Công vẫn là một dòng cảm hứng lớn đối với nhân sinh.
 
Phật Giáo Trung Quốc ít nhiều ảnh hưởng từ các nghi lễ [[Nho giáo|Nho Giáo]], trọng văn chương, nghi lễ, ngôn ngữ thâm sâu, điêu luyện nên các tầng lớp dân cư thấp, ít học trong xã hội khó tiếp cận được Phật Pháp. Sự xuất hiện của những câu chuyện về cuộc đời giáo hóa của Tế Công và sự lan truyền rộng rãi trong quần chúng đã giúp cho những người bình thường, ít chữ, văn hóa thấp dễ dàng hiểu được các giáo lý Phật Pháp cơ bản.
Khi có người hỏi về nguyên cớ tại sao ngài điên điên, khùng khùng, truyền thuyết kể lại rằng Ngài cười lớn và nói: ''"Ha ha! Người đời thường cười ta điên điên khùng khùng, thật ra Đạo Tế ta tuy điên mà chẳng khùng, nay giải thích cái lí ấy như sau: cái gọi là “ điên khùng ” là tinh thần thất thường, lời nói hành động chẳng có chút trật tự, giống kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch vậy. Ta tuy là vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm ta một dải chơn không, tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên, vả lại lời nói có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với người đã nói đến ở trước. Ta du khắp nơi, không bị ràng buộc".''
 
Khi có người hỏi về nguyên cớ tại sao ngàiTế Công điên điên, khùng khùng, truyền thuyết kể lại rằng Ngài cười lớn và nói: ''"Ha ha! Người đời thường cười ta điên điên khùng khùng, thật ra Đạo Tế ta tuy điên mà chẳng khùng, nay giải thích cái lí ấy như sau: cái gọi là “ điên khùng ” là tinh thần thất thường, lời nói hành động chẳng có chút trật tự, giống kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch vậy. Ta tuy là vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm ta một dải chơn không, tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên, vả lại lời nói có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với người đã nói đến ở trước. Ta du khắp nơi, không bị ràng buộc".''
Luận: Có câu rằng “Đại trí nhược ngu” ( ''người có trí tuệ cực cao ẩn mình thường làm ra vẻ bề ngoài trông giống như rất bình phàm và ngu mê'' ).
 
Luận: Có câu rằng “Đại trí nhược ngu” ( ''người có trí tuệ cực cao ẩn mình thường làm ra vẻ bề ngoài trông giống như rất bình phàm và ngu mê'' ).
 
Còn về vấn đề ăn thịt, uống rượu thì thời [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Thích Ca]] còn tại thế, Phật không chủ trương đệ tử nhất định phải ăn chay mà chỉ tùy duyên khi đi khất thực thí chủ cho đồ gì thì ăn đồ đó, các tăng sĩ được ăn thịt với điều kiện thịt đó phải là tam tịnh nhục, tức là thịt mà mình không thấy người ta giết hại, nghe thấy người ta giết hại hay nghi ngờ người ta giết vì mình Nên trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền từ xưa cho đến nay các tăng ni vẫn ăn thịt bình thường khi khất thực với điều kiện tam tịnh nhục như trên. Về cuối đời, Đức Phật ngăn cấm việc các đệ tử ăn thịt, như trong [[Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh|kinh Lăng Nghiêm]] nói: <blockquote>"Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành tựu đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo Vô thượng, sau khi Ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ đề..."
 
" Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam ma địa, nhưng đều là giống La sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi [[luân hồi]]." </blockquote>Trước khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, ngài cũng dạy cho tôn giả [[Ma-ha-ca-diếp|Ma Ha Ca Diếp]] : " Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình. Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả các thứ thịt". Như vậy, mục đích của việc ăn chay là để diệt trừ tâm sát sinh, hại mạng, tăng trưởng lòng từ bi, kết thiện duyên với muôn loài. Đặc biệt trong truyền thống [[Đại thừa|Phật giáo Đại thừa]] việc ăn chay trong giới tăng sĩ rất được coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoại trừ một số quốc gia Phật giáo như [[Tây Tạng]] do bị hạn chế về môi trường, đất đai khô cằn, hoang mạc khó phát triển trồng trọt, rau củ rất ít nên các tăng sĩ buộc phải ăn mặn. Sau này, khi [[phật giáo Tây Tạng]] lưu vong sang [[Ấn Độ]] hay truyền bá sang [[Phương Tây]], những hạn chế về mặt địa lý đã được cải thiện, các vị lãnh đạo tăng đoàn và giới tăng ni đã bắt đầu thực hiện và phổ biến việc ăn chay.
 
Hành động ăn thịt, uống rượu đó của Tế Công đó là do sư đã được cảnh giới tự tại, chứng được quả vị bậc thánh, không còn bị sinh tử luân hồi, nghiệp thiện ác chi phối nữa nên tùy duyên, tùy phương tiện để giáo hóa khai mê cho chúng sinh. Người bình thường nếu tu hành vẫn cần phải ăn chay, giữ giới để tăng trưởng [[Từ Bi|từ bi]], [[Bát-nhã|trí huệ]], [[Tọa thiền|thiền định]]. Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc Trung Quốc cũng có những câu chuyện như thế. Ví dụ, có một vị Thiền sư dạy đệ tử rất nghiêm khắc, bắt buộc các đệ tử phải nghiêm trì giới luật. Nhưng bản thân sư lại không tuân thủ giới luật, thường la cà nơi quán rượu, thịt với các tín đồ. Đệ tử thấy vậy nên không phục, Thiền sư bèn mời các đệ tử ngày mai cùng ông ra ngoài ăn uống. Đến sáng, ông bảo các đệ tử lấy cuốc mang đến mộ để đào xác chết và bảo các đệ tử ăn. Ai nhìn thấy cũng nôn mửa, kinh hãi, vị Thiền sư vẫn ung dung và cầm từng cái một ăn ngon lành. Vị thiền sư mới cười và khai thị cho các đệ tử: " Nếu các ông đã thật sư chứng được cảnh giới giải thoát, vô phân biệt như tôi, các ông có thể học hỏi phong cách ăn mặn, uống rượu của tôi. Nhưng nếu các ông vẫn chưa đạt được như thế, hãy tuân thủ giới luật nghiêm túc".
 
== Trong văn hóa đại chúng ==