Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mai Hắc Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 113:
 
== Tưởng nhớ ==
Đời sau nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Ngày nay tại địa phận thị trấn [[Nam Đàn (thị trấn)|Nam Đàn]], huyện [[Nam Đàn]] có [[khu di tích]] tưởng niệm ông. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong ''Tiên chân báo huấn tân kinh'' để ở đền thờ, ca tụng công đức ông như sau (bản dịch):
 
:''Hùng cứ [[xứ Nghệ|châu Hoan]] đất một vùng,''
Dòng 130:
:''Sâu quả vải vì ai vạch lá,''
:''Ngựa hồng trần kể đã héo hon...''
 
=== Lễ hội ===
Lễ hội chính của đền, miếu vua Mai (tại thị trấn Nam Đàn và thung lũng Đụn Sơn) được tổ chức long trọng vào Rằm tháng Giêng, thời Nguyễn từng được coi là Quốc lễ. Người dân Nam Đàn và nhiều nơi trong cả nước cũng lập đền thờ, tổ chức cúng giỗ vợ và con, cùng các tướng tài của Mai Hắc Đế.<ref name="Dinh Van Hien">{{Citation|author=Đinh Văn Hiến - Lê Anh |year=2009 |title=Trở lại chi tiết “cống vải” trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan |website=Báo Tiền Phong |url=https://www.tienphong.vn/van-hoa/tro-lai-chi-tiet-cong-vai-trong-cuoc-khoi-nghia-mai-thuc-loan-151575.tpo |accessdate=ngày 28 tháng 8 năm 2020}}</ref>
 
Đặc biệt ở thị trấn Nam Đàn, ngày Rằm tháng Bảy còn được nhân dân địa phương ghi nhớ là ngày giỗ các nghĩa sỹ của khởi nghĩa Hoan Châu đã tử trận vì nước, tục gọi là “ngày giỗ trận vong tướng sỹ”. Tại chợ Sa Nam trung tâm thị trấn Nam Đàn, người dân nghỉ chợ trước một ngày để chuẩn bị. Những người buôn bán trong chợ cùng góp tiền mua sắm đồ lễ để cúng tế các liệt sỹ. Đúng ngày Rằm tháng Bảy, hàng chục bao tải ngô, nếp rang nổ, hàng chục nồi cháo được nấu. Người dân bày hàng trăm chiếc lá đa lên các bàn trong chợ Sa Nam, rồi múc cháo lên đó, gọi là cháo búp (cháo đặc, múc đổ lên lá đa thì có ngọn). Các loại hoa quả như thị, nhãn, vải cũng được bày ra, và không thể thiếu các đồ vàng mã như áo quần, dày dép. Giữa chợ, người ta dựng một ông Võ Tướng bằng nan, phết giấy rất đẹp. Các bàn lễ được bày cúng xung quanh ông Võ Tướng, cúng xong thì hóa, các lễ vật được phát cho ăn mày và những nhà nghèo. Phong tục này được duy trì nhiều đời.<ref name="Dinh Van Hien"/>
 
== Tham khảo ==