Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Tế tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 64:
Tư tưởng của Tông Lâm tế đầu tiên được truyền vào thời nhà Trần, một số bộ ngữ lục quan trọng của Tông Lâm Tế như [[Lâm Tế Lục]], Đại Huệ Ngữ Lục đã được đem sang Việt Nam từ một số vị thiền sư Trung Quốc như Thiên Phong. Nhiều vị vương tôn, tăng sĩ triều Trần tiếp nhận và chịu ảnh hưởng tư tưởng của Tông Lâm Tế như Vua [[Trần Thái Tông]], [[Tuệ Trung Thượng Sĩ]], [[Quốc sư Đại Đăng]], [[Trần Nhân Tông]]. Vua [[Trần Thái Tông]] từng tham công án và sử dụng các giáo lý của Tông Lâm Tế như Tam Huyền, Tam Yếu và bình giảng, làm kệ tụng về một số [[Công án|công án Thiền]]. Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng ảnh hưởng nhiều từ bộ Đại Huệ Ngữ lục của [[Thiền sư]] [[Đại Huệ Tông Cảo]] và từng nhiều lần giảng bộ ngữ lục này cho tăng chúng.
 
Đến thế kỷ 17. Tông Lâm Tế được truyền vào Bắc Việt bởi Thiền sư Trung Quốc là [[Viên Văn Chuyết Chuyết]] và môn đệ là Thiền sư Minh Hành Tại Tại. Dòng phái này có Thiền sư [[Chân Nguyên|Chân Nguyên Tuệ Đăng]] là người phục dựng lại các tác phẩm Thiền và các di tích, chùa chiền của [[Thiền phái Trúc Lâm]]. Ở miền Trung và Miền Nam, tông Lâm Tế được truyền vào Việt Nam thông qua các vị tăng từ các thuyền buôn và theo yêu cầu thỉnh các tăng sĩ sang Việt Nam truyền giới đàn của các [[chúa Nguyễn]] như [[Nguyên Thiều|Nguyên Thiều Siêu Bạch]], [[Minh Hoằng Tử Dung]], [[Minh Hải Pháp Bảo]],.... Nhưng tư tưởng chính mà những vị sư như Viên Văn Chuyết Chuyết , Minh Hải Pháp Bảo, Nguyên Thiều Siêu Bạch.. truyền dạy cho các đệ tử chỉ mang tính chất là Phật giáo cơ bản như: dung hợp tư tưởng [[Thiền]] và [[Tịnh độ|Tịnh Độ]], tổ chức các giới đàn truyền giới, lấy pháp [[Niệm Phật|niệm phậ]]<nowiki/>t để tu hành cầu sinh [[Tịnh độ|Tịnh Độ]]. Những tu tưởng mà họ truyền bá không còn thuần túy về Thiền Tông và Lâm Tế Tông nữa, pháp tham công án, thoại đầu là truyền thống tu hành chính trong Tông Lâm Tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng không thấy các vị này nhắc đến và tổ chức tu hành trong giới đệ tử.
 
Duy có Thiền sư [[Liễu Quán|Liễu Quán Thiệt Diệu]] là người được Thiền sư [[Minh Hoằng Tử Dung]] trực tiếp chỉ dạy pháp thiền khán thoại đầu, sư khai ngộ Thiền và được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung ấn khả. Sau Thiền sư Liễu Quán thì cũng không thấy trong lịch sử ghi lại có vị sư nào ngộ Thiền. Ở các dòng phái Lâm Tế Việt Nam từ lúc bắt đầu cho đến thời hiện đại chỉ là hình thức mỗi đời thầy trao kệ nối Thiền phái cho đệ tử và đặt pháp danh, pháp hiệu cho đệ tử theo thứ tự các chữ trong bài kệ truyền pháp, Thiền Lâm Tế ở Việt Nam bị thế tục hóa thành các thế hệ gia đình chứ không còn đúng truyền thống thưc tu thực ngộ, truyền tâm ấn tâm<ref>Tức là người đệ tử tu học Thiền đạt được sự khai ngộ, người thầy xác nhận sự ngộ ấy là đúng.</ref> nữa. Tức là trước kia trong Thiền Tông chỉ người đã ngộ Thiền và được thầy ấn khả công nhận sự giác ngộ mới được nối pháp của thầy và truyền bá Thiền Tông, nhưng đến khi Thiền Tông bị tàn lụi ở Trung Quốc từ cuối thời nhà Minh thì có những người tu Thiền chưa ngộ, hoặc không tu thiền, chỉ xuất gia và thọ giới với một vị thầy thuộc thiền phái, nhưng cũng được nối pháp thầy, kế tiếp tổ vị, được coi là thiền sư đời thứ mấy trong phổ hệ truyền thừa, và tông Lâm Tế được truyền vào Việt Nam vào thời Thanh nên cũng chịu ảnh hưởng theo tệ đoan này. Hiện nay, từ Bắc đến Nam có rất nhiều chùa tự xưng là thuộc thiền phái Lâm Tế hay mỗi khi có một vị sư nào nó đó viên tịch thì trong hành trạng, tiểu sử, trên bia tháp đều ghi là nối dòng Lâm Tế đời thứ mấy, nhưng thực chất họ chỉ là tu theo [[Mật tông|Mật Tông]], Tịnh Độ, Giáo Môn,... chứ không tu theo hay biết gì về [[Thiền tông|Thiền Tông]] cả.
 
Vào giữa cuối thế kỷ 20, có Thiền sư Thích Duy Lực là cao tăng gốc Hoa ở Sài Gòn chuyên hoằng pháp và đào tạo tăng ni, cư sĩ theo đúng đường lối Thiền Thoại Đầu của Tông Lâm Tế và đã thu hút được hàng ngàn người tu tập với nhiều Thiền đường khắp các vùng Đông Nam Bộ và vẫn được các môn đệ của sư truyền bá và tiếp nối cho đến nay. Những băng giảng về đường lối thực hành Tham Tổ Sư Thiền hay các tác phẩm dịch Pháp ngữ được đăng tải lên mạng rất nhiều và là nguồn tài liệu quý báu cho những ai nghiêm túc muốn tu pháp này.