Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Đình Huỳnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thay từ "cướp" bằng từ "giành"
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 13:
Ông Huỳnh là một trong những người lo toan hậu cần cho “Đại hội quốc dân” của Việt Minh diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào. Chính tại Đại hội này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm đắc chọn ông Huỳnh làm người tâm phúc, bí thư riêng trong các việc đại sự, đặc biệt là quan hệ vói các nhân sĩ, trí thức, phú hào, các tầng lớp còn đang băn khoăn, đắn đo chuyển sang ủng hộ Việt Minh. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào trở về Hà Nội, cũng chính ông Huỳnh là người đích thân đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Bắc Giang về Hà Nội. Cũng chính ông Huỳnh là người chịu trách nhiệm lo toan chỗ trú ẩn, an ninh và ăn uống trong những ngày đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ông Huỳnh và gia đình tiếp tục trợ giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền mới thành lập. Ông Huỳnh là một trong những người tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt những ngày sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau.
 
Thời kỳ toàn quốc kháng chiến, ông vẫn làm bí thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh taitại Phủ Chủ tịch trong An Toàn Khu tại Thác Dẫng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang... Ngày 7/2/1947 ông được cử làm Đặc phái viên của chính phủ đi công cán tại miền duyên hải Bắc bộ để dàn xếp những mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và chính quyền.<ref>[https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-15-cu-Dang-Viet-Chau-Dinh-Huynh-dac-phai-vien-Bo-noi-vu-Thanh-hoa-Ninh-binh-36171.aspx Sắc lệnh 15]</ref>
 
Sau 1954, ông đảm nhận chức vụ Vụ trưởng vụ Lễ tân bộ Ngoại giao, tồirồi sau đó làm Vụ trưởng Ban thanh tra Chính phủ.
 
Do bất đồng với ban lãnh đạo đảng về các vấn đề: 1/ dân chủ trong đảng và trong xã hội; 2/ chủ trương dùng bạo lực thống nhất đất nước; 3/ đi theo đường lối Trung Quốc trong quản trị xã hội và quan hệ quốc tế, ông bị bắt giam không xét xử (18.10.1967) và chỉ được thả 5 năm sau đó cộng với 2 năm phát vãng ở thành phố Nam Định.