Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lăng Ông (Bà Chiểu)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 16:
Trong công trình kiến trúc của lăng, được xây dựng sớm nhất là phần mộ <ref>Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây thì ngôi mộ thực của Tả Quân Lê Văn Duyệt nằm ở [[Tiền Giang]]: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại [[Gia Định]], Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh [[Định Tường]] (nay là [[Tiền Giang]])". (Huỳnh Minh, ''Gia Định xưa'', Nhà xuất bản Thanh Niên in lại năm 2001, trang 53). Nhưng vào [[tháng tư|tháng 4]] năm [[2006]], sau một cuộc khảo sát, ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=139068&ChannelID=10].</ref>.
 
Năm [[1835]] sau [[cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|sự biến thành Phiên An]], Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua [[Minh Mạng]] đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ ''Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử'' (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội), theo Đại nam thực lục chính biên quốc sừ quán triều Nguyển.Nguyễn.
 
Đến năm [[Tân Sửu]] ([[1841]]), vua [[Thiệu Trị]] lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời [[Tự Đức]] ([[1848]]), Đông Các đại học sĩ [[Võ Xuân Cẩn]] dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt<ref>Hai người kia là [[Nguyễn Văn Thành]] và [[Lê Chất]].</ref>. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở [[Gia Định]] cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ <ref>Theo [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=139068&ChannelID=10 Mộ tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?]</ref>. Theo nhà văn [[Sơn Nam (định hướng)|Sơn Nam]], thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của [[Lê Văn Phong]] (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền <ref>Sơn Nam, ''Lăng Ông Bà Chiểu và Lễ hội văn hóa dân gian'' (Nhà xuất bản Trẻ, 2009, tr. 151). Cũng theo Sơn Nam, thì ngay trong năm đó, tỉnh thần tỉnh [[Định Tường]] là [[Đỗ Quang]] tâu xin trả 32 [[mẫu]] tư điền của thân phụ Lê Văn Duyệt cho cháu là Lê Văn Niên để lo hương hỏa và sửa lại phần mộ của song thân Tả quân.</ref>.