Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủy hử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 104:
Khởi nguồn của Thủy hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là trên thực tế, [[Phương Lạp]] chưa từng bị tiêu diệt bởi quân lực của Lương Sơn. [[Phương Lạp]] đã thực sự xưng đế và bị tiêu diệt bởi những đội quân khác của triều đình nhà Tống chứ không phải quân [[Lương Sơn Bạc]].
 
Theo [[Tống sử]], tháng 2 năm 1121 (Tuyên Hòa thứ 3) thời [[Tống Huy Tông]], Tống Giang ở Hoài Nam tấn công Hoài Dương quân, triều đình sai tướng đánh dẹp, Tống Giang lại tấn công Kinh Đông, tiến vào ranh giới Sở Châu, Hải Châu; triều đình sai tri châu là [[Trương Thúc Dạ]] chiêu hàng được Tống Giang.<ref>[[s:zh:宋史/卷022|Tống sử, quyển 22: Tống Huy Tông quyển 4]]: 淮南盜宋江等犯淮陽軍,遣將討捕,又犯京東、河北,入楚、海州界,命知州張叔夜招降之。</ref> Cũng theo Tống sử, Tống Giang khởi nghĩa ở Hà Sóc, cướp bóc 10 quận, quan quân không dám chống lại. Tống Giang đánh tiếng sắp đến tấn công, Trương Thúc Dạ sai gián điệp dò xét, biết quân Tống Giang ở bờ biển cướp hơn 10 thuyền lớn để chở những thứ giành được. Vì thế Trương Thúc Dạ mộ tử sĩ được 1000 người, đặt mai phục gần thành, rồi sai khinh binh đến bờ biển, dẫn dụ quân Tống Giang đến đánh. Trước Trương Thúc Dạ đã cho những binh lính khỏe mạnh mai phục bên bờ biển, chờ khi binh lính hợp lại, nổi lửa đốt thuyền của Tống Giang. Quân Tống Giang thấy thuyền mình bị đốt, đều không còn ý chí chiến đấu, phục binh của Trương Thúc Dạ thừa cơ tấn công, bắt được phó thủ lĩnh của Tống Giang, Tống Giang bèn đầu hàng.<ref>[[s:zh:宋史/卷353#張叔夜|Tống sử, quyển 353: Trương Thúc Dạ truyện]]: 宋江起河朔,轉略十郡,官軍莫敢嬰其鋒。聲言將至,叔夜使間者覘所向,賊徑趨海瀕,劫鉅舟十餘,載鹵獲。於是募死士得千人,設伏近城,而出輕兵距海,誘之戰。先匿壯卒海旁,伺兵合,舉火焚其舟。賊聞之,皆無鬥志,伏兵乘之,擒其副賊,江乃降。</ref> Không có gì giống như được đề cập trong [[Thủy hử]]. Tống sử lại chép Tống Giang cướp bóc ở Kinh Đông, quan Tư Chính điện học sĩ là [[Hầu Mông]] dâng thư nói rằng: "''Tống Giang có ba mươi sáu người hoành hành ở vùng Tề, Ngụy, quan quân có hàng vạn cũng không dám chống lại, tài năng ắt hơn người. Hiện nay giặc cướp ở Thanh Khê đang nổi lên, chẳng bằng tha tội cho Tống Giang, sai đi đánh [[Phương Lạp]] để chuộc tội''".<ref>[[s:zh:宋史/卷351#侯蒙|Tống sử, quyển 351: Hầu Mông truyện]]: 宋江寇京東,蒙上書言:「江以三十六人橫行齊、魏,官軍數萬無敢抗者,其才必過人。今青溪盜起,不若赦江,使討方臘以自贖。」</ref>
 
Bên cạnh những nhân vật hư cấu, một số nhân vật có thật trong lịch sử đã bị lắp ghép, thêm thắt, thậm chí làm sai lệch khiến cả gia tộc bị hàm oan như [[Võ Đại Lang]], [[Phan Kim Liên]]. Trong lịch sử Trung Hoa, ở vùng huyện [[Thanh Hà, Hình Đài]] đúng là có các nhân vật [[Võ Đại Lang]], [[Phan Kim Liên]]… nhưng họ sống vào đời [[Minh]] chứ không phải đời [[Tống]] và cuộc đời hoàn toàn khác xa những gì mà truyện viết.<ref>{{Chú thích web|url=http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Thuy-Hu-truyen-va-noi-ham-oan-cua-Phan-Kim-Lien-Vo-Dai-Lang-404450/|tiêu đề=Thủy Hử truyện và nỗi hàm oan của Phan Kim Liên – Võ Đại Lang}}</ref>