Tranminh360
Lưu trữ |
---|
Bạn xem giùm mình với!
sửaBạn ơi mình đã thêm thẻ quyền và nguồn gốc cho hình nhạc sĩ Anh Bằng bạn thông báo chưa có bản quyền rồi đó (NS_Anh_Bang.jpg). Bạn xem như vậy hợp lý chưa để mình làm tiếp cho các hình khác. Thiệt tình mình không hiểu thẻ quyền hình ảnh là gì cho lắm. Mong bạn hướng dẫn thêm.
Re: Nam Bộ
sửaAi nói cũng có cái đúng của mình. "Campuchia" và "Chân Lạp" chỉ là cách gọi, mà ai cũng có ít nhiều căn cứ. Tên gọi Campuchia đã có từ thế kỷ 10, nhưng sử cũ của ta vẫn ghi là Chân Lạp. Cũng như nước ta có tên trở lại từ thế kỷ 10 nhưng sử Tàu vẫn ghi Giao Chỉ hay An Nam, đó tuy chỉ là cách gọi nhưng lại là chỗ làm căn cứ của GS Mền :D.--Trungda (thảo luận) 09:36, ngày 15 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Re: Hotcat
sửaHóa ra bị hỏng, tớ tưởng trí nhớ mình bị cà tưng :D Cảm ơn Tranminh. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:03, ngày 29 tháng 1 năm 2013 (UTC)
- Bạn xử lý giúp [1] nhé, cái vector.js của mình k hoạt động được, không hiểu tại sao. Mà lạ thật, nhiều tập tin đã được phân loại mà trang đó vẫn có nhỉ.Value (thảo luận) 00:55, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Biểu quyết chọn bảo quản viên
sửaĐang có biểu quyết phong thành viên A làm bảo quản viên. Mời bạn tham gia.
Mời bạn tham gia cuộc biểu quyết quan trọng giải quyết các vấn đề gây tranh cãi ở Wikipedia chúng ta Wikipedia:Thảo luận#Biểu quyết.Trongphu (thảo luận) 02:08, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Fwd: Notifications
sửaBạn có thì giờ rảnh giúp với công việc này không? Cám ơn! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:36, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Greetings!
- You may have seen or used Notifications on the English Wikipedia. We plan on releasing Notifications to the Vietnamese Wikipedia at the end of next month or so. If you are interested there is a help translation needed and a quick rundown of a checklist needed to make sure the community is ready. Are you interested in doing this? Keegan (WMF) (thảo luận) 19:46, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- There are only a few things to do, mostly translation.
- I hope you can help out with this! Echo will be very helpful and I'm excited to help bring it here. Let me know if you have any questions or if there is someone else that can help. Keegan (WMF) (thảo luận) 17:19, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Cám ơn bạn, anh đã cập nhật. Anh cũng hỏi Rschen7754 về trạng thái của quy định AAR tại đây. – Nguyễn Xuân Minh 💬 04:21, ngày 23 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Re: Điều khoản Sử dụng
sửaXin lỗi bạn vì hồi âm muộn. Không chỉ có Điều khoản Sử dụng, mà cả các quy định quan trọng về Quyền riêng tư cũng chưa được dịch hay cập nhật hoàn chỉnh. Tôi có khả năng cập nhật, nhưng vẫn nên được làm theo trình tự là đóng góp bản dịch trên Meta trước, mà tôi lại không có đủ khả năng Anh ngữ với các văn bản hành chính và pháp quy như vậy. Nếu được bạn có thể giúp đỡ dịch không? Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 06:02, ngày 27 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Re: Wikidata
sửaChào bạn, tôi diễn giải ra thế này cho dễ hiểu hơn (vì có thể tôi sẽ nhầm lẫn ý nào đó trong câu hỏi của bạn):
- Mỗi bài viết trong Wikipedia tiếng Việt chỉ có thể liên kết với một khoản mục trên Wikidata.
- Nếu bài viết đó hiện chỉ đang tồn tại ở Wikipedia tiếng Việt (không có bất kỳ dự án nào khác), khoản mục Wikidata sẽ tự động được tạo ra sau một thời gian, với bài viết tiếng Việt là mối liên kết duy nhất.
- Nếu bài viết đó có những phiên bản tương ứng ở các dự án khác, khoản mục Wikidata chỉ cập nhật liên kết đến tiếng Việt khi bài viết đó được thêm thủ công vào Wikidata. Còn nếu không được thêm thủ công, trường hợp này sẽ tương ứng với điều bên trên.
- Nếu dịch một bài viết từ Wikipedia tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ khác, bài viết đó ở Wikipedia tiếng Việt có thể liên kết đến khoản mục Wikidata chung theo hai cách:
- Nhấn "Thêm liên kết" ở cuối thanh bên trái của bài viết tại Wikipedia tiếng Việt, và làm theo các bước trong hộp thoại hiện ra.
- Truy cập trực tiếp vào khoản mục Wikidata (vào d: và gõ tên bài viết tiếng Anh hoặc ngôn ngữ có bài viết đó / hoặc nhấn "Sửa liên kết" ở cuối thanh bên trái của bài viết tại Wikipedia tiếng Anh hoặc ngôn ngữ có bài viết đó), rồi thêm thủ công tên bài viết trong Wikipedia tiếng Việt vào khoản mục đó. Tên khoản mục có thể cập nhật theo tên bài viết tiếng Việt theo thời gian, hoặc cũng có thể sửa thêm tên tiếng Việt cho khoản mục đó bằng tay.
- Khi bài viết trên Wikipedia tiếng Việt đã được liên kết với một khoản mục trên Wikidata (bất kể khoản mục đó chỉ chứa mỗi Wikipedia tiếng Việt hay cũng chứa nhiều dự án khác), nút "Thêm liên kết" sẽ được chuyển thành "Sửa liên kết" tại Wikipedia tiếng Việt.
Hy vọng giúp ích được phần nào cho bạn. --minhhuy (thảo luận) 06:22, ngày 6 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Chuyện này kỳ thực tôi không rõ cho lắm. Có đôi lúc tôi vẫn phải dời thủ công các interwiki ở Wikipedia tiếng Việt, do bot không "ngó ngàng" tới. Tuy nhiên nếu bot hoàn toàn không làm gì đó để dời interwiki trong không gian chính của Wikisource, có lẽ tôi sẽ thử liên hệ trực tiếp với chủ bot để xin tư vấn. --minhhuy (thảo luận) 04:22, ngày 7 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nếu bài viết Wikipedia tiếng Việt được đổi tên, sau một thời gian, khoản mục ở Wikidata giao diện tiếng Việt cũng sẽ tự đổi tên theo. Việc đổi tên này do bot thực hiện. Việc hỗ trợ Wiktionary đang được xúc tiến ở đây: d:Wikidata:Wiktionary. --minhhuy (thảo luận) 04:43, ngày 8 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Wikisource dường như không hỗ trợ tính năng tự động tạo khoản mục sau một thời gian tạo trang. Trường hợp này cả văn kiện ở Wikisource tiếng Anh cũng chưa có một khoản mục riêng, nên đồng nghĩa bạn phải tự tạo thủ công một khoản mục sẵn trước rồi mới liên kết hai trang ở hai dự án với nhau được. Tuy nhiên tôi thấy văn kiện tương ứng ở Wikisource tiếng Anh khác với tiếng Việt, nên có lẽ cần được liên kết sao cho phù hợp hơn
:)
--minhhuy (thảo luận) 07:08, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)- Tôi đã tạo d:Q19890785 chứa các văn kiện thực sự là bản Hiến pháp cũ năm 2001, chuyển fr.wikisoucre từ d:Q1319910 sang đó. --minhhuy (thảo luận) 04:42, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Đúng vậy, nên việc dời các interwiki sẵn có để chúng không đè lên interwiki từ Wikidata là do bot thực hiện. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bot bỏ sót, hay hoàn toàn không làm ở không gian chính như các bot tại Wikisource tiếng Việt. Tôi đã gửi tin hỏi chủ bot và đợi hồi âm. --minhhuy (thảo luận) 07:19, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã tạo d:Q19890785 chứa các văn kiện thực sự là bản Hiến pháp cũ năm 2001, chuyển fr.wikisoucre từ d:Q1319910 sang đó. --minhhuy (thảo luận) 04:42, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Wikisource dường như không hỗ trợ tính năng tự động tạo khoản mục sau một thời gian tạo trang. Trường hợp này cả văn kiện ở Wikisource tiếng Anh cũng chưa có một khoản mục riêng, nên đồng nghĩa bạn phải tự tạo thủ công một khoản mục sẵn trước rồi mới liên kết hai trang ở hai dự án với nhau được. Tuy nhiên tôi thấy văn kiện tương ứng ở Wikisource tiếng Anh khác với tiếng Việt, nên có lẽ cần được liên kết sao cho phù hợp hơn
- Nếu bài viết Wikipedia tiếng Việt được đổi tên, sau một thời gian, khoản mục ở Wikidata giao diện tiếng Việt cũng sẽ tự đổi tên theo. Việc đổi tên này do bot thực hiện. Việc hỗ trợ Wiktionary đang được xúc tiến ở đây: d:Wikidata:Wiktionary. --minhhuy (thảo luận) 04:43, ngày 8 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Mời bạn tham gia bình chọn cho bài Acrocanthosaurus trở thành bài viết chọn lọc. Xin cảm ơn ^^
Re: Wikisource
sửaXong – Nguyễn Xuân Minh 💬 06:32, ngày 13 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Nhờ bạn cho ý kiến về điều kiện thành viên có quyền biểu quyết ngày 18/07 tại đây. Xin cám ơn.
Nhờ mở biểu quyết
sửaBạn có thể mở dùm mình cái biểu quyết tại mục "Biểu quyết cho dự thảo gỡ công cụ bảo quản viên" tại trang Wikipedia:Thảo luận/Gỡ quyền Bảo quản viên và Hành chính viên được không? Vì hiện tại đã đến thời gian mở biểu quyết, và nếu mình tự mở thì tính 'hợp lệ' của cuộc biểu quyết sẽ bị nghi ngờ do tài khoản mình chưa đủ tuổi. Mình đã soạn bản biểu quyết mẫu tại Thành viên:Be Khung Long/sandbox. Rất cảm ơn bạn. Be Khung Long (thảo luận) 15:58, ngày 18 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Wikipedia: Thảo luận
sửaXin chào, nhờ bạn vào trang Wikipedia:Thảo luận để xem ý kiến mới của tôi về việc đưa các hạng mục khác vào mục bài viết chọn lọc ở trang chính cho đỡ thiếu và thêm hạng mục mới cho bài viết tốt.nhat 06:58, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Thư viện cộng đồng
sửaMọi bạn vô Wikipedia:Thư viện Wikipedia để xem bạn có thể góp ích được gì vô trong đó không, đặc biệt là phần Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Thư viện cộng đồng. Những thứ có ích ví dụ như: quyền truy cập các trang thông tin tốn tiền, sách, các tài liệu nghiên cứu khác, vân vân... Cảm ơn.Nguyentrongphu (thảo luận) 12:13, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Kinh châu
sửaTiểu thuyết có nhiều hư cấu và ước lệ, bản thân La Quán Trung có vẻ ít để ý rà soát: Tương Dương được Thục đánh chiếm 2 lần dù trong khoảng thời gian đó chưa bao giờ "mất", Triệu Vân tưởng trẻ nhưng hóa ra già hơn cả Lưu Bị,... Thành Kinh châu là một ví dụ khác. Thời Lưu Biểu thì trị sở là Tương Dương nên gọi Kinh châu là nơi này. Còn lúc khác gọi cụ thể là Tương Dương, nhưng cũng là một, mặt khác ông để cho nhân vật gọi chứ không phải trong lời kể của tác giả... Địa danh trong tiểu thuyết không chính xác và chặt chẽ như trong sử học.--Trungda (thảo luận) 09:12, ngày 9 tháng 8 năm 2015 (UTC)
- Dù coi Lưu Bị là chính thống, chưa bao giờ La Quán Trung khẳng định rằng ông độc chiếm Kinh châu. Kể cả khi quan hệ Tôn - Lưu ở vào giai đoạn "tốt đẹp" nhất mà Lưu Bị có thể "mượn Kinh châu" thì vẫn còn nửa phía bắc thuộc về họ Tào. Ngay cả địa danh chính thống thời Tam Quốc cũng có từng giai đoạn được thay đổi, như Hợp Phì về sau được di trị sở sang thành mới gọi là Tân Thành, là thành Dương châu thuộc Ngụy vào thời kỳ sau. Vì Tam Quốc diễn nghĩa quá nổi tiếng và đã "nằm lòng" trong tiềm thức của nhiều người (ngay cả người Trung Quốc), nên việc liên hệ và đối chiếu là cần thiết, dù không phải tất cả tên gọi đều có giá trị "mãi mãi", do chính tác giả tiểu thuyết viết có tính ước lệ. Một ví dụ khác cho thấy La Quán Trung không triệt để tuân thủ cách gọi địa danh như vậy: thành Tiểu Bái mà Lưu Bị ở (bên cạnh Lã Bố ở Từ châu) luôn gây cho người đọc cảm giác rằng đó chỉ là "phụ dung" của trị sở đất Từ châu; nhưng thực ra, nó lại là trị sở Dự châu (nên Lưu Bị được gọi là Lưu Dự châu - cái này La tiên sinh không nói rõ khiến người đọc không thể hiểu vì sao Lưu hoàng thúc lại được gắn với Dự châu trong thời gian dài đến thế).
- Liên hệ "sử" và "truyện" là cần thiết dù chỉ có tính giai đoạn nhất định, ngoài giúp người đọc đối chiếu còn có thể tự phán xét về mức độ hư cấu của La tiên sinh (có chỗ ông tuân thủ trật tự hành chính, có chỗ ông "ngoáy loạn" lên).
- Đọc Tam Quốc chí mới càng thấy, La tiên sinh rất có chủ ý khi cố ý không đưa vào một số nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, để mạch truyện ông kể đỡ rối, tập trung vào những hình tượng chính mà ông xây dựng, bởi số nhân vật ông sử dụng đã rất nhiều. Địa danh cũng thế, ông đã làm phép giản lược đi như một sự quy ước giản tiện cho độc giả, nhất là người bình dân. Cũng chính bởi thế mà "diễn nghĩa" của ông được nhiều người biết và thuộc hơn, bởi nó không cần sự tuân thủ triệt để khoa học như sách lịch sử.--Trungda (thảo luận) 18:09, ngày 10 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mông
sửaTôi đoán chừng Thanh Cồ là người Hoa có gốc gác hơi hướng Mông. Nhưng dường như ông ta lại quên rằng ông ta đang ở đâu, đang có quốc tịch gì, đang "ăn lộc" nước nào... (quanh bạn tại đời thực và đời ảo, có thể bạn cũng tìm thấy một vài người như vậy...). Lời nói của ông ta sẽ là phù hợp, nếu ông ta đang đứng trước một đám quần chúng người Mông tại một thời điểm mà tất cả bọn họ đang đứng trước vận hội thời thế để lặp lại điều mà Thành Cát Tư Hãn đã làm. Còn bằng không, dù tuyên bố to tát tới đâu đều không thích hợp. Thực tế cho thấy từ thời điểm Thanh Cồ ra thông điệp đó đến nay, người Mông làm được gì chắc bạn đã biết và qua đó thì thấy Thanh Cồ và Lỗ Tấn ai có lý hơn.
Thanh Cồ đọc lái là cô thành. Thành đơn độc thì dù có dũng cảm thiện chiến như Trương Tuần ở Tuy Dương rồi cũng bị hạ. Cố chạy đi mượn cửa nhà khác, họ khác, thậm chí nước khác cho vẻ vang, người TQ vẫn gọi loại này là "văn hóa giết cha". Trần Thiêm Bình ở Việt Nam là một trong những cá thể loại này (tôi chỉ nói đến góc độ từ cái tên ban đầu là Trần/Nguyễn Khang của ông ta chứ chưa nói đến việc ông ta đi Kế thành mới).--Trungda (thảo luận) 13:29, ngày 15 tháng 8 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã xem một cuốn sách về thế chiến II do các tác giả phương Tây viết được xuất bản ở VN, trong đó nêu về nội dung thỏa ước Tehran giữa Liên Xô với Anh và Mỹ. Một trong những nội dung đề nghị của Stalin về lãnh thổ TQ sau thế chiến mà 2 nước kia đồng tình là thiết lập Khu tự trị Nội Mông Cổ (nguyên trong sách nói là "tự trị vĩnh viễn") trong lãnh thổ Trung Quốc, làm một vùng đệm giữa TQ với Mông Cổ. Xem thế thì thấy từ lâu người ta đã hiểu nhau như thế nào...--Trungda (thảo luận) 09:23, ngày 17 tháng 8 năm 2015 (UTC)
- Tôi biết không thật nhiều về Nhạc Phi, nhưng nếu chữ đó đề trong đền thờ thì chắc là của ông. Có thể, những người theo đuổi ý định đó chỉ cốt lấy thông điệp, chứ không để ý toàn diện. Nhưng bạn đã thấy, họ lấy khẩu hiệu của họ Nhạc, khi mà khát vọng của họ Nhạc được thực hiện thế nào thì bạn cũng biết... Dường như việc dựng lên những khẩu hiệu như vậy không được hoan nghênh tại wikipedia.--Trungda (thảo luận) 08:24, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC)
- Vậy so sánh thì có thể thấy mức độ phá rối của Đài nhân ở vi.wiki chỉ ngang với trộm cướp vặt vãnh. Nhưng xem cách mở thật nhiều tài khoản nằm vùng của người này thì chưa tiên liệu được ý định thực. Vì thế, để wiki sạch thì hễ có rác là hót và xử lý người xả, nếu không, có thể sau này cái xả ra không còn là tàn thuốc lá hay cái giấy kẹo nữa.--Trungda (thảo luận) 09:54, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)
- Tôi biết không thật nhiều về Nhạc Phi, nhưng nếu chữ đó đề trong đền thờ thì chắc là của ông. Có thể, những người theo đuổi ý định đó chỉ cốt lấy thông điệp, chứ không để ý toàn diện. Nhưng bạn đã thấy, họ lấy khẩu hiệu của họ Nhạc, khi mà khát vọng của họ Nhạc được thực hiện thế nào thì bạn cũng biết... Dường như việc dựng lên những khẩu hiệu như vậy không được hoan nghênh tại wikipedia.--Trungda (thảo luận) 08:24, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Đóng biểu quyết
sửaNhờ bạn đóng dùm cái biểu-quyết-mà-ai-cũng-biết-là-gì-đấy vì 1 tháng 1 ngày rồi. Cám ơn :))) Na Tra (thảo luận) 05:35, ngày 18 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Xong Xin bạn thử các tiện ích và báo cho anh nếu có chuyện gì. – Nguyễn Xuân Minh 💬 10:50, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Vì có thể cấp quyền bảo quản viên, một hành chính viên nhất thiết phải có quyền bảo quản viên. Nếu có sự đồng thuận của cộng đồng, Meta sẽ chấp nhận những lời yêu cầu được đăng tại đây. – Nguyễn Xuân Minh 💬 00:02, ngày 31 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Re:
sửaOk tôi sẽ dịch khi rảnh, nhưng e rằng nó sẽ là cái cớ để 1 số người vin vào đó và chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Ở wiki tiếng Việt, tôi thấy khá nhiều thành viên thâm niên có thói quen tạo bản nháp trước khi đăng bài, cho nên nếu có người lợi dụng luật này để phá rối thì ít nhiều sẽ gây khó chịu đối với các thành viên ấy. Tuy nhiên, cho dù là bản nháp thì cũng đã được đồng ý phát hành nó với CC-BY-SA, vì vậy nếu họ "chôm" đúng luật thì cũng đành chịu thôi. Cách phòng chống sự khó chịu có thể xảy ra chỉ có là bỏ thói quen tạo bản nháp mà biên tập trực tiếp vào bài luôn. Trước kia tôi cũng từng kêu gọi mọi người nên edit trực tiếp vào bài thay vì tạo bản nháp, vì như thế sẽ làm cho các thành viên mới có hứng thú tham gia hơn (hi vọng là thế), vì tôi cho rằng 1 bài dang dở sẽ gây hứng thú viết thêm vào hơn 1 bài đã hoàn chỉnh. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:14, ngày 20 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Lưu Bị
sửaTheo mạch đang dẫn ý kiến từ Tư trị thông giám thì có thể đưa ý kiến đó vào. Cũng để thấy Lưu Bị được nhiều người quan tâm. Trần Thọ trong Tiên Chủ truyện cũng chỉ dẫn được đến 2 đời đầu tư Lưu Thắng và 2 đời trước Lưu Bị, còn các thế hệ khoảng giữa dài như vậy không sao chỉ ra được. Cho nên những người đáng ngờ có lý của mình. Còn Gia Cát Khổng Minh đương nhiên phải coi Lưu Bị đúng dòng dõi nhà Hán, vì đó là chỗ dựa cho lý tưởng hoạt động và vận động chống Ngụy của ông.--Trungda (thảo luận) 04:29, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Phiên âm
sửaChuyện phiên âm kiều/kiểu tôi cũng gặp nhiều và cũng có suy nghĩ như bạn (Kiều Công Tiễn và Kiều Quốc hoàng hậu của vua Đinh). Ban đầu tôi nghĩ đó có thể là chuyện trùng tên (như Tây Hán có 2 Hàn Tín, cả Thục Hán và Đông Ngô đều có Mã Trung), nhưng xem kỹ lại tiểu sử Trần Kiểu thì thấy ông từng làm Chinh nam Trưởng sử, tức là đã từng có thời gian ông ở bên cạnh Tào Nhân. Như vậy có thể bổ sung đoạn đó vào bài.--Trungda (thảo luận) 04:26, ngày 28 tháng 9 năm 2015 (UTC)--Trungda (thảo luận) 04:26, ngày 28 tháng 9 năm 2015 (UTC)
- Các dịch giả cuốn Lược truyện các Tể tướng ghi nhận cả 2 âm kiểu/kiều đối với tên nhân vật này. Vì vậy tôi nghĩ cách phiên âm của Thiều Chửu cũng là 1 phương án được chấp nhận.--Trungda (thảo luận) 05:30, ngày 29 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Sự quan tâm của bạn là rất đáng trân trọng. Có thời gian tôi sẽ tìm hiểu thêm để mở mang cho mình, hiện giờ vì bạn có dẫn chứng rõ ràng, tôi đương nhiên thừa nhận.--Diepphi (thảo luận) 06:22, ngày 22 tháng 10 năm 2015 (UTC)
- Cảm ơn bạn. Tôi cũng thấy băn khoăn về việc này, nhưng vì không có từ điển trong tay. Những tài liệu chính thức mà tôi tiếp cận đều ghi Nhiếp chứ không ghi Tiếp bao giờ. Vì vậy tôi nghĩ nên đổi lại là Sĩ Nhiếp. Nhờ bạn tra tiếp trường hợp Lý Thôi (tên này quen), hay là Lý Quyết.--Trungda (thảo luận) 15:00, ngày 26 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Tôi đã đọc bài của An Chi, nhưng chỉ có thể xem là tài liệu tham khảo, chứ chưa chính thống. Tôi đã tìm hiểu, nhưng chưa thấy có ai phản biện về âm Sốc, nên chỉ biết rồi để đấy.--Diepphi (thảo luận) 05:35, ngày 28 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Chân thành mời BQ chất lượng bài dịch GA
sửaMời qua Wikipedia:Biểu quyết/Chất lượng bài dịch GA từ phiên bản Anh. Quan điểm và ý kiến của bạn là đều rất cần thiết để tìm ra sự đồng thuận thật sự ở Wikipedia. Hy vọng bạn sẽ tham gia! Nguyentrongphu (thảo luận) 19:29, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Dự án phát sinh thể loại bán tự động
sửaMời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)
Hiểu biết của bạn về Nho giáo không tệ. Chắc cũng thuộc hàng cao nhân. Dinhcao (thảo luận) 09:31, ngày 4 tháng 3 năm 2016 (UTC)
- Không bạn ạ, mấy cái tôi viết là tôi tìm thấy ở trên mạng thôi. Tôi phải cao nhân gì cả. Tranminh360 (thảo luận) 05:09, ngày 5 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Bạn đọc bài Nho giáo do tôi viết là thấy hệ thống triết học này nó thực tế và sâu sắc đến mức nào phải không. Phật giáo, Lão giáo còn thâm sâu hơn nữa nhưng chủ trương lánh đời nên hơi thiếu thực tế. Muốn văn minh chẳng cần học đâu xa. Chỉ cần quay về với những giá trị văn minh của cha ông là đủ. Dinhcao (thảo luận) 09:40, ngày 6 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Bản quyền hình ảnh
sửaNói nhiều thế nào tôi cũng không hiểu, tôi đã thử cố gắng mô tả cho nó hợp lý nhưng cứ bị vi phạm, tôi đã nhờ Minh Huy và Trần Quế Nhi tải thử một ảnh của một nhân vật còn sống lên nhưng thấy im im luôn, bạn có thể tải giúp tôi để tôi học theo được không ㅡ ManlyBoys 08:08, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Re: Nhờ dịch hướng dẫn
sửaChào bạn. Công việc chính của tôi trong không gian Wikipedia là hoàn thiện các trang pháp lý và liên lạc, tuy nhiên các vấn đề liên quan quyền tác giả vẫn cần được bổ sung và cập nhật để ăn khớp với nội dung pháp lý hiện tại, trong đó có vấn đề ghi công bên trong Wikipedia. Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện các trang này trong thời gian tới, bởi hiện tại tôi vẫn còn dự định cho một số nơi khác trong Wikipedia, và nếu chỉ một người làm thì thật khó mà hoàn thành nhanh được. Tuy nhiên trang "Copying within Wikipedia" cần phải được sự chấp thuận rộng rãi của cộng đồng và có lẽ cũng nên nghĩ cách hướng đến việc nâng cấp lên thành quy định, một điều mà đã bị cộng đồng Wikipedia tiếng Anh bác bỏ. --minhhuy (thảo luận) 09:41, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Bot
sửaTôi thực hiện đổi đồng loạt chức danh Thượng Thư của các triều đại phong kiến, riêng bài Kinh Thư là trường hợp ngoại lệ :-) Tuanminh01 (thảo luận) 03:09, ngày 12 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Re: Tên loài dịch word-by-word từ tiếng Anh
sửaĐúng vậy. Đồng ý với bạn. Én bạc (thảo luận) 14:37, ngày 29 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Mời tham gia biểu quyết
sửaMời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt
Mời bạn cho ý kiến ㅡ ManlyBoys 11:16, ngày 16 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Mời tham gia ý kiến
sửaChào bạn,
Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loại ở Wikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:50, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Danh sách tập phim Doraemon
sửaMời bạn tham gia và cho ý kiến về việc Đổi tên danh sách tập phim Doraemon (loạt phim 1979) sang Danh sách tập phim Doraemon - Chú mèo máy đến từ tương lai Takkuchan (thảo luận) 15:53, ngày 18 tháng 8 năm 2016 (UTC)
Tranminh ơi nếu có thời gian nhờ bạn cho ý kiến ở biểu quyết trên nhá, còn khoảng tháng nữa hay sao ý. Cám ơn bạn nhìu :) Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 19:55, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017
sửaChào bạn,
Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc
Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.
Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.
AlphamaBot4 (thảo luận) 13:47, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017
sửaTrân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
sửaHello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
sửaChào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!
Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018
sửaChào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:
Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
sửaChào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Wikisource tiếng Việt chưa có Kinh thi nè bạn. Kinh điển quan trọng vậy mà không có thì thật là thiếu xót. Ituvan (thảo luận) 09:20, ngày 2 tháng 9 năm 2019 (UTC)
Xin ý kiến
sửaChào Tranminh360, tôi phát hiện ra là quy chế biểu quyết đã được sửa đổi, cập nhật theo ý kiến từ Meta, cụ thể là loại bỏ điều quy định mâu thuẫn về bầu chọn kiểm định viên. Nay tôi viết tin này để xin ý kiến bạn về việc "có cần nên mở một biểu quyết mang tính thủ tục để hủy bỏ điều trên không?. Chờ phản hồi từ bạn! ✠ Tân-Vương 19:35, ngày 20 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt
sửaChào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Q.Khải
- Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
- Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối
Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời đánh giá rút sao
sửaMời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết rút sao chọn lọc của bài “Emma Watson” tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.
Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng. Bên cạnh sự phát triển của việc phong sao chọn lọc, việc rút sao các bài viết không còn đáp ứng đủ các tiêu chí chọn lọc là hoạt động bình thường và phải được tiến hành song song, nhằm thể hiện sự tái nhìn nhận lại những giá trị quá khứ theo những yêu cầu và tiêu chuẩn mới. Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái! |
Thư mời tham gia biểu quyết BVCL
sửaMời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết chọn lọc của bài “Mulholland Drive” tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết chọn lọc khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.
Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết chọn lọc" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái! |
Thư mời tham gia các biểu quyết
sửaChào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:34, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự
sửaChào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
sửaChào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ để bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:16, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết
sửaChào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation
- Wikipedia:Biểu quyết/Thời gian biểu quyết ở Wikipedia Tiếng Việt
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:53, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia một số biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt
sửaNăm 2020, nhân dịp mọi người có thời gian rảnh rỗi hơn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, xin phép mời bạn tham gia một số biểu quyết. Dẫu biết rằng có thể bạn không thích tham gia biểu quyết, tuy nhiên hiện nay dự án chúng ta có nhiều biến chuyển, tôi hi vọng lắng nghe được ý kiến của bạn để giúp dự án ngày càng phát triển hơn. Một số biểu quyết bạn có thể tham gia:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Nothing I Can't
Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 01:05, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Xin lỗi đã làm phiền Tranminh360, tôi đã mở một biểu quyết và xét thấy có ảnh hưởng lâu dài tại dự án này, tôi muốn Tranminh360 giúp một số gợi ý để tôi hoàn thiện biểu quyết này. Mong bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Biểu quyết/Cơ chế hòa giải và định danh nguồn tiếng Việt, bạn xem qua xem có cần sửa đổi điều lệ gì không để tôi sửa lại câu hỏi. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 14:48, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết tháng 10/2020
sửaChào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 10/2020:
- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết (đang diễn ra)
Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 20:53, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)
“ |
Xin chào Tranminh360, được biết anh là một thành viên am hiểu về đề tài Trung Quốc nên rất mong anh có thể dành chút thời gian quý báu của mình ghé qua bình duyệt này để góp ý cho bài viết Nhà Minh. Bài được dịch từ BVCL tương ứng của Wikipedia tiếng Anh dùng phần lớn là nguồn tham khảo bằng tiếng Anh của các học giả phương Tây. Thành viên này thật sự yêu thích đề tài Trung Quốc và chân thành mong muốn bài viết được chất lượng nhất có thể. Thành viên không ứng cử BVCL mà đưa bài ra bình duyệt trước vì muốn thời gian dư dả để nhận ý kiến đóng góp từ những thành viên có chuyên môn, có kinh nghiệm, (và nếu được) thạo chữ Hán. |
” |
Thư mời tham gia biểu quyết tháng 1 năm 2021
sửaChào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 1 năm 2021:
- Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 2
- Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại
Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 09:47, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
Thiết kế logo Tết
sửaCảm ơn và xin chúc bạn một ngày mới tốt lành! — Băng Tỏa 14:59, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC) |
Cố vấn
sửaChào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:46, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
sửaChào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:54, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
sửaChào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:11, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận
sửaXin chào, mời bạn tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật quy định Vô hiệu lá phiếu.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Nguyentrongphu.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:11, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận
sửaXin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết xoá bài.
- Góp ý cho quy định: Wikipedia:Thảo_luận#Mời góp ý cho quy định Wikipedia:Người sửa bản mẫu/Nháp.
- Thảo luận đồng thuận: Wikipedia:Thảo luận#Về Wikipedia:Độ nổi bật (người).
- Các thảo luận khác có thể tìm thấy ở Wikipedia:Thảo luận.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Đề nghị xóa Tôi và chúng ta
sửaĐang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Tôi và chúng ta với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.
Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tôi và chúng ta cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.
Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. NguoiDung
KhongDinhDanh 14:22, ngày 3 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Tập tin:Hoabi2.jpg không tự do nhưng không được dùng đến
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Hoabi2.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 02:42, ngày 10 tháng 7 năm 2022 (UTC)
Luật Sở hữu trí tuệ 2005
sửaAnh ạ, em đọc lại luật sở hữu trí tuệ năm 2005 của VN mới nhận ra luật nói "Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên." chứ không phải tính từ ngày chụp. Tức là, nếu một tấm hình chụp năm 1917 nhưng mãi đến 1974 nó mới được công bố (đăng tải trên báo chí, in trong sách) thì phải chăng nó vẫn chưa thuộc PVCC? – Băng Tỏa 22:03, ngày 29 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Băng Tỏa: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009, Điều 27, khoản 2, điểm a: đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Trong trường hợp bạn nêu thì tấm hình đó sẽ có thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ ngày định hình (chụp), tức là đến hết năm 2017 (1917+100), nghĩa là nó thuộc phạm vi công cộng từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại (2022) thì tấm hình đó đã thuộc phạm vi công cộng rồi. Tranminh360 (thảo luận) 06:22, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- ==> Suy ra điều kiện: tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng đã được định hình trước năm 1924 (quá 100 năm) nhưng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thuộc phạm vi công cộng. Tranminh360 (thảo luận) 06:57, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Em hiểu rồi ạ. Vậy giả sử hình chụp năm 1959 không đề tên người chụp (cho nên tạm suy ra là khuyết danh) nhưng không xuất bản trong 25 đầu (từ 1959-1984) mà sau đó mới xuất bản (từ 1985 trở đi) thì bản quyền kéo tới hết năm 2059 đúng không ạ. Tại vì lắm lúc, mọi người cứ thấy chụp năm 1959 khuyết danh là phang ngay luôn biển PVCC VN rồi. – Băng Tỏa 19:51, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- @Băng Tỏa: Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm nhiếp ảnh được tính theo năm tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc năm tác phẩm được định hình (nếu tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình) nên không cần phải quan tâm đến người chụp là ai, vì không phải tính theo năm người chụp chết. Tranminh360 (thảo luận) 03:27, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Em hiểu rồi ạ. Vậy giả sử hình chụp năm 1959 không đề tên người chụp (cho nên tạm suy ra là khuyết danh) nhưng không xuất bản trong 25 đầu (từ 1959-1984) mà sau đó mới xuất bản (từ 1985 trở đi) thì bản quyền kéo tới hết năm 2059 đúng không ạ. Tại vì lắm lúc, mọi người cứ thấy chụp năm 1959 khuyết danh là phang ngay luôn biển PVCC VN rồi. – Băng Tỏa 19:51, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)