Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng
Thời gian xác định mở biểu quyết: 04:30, ngày 12 tháng 7 năm 2021. A l p h a m a Talk 04:30, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)
Biểu quyết này nhằm hợp thức hóa việc bán khóa vĩnh viễn (vô hạn) đối với một số bài viết ở Wikipedia tiếng Việt trong thời gian dài (dai dẳng) có một trong các dấu hiệu sau:
- bị phá hoại bởi các con rối
- bị tranh chấp giữa các bên dẫn tới việc sử dụng rối
- là đối tượng liên tục bị spam, quảng cáo, và chèn liên kết ngoài
Biểu quyết này dựa theo các ý kiến đã thảo luận ở Bán khóa vô hạn với nhóm bài bị Tranh chấp dai dẳng. Một số ví dụ:
- Đồng tính luyến ái: bị khóa trang 22 lần, là đối tượng tranh chấp giữa hai phe, ủng hộ LGBT và phản đối LGBT
- Hôn nhân đồng giới: bị khóa trang 26 lần, là đối tượng tranh chấp giữa hai phe, ủng hộ LGBT và phản đối LGBT
- Hồ Chí Minh: bị khóa trang 34 lần, là đối tượng tranh chấp giữa hai phe, Cộng sản và Cộng hòa
- Kinh tế Việt Nam Cộng hòa: bị khóa trang 3 lần, là đối tượng ưa thích phá hoại của rối Kayani
- Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa: là chiến trường giữa nhiều phe, Cộng sản, Cộng hòa, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thân/bài Trung Quốc, chủ nghĩa hiếu chiến, vân vân.
- Phêrô Nguyễn Văn Hùng: là đối tượng bị phá hoại của con rối Đài Loan nhân trong nhiều năm ở nhiều dự án khác ngôn ngữ khác nhau.
Dẫn nhập
sửa“ | Các đối tượng tham gia cuộc biểu quyết này cần cân nhắc kỹ lưỡng một số quan điểm:
Vì vậy cần cân nhắc trước khi bỏ phiếu cho các mục dưới đây, có thể thảo luận nêu ý kiến trước khi bỏ phiếu. |
” |
Quy trình bỏ phiếu
sửaKết quả biểu quyết tuân thủ theo Wikipedia:Biểu quyết/Điều lệ vắn tắt và Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt. Tất cả mọi người bỏ phiếu có thể sử dụng các bản mẫu:
- Đồng ý {{OK}} = Đồng ý
- Không đồng ý {{OK?}} = Chưa đồng ý
- Hoặc các bản mẫu khác có tính diễn đạt tương tự ở Thể loại:Bản mẫu biểu quyết.
- Nếu nêu ý kiến {{yk}} = Ý kiến thì ghi ở phần ý kiến.
Từ viết tắt
sửaMột số cụm từ giúp thành viên hiểu rõ nội dung biểu quyết hơn:
- BQ: biểu quyết
- ĐPV: Điều phối viên
- BQV: Bảo quản viên
- HCV: Hành chính viên
- KĐV: Kiểm định viên
- TCx: Tiêu chí x
Phần 1. Các tiêu chí để xác định một bài là bài cần bán khóa vĩnh viễn
sửaPhần 2. Khóa bài/mở khóa bài bị bán khóa vô hạn
sửaÝ kiến chung
sửa- Ý kiến Giá như mà Wikipedia tiếng Việt có khoá thay đổi đang chờ và quyền người duyệt bài thì tốt quá nhỉ. Như vậy sẽ rất có thiện chí đối với các IP muốn đóng góp cho bài viết. Tiếc là bị phía Wikimedia từ chối do MediaWiki quá phức tạp. Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 13:39, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Thay đổi đang chờ thì cũng cần có đủ nhân lực để chấp nhận thay đổi đó. A l p h a m a Talk 13:45, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- @Alphama:
- Ngoài lề một chút, chúng ta có thể nhập quyền giám sát viên không?
- Vi.wiki có quá nhiều rối với vô số phiên bản lăng mạ/vi phạm bản quyền, nên tôi nghĩ cần có người ẩn vĩnh viễn phiên bản.
- Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:38, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- @NguoiDungKhongDinhDanh: Đã có một cuộc thảo luận tại Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt nhưng có vẻ như không đạt được đồng thuận. – Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 14:42, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Vậy ngày mai tôi sẽ thử mở thảo luận mới.
- Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:50, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- @NguoiDungKhongDinhDanh: Đã có một cuộc thảo luận tại Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt nhưng có vẻ như không đạt được đồng thuận. – Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 14:42, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Thay đổi đang chờ thì cũng cần có đủ nhân lực để chấp nhận thay đổi đó. A l p h a m a Talk 13:45, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Quá rườm rà. Một tiêu chí duy nhất là đủ: "BQV/ĐPV tự quyết định dựa trên tình hình mỗi bài và tự chịu trách nhiệm". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:05, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- BQV không nên tự đặt bản thân vào việc tự quyết định quá nhiều và tự chịu trách nhiệm. Nếu thế thì chẳng BQV nào làm công việc này, thay vào đó đứng ngoài ngó và bù nhìn. Đây là dự án tự nguyện, chẳng ai rảnh rỗi để tự chuốc rắc rối cho mình. A l p h a m a Talk 10:01, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Tôi dùng "nhận dạng vịt" khá nhiều và cũng phải tự chịu trách nhiệm nếu nhận định sai mặc dù hiện tại tôi chưa nhận dạng sai lần nào. Có sao đâu? Chuyện khóa bài đó giờ các ĐPV/BQV vẫn tự quyết định tốt chán (bên en lẫn vi). BQV có năng lực thì chả sợ gì BTN. Sai sót ít thì tạm chấp nhận được vì mọi người ai cũng biết không làm gì hết thì sẽ không có sai sót. Chỉ có ai sai phạm quá nhiều mới bị BTN (thành công) thôi.
- Tôi nghĩ nên có cả 2 phương án: phương án an toàn (có con số rõ ràng) và phương án tự quyết định (và tự chịu trách nhiệm). Nếu chọn phương án an toàn thì dĩ nhiên chả ai có thể nói gì được vì quy định đã có sẵn (giả sử BQ này được thông qua). BQV nào thích chọn phương án nào là quyền của họ. Do đó, tôi nghĩ cần thêm 1 tiêu chí nữa là tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ như chống rối cũng có 2 phương án là checkuser hoặc nhận dạng vịt. Nhận dạng vịt chống rối hiệu quả hơn nhưng rủi ro cao hơn. Checkuser không phải lúc nào cũng ra khi rối càng ngày càng tinh vi hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:12, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- BQV không nên tự đặt bản thân vào việc tự quyết định quá nhiều và tự chịu trách nhiệm. Nếu thế thì chẳng BQV nào làm công việc này, thay vào đó đứng ngoài ngó và bù nhìn. Đây là dự án tự nguyện, chẳng ai rảnh rỗi để tự chuốc rắc rối cho mình. A l p h a m a Talk 10:01, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến @Alphama: Theo Phần 1, bài phải thoả mãn đủ 7 tiêu chí sau:
- Tiêu chí bài không phải là bài sơ khai (TC1)
- Tiêu chí bài có nội dung được phát triển đầy đủ (TC2)
- Tiêu chí dung lượng bài viết (TC3)
- Tiêu chí thâm niên bài viết (TC4)
- Tiêu chí số lần khóa bài (TC5)
- Tiêu chí số lần bài bị rối phá hoại (TC6)
- Tiêu chí số lần bài bị spam, chèn nội dung và liên kết quảng cáo (TC7)
- Vấn đề: Những bài thường bị rối phá hoại (thường là lịch sử và chính trị) thì sao đáp ứng được tiêu chí số 7?
- Tôi nghĩ nên sửa lại mục #Phần 1 thành: "Bài cần được bán khoá vĩnh viễn nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí đã thông qua trong số 5 tiêu chí đề nghị, như liệt kê dưới đây, và một trong hai tiêu chí thay thế (TC6 hoặc TC7)."
- Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:17, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Đã ghi rõ tiêu chí 6 và 7 bổ trợ cho nhau rồi mà? A l p h a m a Talk 09:25, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Thêm nữa tiêu chí số 2 và 3 bổ trợ cho nhau. A l p h a m a Talk 09:25, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến @Alphama: Cái tiêu chí số 2 đang trông giống như là mọi người phản đối cả cái tiêu chí đó, tức là phản đối cả "Việc xác định tiêu chí này sẽ theo sự đồng thuận của cộng đồng". Em nghĩ là anh cần phải trình bày lại, ví dụ như gạch cả tiêu chí số 2 đó đi, và viết thành tiêu chí số 9 để mọi người vote lại. Băng Tỏa 10:01, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Đã trình bày lại và hỏi 2 người đã bỏ phiếu. A l p h a m a Talk 14:50, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Lần 2: Mời các bạn tiếp tục cho ý kiến ở các phần biểu quyết. A l p h a m a Talk 13:16, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- @Alphama: Theo thông lệ thì từ trước đến nay các quản trị viên có toàn quyền quyết định việc bán khóa vĩnh viễn đối với một bài có nguy cơ phá hoại cao. Có những bài chỉ bị phá 1, 2 lần là bị bán khóa vĩnh viễn. Nhiều người vẫn làm điều này bình thường. Không rõ việc đặt ra quy định rườm rà như vậy có gì đặc biệt? Nguyenhai314 (thảo luận) 02:21, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Tôi không phải là người nêu ra tiêu chí đó, mời kiểm tra lịch sử đóng góp. A l p h a m a Talk 02:37, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Ý tôi là từ trước đến nay các BQV, ĐPV vẫn thường bán khóa vĩnh viễn các bài mà họ cảm thấy có nguy cơ cao. Đã có vô số bài như vậy. Cứ theo common sense mà làm. Bộ quy định này có phải là hơi thừa không? – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:42, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Cần nghiền ngẫm lâu hơn nữa mới hiểu được. A l p h a m a Talk 02:45, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Ví dụ như những bài như Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Danh sách báo chí Việt Nam, Tập Cận Bình, Ronaldo đều bị bán khóa vĩnh viễn. Vậy cần gì quy định này? – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:00, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Một bên tự khóa tự chịu trách nhiệm không tuân thủ quy định nào (nhất là những ai hay bắt bẻ thì hơi mệt, ví dụ như bạn), một bên tự khóa tự chịu trách nhiệm nhưng theo quy định. Vậy có khác không? A l p h a m a Talk 04:17, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Ví dụ như những bài như Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Danh sách báo chí Việt Nam, Tập Cận Bình, Ronaldo đều bị bán khóa vĩnh viễn. Vậy cần gì quy định này? – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:00, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Cần nghiền ngẫm lâu hơn nữa mới hiểu được. A l p h a m a Talk 02:45, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Ý tôi là từ trước đến nay các BQV, ĐPV vẫn thường bán khóa vĩnh viễn các bài mà họ cảm thấy có nguy cơ cao. Đã có vô số bài như vậy. Cứ theo common sense mà làm. Bộ quy định này có phải là hơi thừa không? – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:42, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Tôi không phải là người nêu ra tiêu chí đó, mời kiểm tra lịch sử đóng góp. A l p h a m a Talk 02:37, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Biểu quyết này đã được ghi lại bằng quy định Wikipedia:Quy định bán khóa vô hạn bài viết bị phá hoại. A l p h a m a Talk 12:12, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)