Wikipedia:Biểu quyết/Cơ chế hòa giải và định danh nguồn tiếng Việt
Xin chào cộng đồng, thật ngại khi làm phiền đến các thành viên. Chiếu theo sự đồng thuận trước đó của cộng đồng tại Xây dựng quy chuẩn giải quyết tranh chấp + hệ thống phân loại nguồn. Tôi xin phép được trình bày trước cộng đồng một số điểm căn bản đã thảo luận "đạt nhất trí cao" trước đó, mong cộng đồng xem xét và cho ý kiến thấu đáo. Tranh cãi liên quan đến phạm trù nội dung bài viết, không liên quan đến phạm trù "bảo quản" wikipedia.
- 1. Không gian hòa giải
- 1.1 Thực trạng
- Wikipedia:Tranh chấp dở hơi (nơi tổng hợp các mâu thuẫn chưa có không gian giải quyết triệt để, hoặc chưa có nhiều người cùng tham gia giải quyết triệt để) ghi nhận nhiều tranh cãi không hay và các thành viên bất hòa. Khi mâu thuẫn phát sinh tại một bài viết, trang thảo luận của bài viết đó tranh cãi đó sẽ chỉ gói gọn giữa các thành viên liên quan. Tranh cãi có thể tiếp tục được đăng lên Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc Wikipedia:Thảo luận.
- Phân tích: "Tin nhắn cho bảo quản viên" xét nhiều lúc giải quyết thì mỗi cá nhân BQV lại giải quyết theo quan điểm cá nhân hoặc chỉ có độc lập một người giải quyết, hoặc đôi khi BQV sẽ không có kiến thức tốt về tranh cãi và xử lý không thật thấu đáo. Trong nhiều trường hợp, "Tin nhắn cho bảo quản viên" lại không phải là nơi được nhiều "thành viên bỡ ngỡ" để ý đến hoặc quan tâm. "Wikipedia:Thảo luận" là nơi cộng đồng bản thảo và thảo luận rất nhiều vấn đề; việc đăng vấn đề tranh cãi đôi khi bị phớt lờ và bị lãng quên do mật độ dày đặc thảo luận. Cả hai không gian này (TNCBQV, Thảo luận chung) đôi khi không thật phù hợp để kêu gọi "các thành viên hiểu biết về chủ đề giải quyết giúp tranh cãi tồn tại". Hiện tại, wikipedia tiếng Việt chưa có cơ chế chính danh rõ ràng, BQV hiện tại bị cưỡng ép thành những người hòa giải "tự phong", chưa có một cơ chế thiết lập chính danh hòa giải ở wikipedia. BQV đôi khi cũng có một số người không thích giải quyết mâu thuẫn, nhiều trường hợp một số lượng lớn BQV vắng mặt do cuộc sống cá nhân.
- 1.2 Giải pháp
- Wikipedia tiếng Anh có một cơ chế giải quyết tranh chấp rất hiệu quả en:Wikipedia:Dispute resolution noticeboard (đã dịch sơ khai tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn). Cơ chế hòa giải có thể bao hàm rộng hơn wikipedia tiếng Việt hiện tại (chỉ có duy nhất Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên) mà giúp tranh cãi được mở rộng thành viên bán tự nguyện có chuyên môn hoặc nhiều thành viên có kinh nghiệm giải quyết. Không gian mở rộng thành phần hòa giải mâu thuẫn (BQV, ĐPV, thành viên "bán tự nguyện" kinh nghiệm). Với không gian mới này, kết hợp với Giải quyết bất đồng khi biên tập sẽ giúp các tranh cãi được giải quyết tốt hơn.
- Sau một thời gian hoạt động, các thành viên "giải quyết tốt trong không gian mới này" có thể được tín nhiệm thành một "hòa giải viên" trong không gian mâu thuẫn phức tạp hơn là en:Wikipedia:Mediation Committee (Ủy ban hòa giải). Đây là không gian giải quyết những tranh chấp phức tạp hơn Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn ban đầu, cũng như giải quyết những vụ tranh cãi phức tạp mà không mấy ai quan tâm).
(Lưu ý: Nội dung kéo dài từ 1.1 đến 1.7)
- 2. Độ uy tín của nguồn tiếng Việt
- 2.1 Thực trạng
Việc phân loại nguồn tiếng Việt đang khá thiếu hụt ngay tại Wikipedia tiếng Việt. Số lượng bài hiện nay, người viết bắt đầu có xu hướng sử dụng nguồn tiếng Việt ngày càng nhiều và tranh cãi trong tương lai có thể nói là rất lớn.
- Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/VinFast dùng nguồn có nhiều vấn đề.
- Nguồn "Zing News" gây nhiêu tranh cãi tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Dáng hình thanh âm (phim) và Thảo luận:M-TP Entertainment (zing không nằm trong sách đen)
- Nguồn Gamek tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Dáng hình thanh âm (phim), Thảo luận:SofM (GameK là nguồn chấp nhận được nhé)
- Báo chí tiếng Việt bị kiểm soát chặt chẽ, rất ít báo chí có quan điểm trái chiều hoặc trung lập
- Báo chí và truyền thông tiếng Việt sẽ được quy hoạch (nói cách khác là bị kiểm duyệt) theo đề án quy hoạch sắp tới (2020-2025) của chính phủ Việt Nam
- Nhiều người dùng tiếng Việt đề cao "nguồn do chính phủ Việt Nam quản lý", phủ nhận nguồn hải ngoại. Hoặc nguồn hải ngoại tiếng Việt nên xét là yếu khi nào?
- Một nguồn tiếng Việt có thể uy tín với chủ đề này, nhưng chủ đề khác lại không uy tín
- 2.2 Giải pháp
- Một số dự án chuyên biệt tại wikipedia có các nguồn được đánh giá uy tín mà thành viên thông thường không rõ. Ví dụ Wikipedia:Dự án/Công giáo/Danh sách nguồn chính thức, Wikipedia:Nguồn tin tức, en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources (đang được Minh Huy xây dựng tại wikipedia tiếng Việt). Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy sẽ liên kết đến các nguồn uy tín được các dự án chuyên biệt này đánh giá, nhằm tránh các tranh cãi về nguồn không đáng có.
- Không gian thảo luận độ uy tín của một nguồn sẽ thảo luận tại một không gian mới Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt. Đôi khi, "hiếm khi nhưng có thể xảy ra" tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn (Wikipedia:Ủy ban hòa giải nếu phức tạp)
(Lưu ý: Nội dung kéo dài từ 2.1 đến 2.3)
Mục lục
- 1 Quy định bỏ phiếu
- 2 Phần 1.1: Thiết lập Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn
- 3 Phần 1.2: Thiết lập Wikipedia:Ủy ban hòa giải
- 4 Phần 1.3: Thiết lập "hòa giải viên"
- 5 Phần 1.4: Bảo quản viên sẽ nghiễm nhiên là "hòa giải viên"
- 6 Phần 1.5: Điều phối viên sẽ nghiễm nhiên là "hòa giải viên"
- 7 Phần 1.6: Xét duyệt "hòa giải viên" theo nội bộ
- 8 Phần 1.7: Xét duyệt "hòa giải viên" theo cộng đồng
- 9 Phần 2.1: Cập nhật Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy
- 10 Phần 2.2: Nơi thảo luận về tranh cãi một nguồn uy tín
- 11 Phần 2.3: Thiết lập thêm "Danh sách nguồn uy tín ngoại ngữ khác"
- 12 Ý kiến đề xuất bổ sung
Quy định bỏ phiếu
sửaTất cả thành viên tham gia bỏ phiếu cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Là thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày và 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn có thể ý kiến.
- Các thành viên tham gia phải để lại chữ ký đằng sau lời bình luận của mình, chỉ cần gõ 4 dấu ngã:
~~~~
.
Kết quả: Tỉ lệ đồng ý/không đồng ý 13/2. Thông qua việc thành lập. A l p h a m a Talk 00:27, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có nên thiết lập không gian Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn với nhiều thành viên bán tự nguyện có kỹ năng hòa giải (BQV, ĐPV, các thành viên có hiểu biết về chủ đề tranh cãi, thành viên có kỹ năng thảo luận tốt)? Đây là không gian hòa giải sơ khai đầu tiên, nhằm gỡ rối mâu thuẫn và đưa ra các thảo luận cùng hướng đi hợp lý cho mâu thuẫn.
Đồng ý
- Đồng ý Đề xuất hay. Thân mến - B.T.D (talk) 15:37, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đây chỉ là một quá trình không chính thức, không ràng buộc, hơi giống với Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. Cứ làm dần, ai quan tâm thì dùng, chết yểu thì thôi. Tạm thời đây chỉ là một không gian để thảo luận tìm đồng thuận, hiện tại chưa có quy định gì cụ thể. Sau một thời gian hoạt động có thể xây dựng thêm quy định hoặc đóng cửa nếu quá ế. B nhắn gửi 20:49, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy ý tưởng này hợp lý. Theo tôi thì hiện tại các tranh chấp nếu không giải quyết xong tại bài thì lại được mang lên Thảo luận chung và Liên hệ với BQV, kì thực cũng là hai địa chỉ không phù hợp, làm loãng nội dung tại 2 địa chỉ này. Theo tôi cần thiết phải có một nơi riêng để giải quyết tranh chấp. Về phần quy định của nơi này thế nào thì tôi nghĩ chúng ta có thể đúc rút kinh nghiệm mà xây dựng dần dần chứ không thể mong chờ sẽ có luôn một bộ quy tắc hoàn hảo được. Tiểu Phương Bluetpp 01:17, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cần có một cơ quan hòa giải chính danh. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 08:19, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như đã nêu ở phân dẫn nhập khái quát vấn đề.--Nacdanh (thảo luận) 14:35, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mình thấy đề xuất này rất hay; nó sẽ giải quyết nhiều mâu thuẫn diễn ra giữa các biên tập viên trong các bài viết thời gian gần đây. #MASTERENDLESS - Talk 15:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mình đồng ý cần có một không gian đặc biệt giải quyết những tranh cãi xung quanh nội dung bài viết, khác với TNCBQV hoặc Thảo luận chung vì không phù hợp. Điều này quan trọng vì mục đích chính của Wikipedia (và là cột trụ đầu tiên trong 5 cột trụ) là WP phải là nơi cung cấp kiến thức, thông tin, thể hiện qua bài viết. Những bài viết mới là điều cốt lõi tạo nên ý nghĩa tồn tại của WP. Nên việc giải quyết triệt để nội dung bài viết đáng phải dành sự quan tâm riêng. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 16:47, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Chỉ cần một Bàn hòa giải là được, không cần Ủy ban hòa giải làm gì cho nhiều việc. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 02:57, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi đồng ý với một không gian chuyên biệt để xin ý kiến chung về các mâu thuẫn biên tập thông thường mà không cần thiết phải dồn vào WP:TNCBQV hay WP:TL. --minhhuy (thảo luận) 06:43, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Đồng ý thành lập, tuy nhiên hơi quan ngại cách xử lý các mâu thuẫn ở đây có thể chồng chéo với Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên và khu vực này có thể chết yểu sau đó. A l p h a m a Talk 13:32, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cũng tốt thôi. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:16, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Vấn đề mâu thuẫn thì đôi khi không ai muốn nó xảy ra. Các thành viên "đồng ý" cũng nên có mặt ít nhất hoặc nhiều để tham dự "không gian riêng", không chắc mức độ khả quan nhưng vẫn ủng hộ các bạn. Thành viên:Quynhngo29 (talk) 19:40, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy nó có nét tương đồng với Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn và Wikipedia:Biểu quyết/Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn nhưng ít đựoc áp dụng. Tôi mong rằng Bàn giải quyết mâu thuẫn sẽ đi vào thực tế.— thảo luận quên ký tên này là của Namnguyenvn (thảo luận • đóng góp) vào lúc 06:55, ngày 15 tháng 10 năm 2020.
- Đồng ý Một ý tưởng quá hay. Sau này có mâu thuẫn hoặc cãi nhau thì cứ dời hết từ Tin nhắn BQV sang đây. ~ Violet (talk) ~ 12:28, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
- Phản đối Cần nhiều thời gian thảo luận thêm để đúc kết, làm rõ nhiều nội dung khi thành lập không gian. Tôi không có đủ cơ sở tin tưởng rằng không gian này sẽ thành công, không bị xáo trộn và đảm bảo tính duy trì, liên tục (chết yểu). Có quá nhiều dấu hỏi cần làm rõ trước khi xúc tiến: Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn cần nhiều thành viên sẵn sàng "túc trực" làm tóm tắt quy kết và cần thời gian của các bên, dịch các quy định, sự ràng buộc về bổn phận (nhân lực), thiếu lộ trình tiến hành thành lập cần thiết (một kế hoạch hành động đủ để tin tưởng), chưa làm rõ nội dung các vấn đề liên quan như quy định (các vấn đề xung quanh có liên hệ). Chi tiết xin xem tại phần ý kiến. Thực tế đây là một ý tưởng rất hay, rất đáng để tiến hành nếu dự án đủ nguồn lực và đã đi đến thảo luận thấu đáo, có kế hoạch. ✠ Tân-Vương 19:52, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối Lúc đầu tôi cũng nghĩ nên có không gian này nhưng xét thấy không gian này lại có nguy cơ mốc meo trong tương lai, chẳng ai trông nom hơn nữa không gian này có một chút "dẫm chân" lên Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Lúc đó lại có tình huống hài hước, thành viên bỏ qua tin nhắn cho BQV và đem ra đây cãi nhau, cuối cùng không ai giải quyết vụ việc. Hơn nữa, tình hình hiện tại không đủ nhân lực cũng như trí lực để làm việc này. A l p h a m a Talk 20:38, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Theo tôi hiểu, không gian này là để dàn xếp các mâu thuẫn và hoàn toàn không có thẩm quyền gì để "chặn" cuộc thảo luận nếu nó đi quá xa, thảo luận đi đến điểm "quá nóng". Liệu có an toàn để tạo một không gian chủ yếu để "mâu thuẫn". Nếu thành lập không gian này, có buộc phải giải quyết mâu thuẫn chỉnh lý nội dung bài ra không gian này hay không? Khi nào nên đưa ra, mâu thuẫn thế nào thì phù hợp (lo ngại có khi đưa mâu thuẫn lắt nhắt, mang tính cá nhân thành viên), thời gian "hòa giải" trước khi thành viên giữ công cụ phải can thiệp đến bài viết? ✠ Tân-Vương 18:22, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @ThiênĐế98:, vấn đề này còn khá mới mẻ với tôi. Những câu hỏi của bạn có thể tìm thêm tại en:Wikipedia:Dispute resolution noticeboard/FAQ. Theo vốn hiểu của tôi, không gian này chính là nơi gần như dập tắt (thường là vậy), trước khi mâu thuẫn đến không gian này, mẫu thuẫn phải thực sự không được giải quyết tại bài đó. "Nếu thành lập không gian này, có buộc phải giải quyết mâu thuẫn chỉnh lý nội dung bài ra không gian này hay không?" => Q2, Q3, Q12. "Khi nào nên đưa ra, mâu thuẫn thế nào thì phù hợp (lo ngại có khi đưa mâu thuẫn lắt nhắt, mang tính cá nhân thành viên)" => Q11. "thời gian "hòa giải" trước khi thành viên giữ công cụ phải can thiệp đến bài viết" => Q4.--Nacdanh (thảo luận) 18:53, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tất nhiên, tôi kông thể giải đáp hết cho bạn khi cơ chế này chưa ra đời, cũng như tôi chưa tham gia. Bất kỳ một cơ chế nào tại môi trường này cũng cần chỉnh lý dần dần. Chỉ không rõ, bạn có muốn tạo ra một cơ chế chính danh, hay để vấn đề tự bơi.--Nacdanh (thảo luận) 18:56, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi nhận thấy bạn muốn nhấn mạnh vào ý "tự bơi"/"có tổ chức". Câu trả lời của tôi là bạn thiết lập một tổ chức "chết yểu", "hữu danh vô thực", có hay không việc sẽ tốn thời gian cho một dự án chưa thấy tiềm năng? "Tổ chức" yếu/chết yểu thì khác gì tự bơi? Hay chỉ một thành viên mang danh 'thành viên ủy ban' sẽ giúp giải quyết các vụ việc? Nghĩa vụ tham gia giải quyết có phải có mức cam kết tương đối? Số thành viên ít, ghi danh "cho đủ" sẽ tạo nguy hiểm vì tạo cảm giác ảo "an toàn". Tôi thiết nghĩ bạn nên tìm cách thông qua thành lập Ủy ban và danh nghĩa thông qua hoàn toàn những gì Ủy ban Enwiki lấy làm quy định chung. Một vấn đề nan giải nữa: ai thực hiện việc biên dịch các quy định (vốn khô khan) của Ủy ban? Việc đóng thảo luận theo tôi là hơi gấp và việc chuẩn bị dự thảo chưa chu đáo lắm (y hệt tôi), khiến bạn phải chỉnh đi chỉnh lại dự thảo này, khi đã trình ra không gian biểu quyết... ✠ Tân-Vương 19:03, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tất nhiên, tôi kông thể giải đáp hết cho bạn khi cơ chế này chưa ra đời, cũng như tôi chưa tham gia. Bất kỳ một cơ chế nào tại môi trường này cũng cần chỉnh lý dần dần. Chỉ không rõ, bạn có muốn tạo ra một cơ chế chính danh, hay để vấn đề tự bơi.--Nacdanh (thảo luận) 18:56, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cá nhân tôi nghĩ bạn đang nhầm nó là "dự án", đây là một "không gian mới" - mở rộng nhân sự hơn so với "Tin nhắn bqv" (nơi nặng về bảo quản) và không phải nơi chỉ giải quyết mâu thuẫn nôị dung bài viết, không phải ai ai cũng quan tâm không gian bqv của bạn. Nhiều vấn đề tại "tin nhắn bqv" sẽ thực sự làm loãng các thảo luận về bài viết. "Không gian mới này" sẽ gần như là "tin nhắn bqv thu nhỏ", một không gian về bài viết. ""Tổ chức" yếu/chết yểu thì khác gì tự bơi? Hay chỉ một thành viên mang danh 'thành viên ủy ban' sẽ giúp giải quyết các vụ việc" => nếu bạn cho không gian nơi tập trung (BQV ĐPV, thành viên có hiểu biết về vấn đề) này chết yểu thì không gian "tin nhắn bqv" của bạn cũng là nơi chết yểu vì "đơn giản" hai không gian này nhân sự không khác gì nhau. Tôi dám cá rằng "không gian mới này" xem xét còn đông nhân sự quan tâm nội dung bài viết hơn một không gian đa xẻng xô chậu kim khâu máy muỗng bảo quản wikipedia với đủ mọi vấn đề, và nhóm bảo quản cũng không phải ai cũng quan tâm đến nội dung bài viết. CHắc bạn đang lệch sóng với tôi, tôi sẽ không tranh luận thêm, tốn thời gian đôi bên.--Nacdanh (thảo luận) 19:22, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tin nhắn này dành cho các bạn đang quan tâm đến thảo luận trên: hai chữ "dự án" trong đoạn thảo luận trên của tôi dùng với nghĩa [1] bản dự thảo một văn kiện về luật pháp hay về một kế hoạch cụ thể nào đó, hoàn toàn không trùng với Wikipedia:Dự án. ✠ Tân-Vương 19:52, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đầu tiên,cá nhân tôi đã định không nhắn lại cho bạn Thiên Đế 98, đơn giản là tôi chả có lợi gì và mất thời gian làm rõ quan điểm. Vì đạt được cũng chả để làm gì. Nhưng thôi đã nói thì nói cho nốt, ngoại lệ vậy. Đầu tiên, tôi và bạn đã đi xa quan điểm nhau, bạn thì cố gắng "định nghĩa dự án là gì"? Tôi thì chỉ đơn giản "xây dựng một không gian thảo luận bài viết". Hết. Nó chỉ đơn giản vậy, việc thảo luận không gian này chỉ có 14 ngày đổ lại. Thảo luận ở không gian mới này xảy ra khi "thảo luận bài viết không có tiếng nói chung". Cách giải quyết ở "không gian mới" này cũng không khác "tin nhắn bảo quản viên" (bạn tự ngẫm, cơ chế TNBQV bạn chắc cũng không có, nơi đó lại hầm bà lằng nhằng mọi thứ thập cẩm). Cơ chế thì chỉnh dần (tôi không thay đổi, mà ở đây chỉ thảo luận nội dung bài, hỏi chấm), bạn thấy cơ chế xét BVT BVCL còn đang chỉnh lên chỉnh xuống hiện tại dù nó đã thành hình từ cuối thập niên 2010. Còn việc bạn nói tôi không suy xét kỹ, tôi chỉ tôn trọng quan điểm của bạn, không còn gì để nói. Việc xét duyệt "hòa giải viên" như Minh Huy ý kiến, tôi đã giải thích nhằm "giúp cộng đồng không bị cảm giác ép buộc". Việc Alphama muốn "BQV DPV nghiễm nhiên là hòa giải viên", như giải thích (xin lỗi nói sỗ sàng: đôi khi một số người rất lười hòa giải). Tôi nghĩ BQV ĐPV không thể nghiễm nhiên là hòa giải viên, nhưng tôn trọng Alphama nên đã thêm hai câu hỏi về BQV ĐPV. Tôi chỉ đơn giản lập ra cơ chế thảo luận nội dung bài, rất đơn giản. Nếu bạn thấy không ổn, hãy để phiếu phản đối và hết. Không lên bày tỏ thêm quan điểm với tôi làm gì. Tôi đã nói hết, hy vọng chúng ta hiểu nhau.--Nacdanh (thảo luận) 13:19, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trong quá trình xem xét biểu quyết, tôi thấy cuộc tranh luận nên góp vài lời. Theo quan điểm cá nhân, nếu vội đánh giá một cơ quan hay quy định rằng nó sớm muộn cũng sẽ "chết yểu" hoặc "phí thời giờ" thì chúng ta mãi sẽ dậm chân tại chỗ. Dự án luôn thay đổi và những quy định sinh ra là để bám sát kịp thời với những thay đổi ấy. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo nên một thiết chế vững chắc để những thế hệ sau có thể kế thừa và phát triển. Thế hệ "tiền nhân" không chú tâm xây dựng nền móng, bộ khung các quy định, hướng dẫn, cơ quan thì đến hàng chục, hàng trăm năm nữa mọi thứ vẫn như một mớ bòng bong. Dự án vẫn sẽ loay hoay tìm hướng đi, mò mẫm trong bóng tối của sự ngờ vực và nghi hoặc. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 14:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Gửi Nguyenhai314 và Nacdanh, có lẽ tôi đã quá nhạy cảm trước những biến chuyển mới và nhanh chóng trên dự án này. Bản thân là người đề xuất Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật, nhìn không gian này chết yểu, tự tôi cảm nhận có lỗi đối với mọi người và dự án, vì đã để mọi người tốn thời gian. Về đánh giá chuẩn bị đề án chưa chu đáo, thực tế cũng do những rắc rối, một số rắc rối gây ra sau các cuộc biểu quyết nhanh vào cuối năm 2019 của tôi, nên tái đánh giá những công việc của mình, cộng với nhìn các công tác khác, tôi có phần nhạy cảm, e dè và thận trọng. Tôi đánh giá rất cao và rất vui mừng thi thế hệ thành viên mới đã góp phần tích cực xây dựng các quy định mới, các ý tưởng mới, sự táo bạo cần có của một dự án không ngừng phát triển, nhưng đồng thời cũng e dè và khá thận trọng. Việc bày tỏ ý kiến là việc cần có và phải có để phản biện một "dự luật", chính tôi khi đề xuất các dự luật rất cần và vô cùng cần các ý kiến phản biện để xây một bộ quy định phù hợp, hiệu quả và theo ý cộng đồng nhất có thể (bạn có thể xem Biểu quyết điều lệ Kiểm định viên, tôi hỏi và cho biểu quyết từng chi tiết nhỏ trong bộ quy định). Việc một người bỏ thời gian thảo luận tại dự luật thể hiện sự quan tâm của người đó đến vấn đề bạn đang trình bày, vì vậy, tôi cho rằng im lặng bỏ phiếu là điều không hay: vừa thiếu gắn kết thành viên, lại vừa không góp phần hoàn thành dự luật. Như các bài viết, việc phản biện chỉ ra nhiều điểm sai sót cho người viết: lúc thì lỗi dịch sai, khi thì một ít cách trình bày đẹp mắt; người chỉ chia đề mục, người cho thấy cách dùng từ "chuyên nghiệp". Khi tôi trình dự luật chống rối 2020 ra thảo luận, tôi rất mong và rất thiết tha được xin ý kiến của các bạn. Càng phản biện, càng nêu ý kiến, càng "chọc ngoáy" vào các tình huống oái ăm thì bộ luật càng "rào" chặn được nhiều tình huống và càng mang tính bao quát, như việc "kiểm thử phần mềm" để phát hiện lỗi trước khi phát hành vậy. Mến chào các bạn và chúc các bạn một ngày tốt lành. Tái bút: Việc bạn trả lời các thảo luận của tôi ở trên đã giúp nhiều thành viên hiểu rõ thêm về cách thức hoạt động, một số bất cập còn lại trong việc thành lập dự án, một phác thảo ngày càng rõ nét về "không gian mới" này. Vì vậy, theo tôi các thảo luận giữa chúng ta tại đây hoàn toàn không vô nghĩa và phần nào đó, mưu ích cho mọi người. ✠ Tân-Vương 14:57, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trong quá trình xem xét biểu quyết, tôi thấy cuộc tranh luận nên góp vài lời. Theo quan điểm cá nhân, nếu vội đánh giá một cơ quan hay quy định rằng nó sớm muộn cũng sẽ "chết yểu" hoặc "phí thời giờ" thì chúng ta mãi sẽ dậm chân tại chỗ. Dự án luôn thay đổi và những quy định sinh ra là để bám sát kịp thời với những thay đổi ấy. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo nên một thiết chế vững chắc để những thế hệ sau có thể kế thừa và phát triển. Thế hệ "tiền nhân" không chú tâm xây dựng nền móng, bộ khung các quy định, hướng dẫn, cơ quan thì đến hàng chục, hàng trăm năm nữa mọi thứ vẫn như một mớ bòng bong. Dự án vẫn sẽ loay hoay tìm hướng đi, mò mẫm trong bóng tối của sự ngờ vực và nghi hoặc. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 14:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @ThiênĐế98:, vấn đề này còn khá mới mẻ với tôi. Những câu hỏi của bạn có thể tìm thêm tại en:Wikipedia:Dispute resolution noticeboard/FAQ. Theo vốn hiểu của tôi, không gian này chính là nơi gần như dập tắt (thường là vậy), trước khi mâu thuẫn đến không gian này, mẫu thuẫn phải thực sự không được giải quyết tại bài đó. "Nếu thành lập không gian này, có buộc phải giải quyết mâu thuẫn chỉnh lý nội dung bài ra không gian này hay không?" => Q2, Q3, Q12. "Khi nào nên đưa ra, mâu thuẫn thế nào thì phù hợp (lo ngại có khi đưa mâu thuẫn lắt nhắt, mang tính cá nhân thành viên)" => Q11. "thời gian "hòa giải" trước khi thành viên giữ công cụ phải can thiệp đến bài viết" => Q4.--Nacdanh (thảo luận) 18:53, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Tỉ lệ đồng ý/chưa đồng ý: 6/4. Thiết lập Wikipedia:Ủy ban hòa giải. A l p h a m a Talk 00:28, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Với những tranh cãi mà không gian Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn không giải quyết được, có nên thành lập Wikipedia:Ủy ban hòa giải trong những tranh cãi phức tạp hơn?
Đồng ý
- Đồng ý Được, tôi đồng ý. Thân mến - B.T.D (talk) 15:38, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nếu có người chịu hòa giải thì tại sao không. B nhắn gửi 20:50, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Có nơi hòa giải rõ ràng sẽ tiện lợi hơn nếu có mâu thuẫn Doku tám 04:53, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mâu thuẫn không giải quyết được ở cấp thấp hơn thì có thể đưa lên cấp cao hơn để giải quyết. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 08:20, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như đã nêu ở phần dẫn nhập khái quát vấn đề.--Nacdanh (thảo luận) 14:36, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Các hòa giải viên sẽ thích hợp với việc giải quyết những mâu thuẫn xảy ra ở Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, tại sao không? #MASTERENDLESS - Talk 15:29, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
- Chưa đồng ý Đã trình bày ý kiến bên dưới. LTN.Canada (thảo luận) 17:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Như các lo ngại tôi đã nêu tại đề mục ý kiến của #Phần 1.4: Bảo quản viên sẽ nghiễm nhiên là "hòa giải viên".--minhhuy (thảo luận) 06:44, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Như đã trình bày phần ý kiến, Wikipedia tiếng Việt hiện nay chưa đủ năng lực làm việc này, khu vực này có lẽ nên nhập chung với Bàn giải quyết mâu thuẫn ở trên. A l p h a m a Talk 13:31, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi cho rằng cái ủy ban hòa giải này vẫn có khá mơ hồ và có thể khiến nhiều người ngộ nhận các quản trị viên "nghiễm nhiên" làm hòa giải viên, như Minh Huy đã đề cập. Jimmy Blues ♪ 13:26, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Không biết sao chứ nên gộp "bàn giải quyết mâu thuẫn" với "ủy ban hòa giải" làm một luôn. Tôi nghĩ chỉ cần một trung gian trước "tin nhắn cho bảo quản viên" là đủ nếu muốn giải quyết tranh chấp dở hơi. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 09:38, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn hiểu đơn giản, "không gian này về nội dung bài viết" và "không bảo quản", không phải vụ nào cũng phức tạp (14 ngày) và phải thảo luận ở bài viết trước. Wikipedia:Ủy ban hòa giải là lực lượng "tinh", không phải một thành viên "đưa ra vài câu vớ vẩn và vô nghĩa". "bàn giải quyết mâu thuẫn" như kiểu "lớp học" và "ủy ban hòa giải" là giáo sư. Trực quan.--Nacdanh (thảo luận) 13:25, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Khác với ý kiến của mình ở trên về Bàn giải quyết mâu thuẫn (BGQMT), mình thấy Ủy ban hòa giải lại không quá cần thiết. Vì nếu tranh cãi liên quan đến việc bảo quản WP đã có không gian TNCBQV (nơi các BQV có thể đánh giá/quyết định dựa trên thẩm quyền của họ) và Thảo luận (nơi cộng đồng trao đổi). Tranh cãi liên quan bài viết thì đã có Bàn GQMT. Việc lập nên một Ủy ban mới với vai trò thành viên (có thể) giống ít-nhiều với TNCBQV và BGQMT sẽ gây khá nhiều phức tạp và thiếu tính hiệu quả, vì nhân lực WP Việt mỏng và sự tham gia của các thành viên uy tín (với cộng đồng) khá ít, theo cảm nhận cá nhân mình. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 17:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Vì ở dưới tôi có cho ý kiến về việc bầu chọn Hòa giải viên nên cứ đúng quy trình mà cho ý kiến trên đây thôi. Thực sự tôi thấy sự "nhiều việc" không cần thiết giữa Bàn hòa giải và Ủy ban hòa giải. Chỉ cần 1 bước trung gian để giải quyết tranh chấp thôi. Nếu có tranh chấp mang tính không thể hòa giải thì cứ mang ra TNCBQV để BQV giải quyết. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 02:41, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @NhacNy2412: bạn có thể cho ý kiến ở câu 1.1 không? Vì chúng ta cần có không gian thì mới có "hòa giải viên". Mong bạn xem xét. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 02:50, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến "Thiết lập Wikipedia:Ủy ban hòa giải" và "Thiết lập hòa giải viên" trên căn bản là 1 mà sao Nacdanh tách ra làm 2 mục để BQ làm gì thế? Giả sử thông qua việc lập Ủy ban hòa giải nhưng lại không thông qua việc lập hòa giải viên; chả lẽ Ủy ban hòa giải được tạo ra để làm kiểng vì không có ai ở trong đó?! Nói cách khác nếu cộng động thông qua việc lập hòa giải viên thì Ủy ban hòa giải sẽ tự đi kèm. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 03:02, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nếu chỉ có "hòa giải viên" được thành lập, trong khi "Ủy ban hòa giải" không thành lập. Khi đó, "hòa giải viên" vẫn hoạt động chung với mọi người tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, nhưng một số vụ việc phức tạp nên được tham khảo từ họ tại chính không gian đó. Tất nhiên, biếu quyết vẫn diễn ra và chưa biết rõ kết quả.--Nacdanh (thảo luận) 03:09, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn nên nghỉ ngơi vài ngày đi. Tôi thấy bạn đang bị stress nên lập luận thiếu logic. Đây là cuộc cách mạng quá lớn (nếu nhìn vào lịch sử thì các cuộc cách mạng lớn thường thất bại trừ khi nhận được sự ủng hộ cực lớn từ dân; ở đây, dân là thành viên Wikipedia). Hồi xưa Thiên Đế cũng đã từng có cuộc cách mạng lớn nhưng thất bại mặc dù đã soạn thảo trước 1-2 tháng. Còn bạn thì chỉ soạn thảo trong vòng vài ngày? Bạn làm việc quá tải nên bị stress rồi.
- Giả sử chỉ có "hòa giải viên" được thành lập thì có khác gì thành viên thường tự phong khi họ không thuộc Ủy ban hòa giải? Tại sao phải tham khảo ở họ? Lỡ thành viên thường không muốn tham khảo họ thì sao (thành "hòa giải viên" cá cảnh)? Tham khảo họ rồi vẫn tranh chấp thông tin thì ai giải quyết? Cuối cùng BQV vẫn giải quyết thì "hòa giải viên" lập ra để làm cá cảnh? Hòa giải viên mà không có Ủy ban hòa giải thì chả khác gì trao cho BQV cái chổi cùn. Hòa giải viên chỉ có "quyền" hòa giải khi họ thuộc Ủy ban hòa giải. Giống như việc bạn phong cho ai đó làm "tổng bí thư" nhưng lại không lập ra "đảng" gì hết vậy cuối cùng chức "tổng bí thư" chỉ là cái mác tự phong nếu không có "đảng". SicMundusCreatusEst (thảo luận) 03:22, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đã cố trong khả năng có thể, tùy cộng đồng quyết định. Tôi chỉ dẫn nhập vấn đề, lá phiếu nằm ở những người thông hiểu vấn đề.--Nacdanh (thảo luận) 03:28, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thôi thua, bạn là người đề xuất nên phải tính kỹ trước. Nếu cộng đồng bỏ phiếu cho đã để lập ra "hòa giải viên" cá cảnh thì thà khỏi BQ cho khỏe. Một BQ thiếu logic thì khả năng cao nó sẽ thất bại. Thôi để cộng đồng quyết định vậy. Nói ra bạn đừng buồn chứ tôi là thành viên thẳng tính suốt 12 năm rồi (thẳng tính giống bạn). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 03:40, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đã cố trong khả năng có thể, tùy cộng đồng quyết định. Tôi chỉ dẫn nhập vấn đề, lá phiếu nằm ở những người thông hiểu vấn đề.--Nacdanh (thảo luận) 03:28, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nếu chỉ có "hòa giải viên" được thành lập, trong khi "Ủy ban hòa giải" không thành lập. Khi đó, "hòa giải viên" vẫn hoạt động chung với mọi người tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, nhưng một số vụ việc phức tạp nên được tham khảo từ họ tại chính không gian đó. Tất nhiên, biếu quyết vẫn diễn ra và chưa biết rõ kết quả.--Nacdanh (thảo luận) 03:09, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Không đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. A l p h a m a Talk 00:30, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thiết lập "hòa giải viên" nhằm giải quyết những mâu thuẫn mà Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn không giải quyết được, "hòa giải viên" sẽ thường gắn chặt với Wikipedia:Ủy ban hòa giải (nơi giải quyết những mâu thuẫn phức tạp và không ai ngó ngàng quan tâm). Những thành viên bán tự nguyện tại không gian Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn có uy tín sau một thời gian dài hòa giải rất nhiều tranh chấp thành công, nên được xét duyệt thành "hòa giải viên" không?
Đồng ý
- Đồng ý Ủng hộ. Thân mến - B.T.D (talk) 15:39, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Có ủy ban hòa giải thì tất nhiên phải có người đứng mũi chịu sào chứ, đó là điều đương nhiên Doku tám 04:55, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như các ý kiến bên trên. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 08:21, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý cần một nhóm tinh, có kỹ năng và kiến thức linh hoạt.--Nacdanh (thảo luận) 14:37, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Sau nhiều lần tranh chấp thì tôi thấy được sự cần thiết của vị trí này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 02:32, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cần chọn lọc ra những người có khả năng, trình độ và sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc; tránh tình trạng bất cứ việc gì cũng đi khiếu nại với một cá nhân hoặc nhóm thành viên nào đó, gây phiền toái cho họ. A + B + C = 180° 12:19, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cần có các hòa giải viên để giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình biên tập, tránh việc làm phiền những thành viên chưa có nhiều kinh nghiệm khác. #MASTERENDLESS - Talk 16:38, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
- Chưa đồng ý Như các lo ngại tôi đã nêu tại đề mục ý kiến của #Phần 1.4: Bảo quản viên sẽ nghiễm nhiên là "hòa giải viên". --minhhuy (thảo luận) 06:44, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Đồng ý với Minh Huy. Các BQV, ĐPV có thể "nghiễm nhiên" đảm nhận vị trí này, nếu quy định trên được thông qua. Jimmy Blues ♪ 12:18, ngày 31 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Các thành viên đồng ý thiết lập "hòa giải viên" nhưng không cho phiếu hoặc góp ý cách thức hình thành nên "nhóm này" (cậu 1.6 và 1.7) thì cơ chế tạo ra nhóm này như thế nào? Xin phép gắn tên @Nguyenhai314: và @Mạnh An: xem xét.--Nacdanh (thảo luận) 14:34, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin phép gắn tên bạn @NhacNy2412: vì bạn đưa ra ý kiến về cách bầu chọn, nhưng chưa xem xét việc thiết lập nhóm này. Mong bạn xem xét thành lập nhóm này, sau đó mới tiến tới cơ chế bầu chọn.--Nacdanh (thảo luận) 00:40, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Các bạn có thể chọn "bầu chọn" theo cách mình muốn: mục 1.6 là bầu chọn theo "nội bộ nhóm kín" (wikipedia tiếng Anh, chỉ nhóm Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn bầu chọn), mục 1.7 là bầu chọn theo "cộng đồng" bầu chọn. Các bạn xem xét, nhưng trước khi có cách thức bầu. Mục này thiết lập "hòa giải viên".--Nacdanh (thảo luận) 16:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin phép gắn tên bạn @NhacNy2412: vì bạn đưa ra ý kiến về cách bầu chọn, nhưng chưa xem xét việc thiết lập nhóm này. Mong bạn xem xét thành lập nhóm này, sau đó mới tiến tới cơ chế bầu chọn.--Nacdanh (thảo luận) 00:40, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi bỏ phiếu trắng. Trên tinh thần tôi không phản đối nhưng theo quan điểm của tôi thì cái "Ủy ban hòa giải" này sẽ chết yểu do nếu nhân lực. Nhân lực những người có khả năng hòa giải của chúng ta hiện tại là quá ít. Đã ít rồi và chưa chắc gì họ đã chịu xung phong làm hòa giải viên. Tôi nghĩ nếu chúng ta may mắn thì cộng đồng có thể bầu ra 2-3 hòa giải viên (còn xui thì 0 có ai xung phong = Ủy ban hòa giải này chết yểu từ lúc mới sinh). Rồi lỡ sau này 2-3 hòa giải viên bận hết hoặc nản hoặc bị quá stress nên không muốn hòa giải nữa hoặc từ chức hòa giải viên thì coi như cái Ủy ban này sẽ chết yểu. Các bạn nghĩ phương án là bầu thêm hòa giải viên mới? Đâu có dễ, chắc gì có ai xung phong? Có người xung phong nhưng cộng đồng lại không tin tưởng và bỏ phiếu chống (không đạt mức đồng thuận tối thiểu). Tìm được người xung phong và được cộng đồng tin tưởng là điều RẤT khó trong bối cảnh nhân lực mỏng như tờ giấy hiện nay.
- Tôi đã thảo luận rất nhiều với Nacdanh về vấn đề thiếu nhân lực nhưng có lẽ Nacdanh vẫn chưa tin? Tôi biết bạn có ý tốt nhưng bạn phải nhìn vào tình hình thực tế là cộng đồng này đã quá yếu rồi (cộng thêm tranh chấp xung đột triền miên + tố giác nhau để người này người nọ bị cấm). Vi không phải là En. Thôi, những gì cần nói tôi đã nói hết rồi. Nếu bạn có thể chứng minh Ủy ban hòa giải sẽ không chết yểu trong tương lai (3-6 tháng nữa) thì coi như tôi đánh giá sai tình hình nhân lực. Tôi cũng mong là tôi sai. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 02:34, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu:, cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Có lẽ bạn thấy nhân sự thiếu, nhưng "nếu bạn muốn có một không gian chỉ nói về nội dung bài viết" với đầy đủ BQV ĐPV vàg các thành viên có hiểu biết vấn đề. Bạn có thể đáo qua câu 1.1 cho ý kiến. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 03:04, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đã thảo luận rất nhiều với Nacdanh về vấn đề thiếu nhân lực nhưng có lẽ Nacdanh vẫn chưa tin? Tôi biết bạn có ý tốt nhưng bạn phải nhìn vào tình hình thực tế là cộng đồng này đã quá yếu rồi (cộng thêm tranh chấp xung đột triền miên + tố giác nhau để người này người nọ bị cấm). Vi không phải là En. Thôi, những gì cần nói tôi đã nói hết rồi. Nếu bạn có thể chứng minh Ủy ban hòa giải sẽ không chết yểu trong tương lai (3-6 tháng nữa) thì coi như tôi đánh giá sai tình hình nhân lực. Tôi cũng mong là tôi sai. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 02:34, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến @Mạnh An:, bạn có thể cho ý kiến ở câu 1.1 không? Vì chúng ta cần có không gian thì mới có "hòa giải viên". Mong bạn xem xét. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 03:01, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: hông đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. A l p h a m a Talk 00:31, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Lưu ý: Đôi khi một số bảo quản viên không quá mặn mà với công việc hòa giải mâu thuẫn, và chỉ thích thao tác các bản mẫu bảo quản.
Đồng ý
- Đồng ý Bảo quản viên đã được cộng đồng tin tưởng nên việc hòa giải là điều mà mỗi bảo quản viên nên có để trở thành "BQV toàn diện" Doku tám 04:58, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi không muốn sự đổ vỡ hệ thống xảy ra.--Nacdanh (thảo luận) 12:16, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
- Phản đối Nhiều trường hợp quản trị viên không những không thể hòa giải một cuộc tranh chấp mà còn khiến cuộc tranh cãi thêm sâu hơn. Việc nghiễm nhiên trao quyền hạn này vào tay các quản trị viên vô tình cũng tạo ra sự bất bình đẳng, đặt nhóm "quản trị viên" cao hơn chuẩn mực "bình đẳng" của cộng đồng. Cơ chế này sẽ phù hợp hơn với "Ủy ban trọng tài", nơi yêu cầu những phán quyết mang tính cưỡng chế, nhưng với cơ quan "Ủy ban hòa giải", ta nên xét chọn đơn thuần dựa vào những người có kinh nghiệm hòa giải, có năng lực thực sự ở "cấp hòa giải dưới". Trên cơ bản, mục tiêu chính của cơ quan này vẫn là "hòa giải" nên chưa cần sự tham gia "mặc định" của nhóm quản trị viên. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 08:27, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối Như ý kiến trên, BQV phù hợp với "Ủy ban trọng tài" hơn là "Ủy ban hòa giải". Nếu BQV thấy phong cách làm việc của mình phù hợp với công việc hòa giải thì chủ động tham gia, còn không thì không nên mặc định. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 15:44, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối Đồng ý với các ý kiến trên. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:00, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ýNhư ý kiến tại phần 1.1.--Nacdanh (thảo luận) 16:42, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối BQV không có trách nhiệm giải quyết tranh trấp nội bộ và không phải BQV nào cũng có những kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trò này. Cộng đồng chúng ta vốn đã thiếu BQV, nếu điều lệ này được thông qua thì chẳng khác nào giết đi hàng loạt nhân tài, gây tổn thất lớn về mặt nhân sự. A + B + C = 180° 04:26, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối Không phải BQV nào cũng muốn làm hoà giải viên. ~ Violet (talk) ~ 12:40, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Lưu ý nhóm BQV nghiễm nhiên nằm trong nhóm Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn (mâu thuẫn chưa phức tạp). Vấn đề đang xét là nhóm BQV có nghiễm nhiên nằm trong nhóm Wikipedia:Ủy ban hòa giải (mâu thuẫn phức tạp, nhóm tinh) hay không.--Nacdanh (thảo luận) 14:54, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Theo tôi hiểu thì với những gì đang diễn ra và quy chế này có hiệu lực, bảo quản viên từ nay trở đi sẽ thoát khỏi cái "luật bất thành văn" là một người hòa giải trong các mâu thuẫn, và chính thức tước đi vai trò hòa giải mà cộng đồng đặt ra cho họ mỗi khi bầu một ứng viên mới (phần lớn cộng đồng đều xoáy vào cách họ giải quyết các mâu thuẫn)? Điều này "tuyệt" ở en.wp (trước năm 2018, thời điểm Ủy ban Hòa giải còn hoạt động), nhưng tôi không chắc nó có "tuyệt" ở vi.wp hay không (mượn ý từ một người ở đây nói rằng không phải cái gì của en.wp cũng áp dụng ở vi.wp). Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu cộng đồng có đủ "hòa giải viên" thì ổn thôi, bảo quản viên cũng đỡ được gánh nặng phải "lấn quyền" mang lại tai tiếng, nhưng nếu không đủ "hòa giải viên" thì một cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra vì giờ đây bảo quản viên có quyền từ chối giải quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giải quyết mâu thuẫn biên tập, và cũng ít còn ai khác sẵn sàng làm việc đó (nếu thiếu "hòa giải viên"). Tôi e rằng ý tưởng này nếu không có cải thiện hoặc có biện pháp phòng ngừa thì sớm muộn cũng đi theo vết xe đổ của en.wp, nơi Ủy ban Hòa giải bị giải tán do quá ít hoạt động dù nhân lực đông hơn dự án này trăm lần. --minhhuy (thảo luận) 04:19, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- minhhuy khi Ủy ban hòa giải chết yểu, đồng nghĩa với việc các BQV lại được hồi phục chức danh "hòa giải viên" tự phong. Đây là cuộc thử nghiệm đắt giá và rất tốn công và thời gian nếu thất bại. Tôi đã ngăn cản hết lời nhưng Nacdanh không chịu nghe nên đành chịu vậy. E rằng phải tự vấp ngã vài lần thì mới thấy sự thật là nhân lực của ta không có. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 06:05, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bản thân tôi là người gợi ý việc thành lập Ủy ban Hòa giải nên tất nhiên không có ý phủ nhận khi nó đã được mang ra xin ý kiến chung. Chỉ là tôi chưa lường đến việc xin ý kiến có vẻ quá vội vã trong khi chưa bàn luận xong cơ chế của Ủy ban này là gì và quyền hạn ra sao (ít nhất phải dịch cho xong những điểm chính của en:Wikipedia:Mediation Committee/Policy), và với những gì đang diễn ra về việc tạo một nhóm "hòa giải viên" độc lập với bảo quản viên, tôi e rằng ủy ban này sẽ bị lạm dụng và rơi vào khủng hoảng nếu chẳng may không có đủ "hòa giải viên" độc lập đang hoạt động (đến như en.wp còn phải giải tán do không đủ người). Với thực trạng trước mắt như vậy, tôi không còn muốn ủng hộ việc thành lập nó nữa. --minhhuy (thảo luận) 06:39, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Trần Nguyễn Minh Huy: Mục đích ban đầu của tôi là giảm tải nơi "hổ lốn" tin nhắn BQV, giúp nhiều mâu thuẫn nội dung bài viết được nhiều thành viên tiếp cận nhiều nhất có thể. Nhờ sự góp ý và sau nhiều thảo luận, tôi đã muốn BQV thành một "hòa giải viên" nhằm tránh dổ vỡ hệ thống và đồng thời giúp tăng số lượng người tham gia hướng giải quyết thấu đáo cho mâu thuẫn bài viết. Nhưng thật đáng tiếc, mọi người cố tách BQV ra khỏi "hòa giải viên" thì dự án Wikipedia:Ủy ban hòa giải này có lẽ sẽ đổ vỡ thật sự. Tất nhiên, Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn theo cá nhân tôi với sự thường trực của rất nhiều thành viên (bao gồm cả BQV ĐPV) sẽ vẫn mãi trường tồn. Tôi cho là như vậy. Tôi dám cá sau khi Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn thành hình và một thời gian dài hoạt động, vấn đề BQV sẽ là "hòa giải viên" sẽ tiếp tục được biểu quyết. Chỉ không rõ là bao lâu sẽ có biểu quyết này. Rồi sẽ có một ai đó trong tương lai thảo luận vấn đề này, có thể một hậu bối đẹp trai nào đó.--Nacdanh (thảo luận) 14:18, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tại sao không phải là hậu bối đẹp gái? (giỡn tí) Hiện tại trong 21 BQV thì số BQV làm công việc hòa giải thì chắc chỉ có vài người (đa số không bao giờ đụng vô). Ép người khác làm hòa giải viên không phải là đều tốt (ngay cả bên en, BQV cũng không phải được mặc định làm hòa giải viên. Khi Ủy ban hòa giải tan rã thì BQV en trở lại thành hòa giải viên tự phong). Cộng với Nguyenhai cũng lo ngại là một số BQV không có khả năng hòa giải thì thay vì hòa giải lại đem dầu vô lửa thì tình hình sẽ còn tệ hơn, thà không có Ủy ban hòa giải. Do tình hình nhân lực hiện tại, tôi nghĩ các BQV ai có nhu cầu hòa giải thì cứ làm hòa giải viên tự phong. Không nên mặc định trao quyền hòa giải viên cho TẤT CẢ BQV hiện hành. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:28, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Trần Nguyễn Minh Huy: Mục đích ban đầu của tôi là giảm tải nơi "hổ lốn" tin nhắn BQV, giúp nhiều mâu thuẫn nội dung bài viết được nhiều thành viên tiếp cận nhiều nhất có thể. Nhờ sự góp ý và sau nhiều thảo luận, tôi đã muốn BQV thành một "hòa giải viên" nhằm tránh dổ vỡ hệ thống và đồng thời giúp tăng số lượng người tham gia hướng giải quyết thấu đáo cho mâu thuẫn bài viết. Nhưng thật đáng tiếc, mọi người cố tách BQV ra khỏi "hòa giải viên" thì dự án Wikipedia:Ủy ban hòa giải này có lẽ sẽ đổ vỡ thật sự. Tất nhiên, Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn theo cá nhân tôi với sự thường trực của rất nhiều thành viên (bao gồm cả BQV ĐPV) sẽ vẫn mãi trường tồn. Tôi cho là như vậy. Tôi dám cá sau khi Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn thành hình và một thời gian dài hoạt động, vấn đề BQV sẽ là "hòa giải viên" sẽ tiếp tục được biểu quyết. Chỉ không rõ là bao lâu sẽ có biểu quyết này. Rồi sẽ có một ai đó trong tương lai thảo luận vấn đề này, có thể một hậu bối đẹp trai nào đó.--Nacdanh (thảo luận) 14:18, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bản thân tôi là người gợi ý việc thành lập Ủy ban Hòa giải nên tất nhiên không có ý phủ nhận khi nó đã được mang ra xin ý kiến chung. Chỉ là tôi chưa lường đến việc xin ý kiến có vẻ quá vội vã trong khi chưa bàn luận xong cơ chế của Ủy ban này là gì và quyền hạn ra sao (ít nhất phải dịch cho xong những điểm chính của en:Wikipedia:Mediation Committee/Policy), và với những gì đang diễn ra về việc tạo một nhóm "hòa giải viên" độc lập với bảo quản viên, tôi e rằng ủy ban này sẽ bị lạm dụng và rơi vào khủng hoảng nếu chẳng may không có đủ "hòa giải viên" độc lập đang hoạt động (đến như en.wp còn phải giải tán do không đủ người). Với thực trạng trước mắt như vậy, tôi không còn muốn ủng hộ việc thành lập nó nữa. --minhhuy (thảo luận) 06:39, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- minhhuy khi Ủy ban hòa giải chết yểu, đồng nghĩa với việc các BQV lại được hồi phục chức danh "hòa giải viên" tự phong. Đây là cuộc thử nghiệm đắt giá và rất tốn công và thời gian nếu thất bại. Tôi đã ngăn cản hết lời nhưng Nacdanh không chịu nghe nên đành chịu vậy. E rằng phải tự vấp ngã vài lần thì mới thấy sự thật là nhân lực của ta không có. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 06:05, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Không đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. A l p h a m a Talk 00:31, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Lưu ý: Đôi khi một số điều phối viên không quá mặn mà với việc công việc hòa giải mâu thuẫn, và chỉ thích thao tác các bản mẫu bảo quản.
Đồng ý
Phản đối
- Phản đối Như đã nêu tại mục 1.4. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 08:28, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý nhóm này thường chỉ bảo quản đúng nghĩa, hiếm khi giải quyết vấn đề bên lề. Bảo quản nhàn nhã đúng nghĩa.--Nacdanh (thảo luận) 14:38, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi chưa tin tưởng nhóm này có đủ độ "chín chắn" để làm công tác hòa giải. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 14:51, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối Bản thân tôi là một điều phối viên được tín nhiệm, tôi tự nhận thấy bản thân mình không phù hợp để làm hòa giải viên, tuy nhiên thì tôi vẫn đủ khả năng để giải quyết những mâu thuẫn nhỏ (như Nacdanh nói ở phần Ý kiến). A + B + C = 180° 04:28, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Lưu ý nhóm ĐPV nghiễm nhiên nằm trong nhóm Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn (mâu thuẫn chưa phức tạp). Vấn đề đang xét là nhóm ĐPV có nghiễm nhiên nằm trong nhóm Wikipedia:Ủy ban hòa giải (mâu thuẫn phức tạp, nhóm tinh) hay không.--Nacdanh (thảo luận) 14:54, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Không đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. A l p h a m a Talk 00:31, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Hòa giải viên" sẽ do "nhiều thành viên bán tự nguyện có kỹ năng hòa giải (BQV, ĐPV, các thành viên có hiểu biết về chủ để tranh cãi)" tiến cử. Nội bộ nhóm Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn" bầu chọn. Đây là mô hình mà Wikipedia tiếng Anh đang áp dụng.
Đồng ý
Phản đối
- Chưa đồng ý Wikipedia Vi làm việc dựa trên cộng đồng chứ không phải "hội kín" hoặc "hội bàn tròn" mà để một nhóm quản trị viên bỏ phiếu cho nhau. Đồng ý là bên en chỉ có thành viên "Ủy ban hòa giải" mới được bỏ phiếu bầu "hòa giải viên" mới nhưng những thành viên đầu tiên của "Ủy ban hòa giải" là do cộng đồng en bầu. Không phải cái gì bên en cũng mặc định đem qua đây được hết. Có một số thứ bên en phù hợp nhưng bên Vi thì không phù hợp do nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi cộng đồng đều có những nhu cầu khác nhau cho nên cần xem xét tính phù hợp ở từng địa phương. Thêm nữa, cộng đồng bên en rất đông (đông hơn bên ta RẤT nhiều) và có trên 2000 BQV (1000 BQV đã về hưu) nên họ có thể bầu ra "Ủy ban hòa giải" ban đầu và sau đó để họ tự bầu thành viên. Còn bên ta, nhân lực ít ỏi cho nên không thể áp dụng cơ chế giống bên en được. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:39, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Đính chính cho câu "những thành viên đầu tiên của "Ủy ban hòa giải" là do cộng đồng en bầu": không đúng, những thành viên đầu tiên của Mediation Committee do Jimmy Wales chỉ định. --minhhuy (thảo luận) 04:27, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn đã đính chính. Như vậy thì lại thêm lý do để phản đối vì Jimmy Wales không biết tiếng Việt để mà chỉ định ở đây. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 04:30, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nhưng nó có lẽ sẽ có một tác động đến "tính cộng đồng" trong quan điểm ở câu đầu tiên của bạn. --minhhuy (thảo luận) 04:49, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- minhhuy có lẽ bạn đọc nhầm? Tôi phản đối bỏ phiếu theo kiểu hội kín. Ở dưới còn thêm phương án bỏ phiếu dựa trên cộng đồng mà. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 05:58, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nhưng nó có lẽ sẽ có một tác động đến "tính cộng đồng" trong quan điểm ở câu đầu tiên của bạn. --minhhuy (thảo luận) 04:49, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn đã đính chính. Như vậy thì lại thêm lý do để phản đối vì Jimmy Wales không biết tiếng Việt để mà chỉ định ở đây. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 04:30, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Đính chính cho câu "những thành viên đầu tiên của "Ủy ban hòa giải" là do cộng đồng en bầu": không đúng, những thành viên đầu tiên của Mediation Committee do Jimmy Wales chỉ định. --minhhuy (thảo luận) 04:27, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối Về khách quan mà nói thì nhân lực vi.wiki hiện tại chắc chắn không đủ để thực hiện "bầu phiếu nội bộ" như vậy. Về mặt chủ quan, tôi khá là không thích phong cách làm việc "hội bàn tròn" này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 15:49, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Nhất trí "Wikipedia Vi làm việc dựa trên cộng đồng".--Nacdanh (thảo luận) 16:43, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Ý tưởng hay nhưng không phù hợp với tình hình thực tế. Bàn giải quyết mâu thuẫn thực chất cũng là nơi "tham gia tự nguyện" của "các thành viên đại trà". Thay vì tham khảo ý kiến của "các thành viên đại trà" trong phạm vi nội bộ thì tại sao lại không tham khảo ý kiến của các "thành viên đại trà" trong phạm vi toàn thể? ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 04:51, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Nếu cách thức thứ hai thông qua, tôi không hiểu các thành viên còn thời gian viết bài hay không? Việc tổ chức "bầu bán" liên tục e rằng sẽ tốn nhiều thời gian và biến dự án thành một nơi "thử nghiệm dân chủ" đúng nghĩa. ✠ Tân-Vương 17:17, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @ThiênĐế98: Bạn có thể góp ý về số phiếu, và cách thức. Như tôi đã đề cập "nhiều thành viên bán tự nguyện có kỹ năng hòa giải (BQV, ĐPV, các thành viên có hiểu biết về chủ để tranh cãi) tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn" thì nhóm này đã quá hiểu nhau và bầu rất dễ (như kiểu bầu nội bộ vậy, chẳng tốn thời gian của ai cả, công đồng lại càng không.) Hai là "Cộng đồng wikipedia bầu chọn" khi đó với nhiêu khê, nhưng "cộng đồng" thì bạn có thể góp ý, tôi để nhỏ nhất là "5" hoặc "6". Bạn có thể góp ý ngay câu liền dưới.--Nacdanh (thảo luận) 17:28, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ngoài ra, bạn @ThiênĐế98: có thể đọc lại phần dẫn nhập để hiểu vì sao có biểu quyết này. Mong bạn có nhiều "góp ý" để kiện toàn cơ chế. Điều này sẽ có lợi lâu dài cho dự án. Tôi không hề thấy "dân chủ" ở đâu ra cả! Không gian mới này sẽ giải quyết về tranh cãi nội dung bài viết, không phải nơi "bảo quản bài viết" với bản mẫu hay kiện cáo phá hoại. Chỉ về "nội dung bài viết" với "nhiều người hiểu chủ đề tranh cãi", bạn lưu ý để tránh nhầm lẫn nội dung cơ chế này.--Nacdanh (thảo luận) 17:42, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn có thể dẫn ra các thành viên nhận/cam kết mình sẽ tham gia nếu Ủy ban thiết lập? Tôi sợ Ủy ban này sẽ chết yểu như nhiều Dự án/Hội đồng thành viên khác, vì các thành viên tham gia đều tự nguyện và các cơ chế dần dà sẽ mất đi tính hấp dẫn của nó. ✠ Tân-Vương 17:58, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @ThiênĐế98: Về căn bản, tất cả thành viên sẽ tập trung tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn (BQV, ĐPV, thành viên "bán tự nguyện" kinh nghiệm, các thành viên có hiểu biết về chủ đề tranh cãi, thành viên có kỹ năng thảo luận tốt). Hầu hết ai cũng có thể tham gia 1.1. Từ 1.2 đến 1.7 là nói về mâu thuẫn cực gắt (cực hiếm) mới xảy ra. Từ 1.2 đến 1.7 là phục vụ "Wikipedia:Uỷ ban hòa giải", lực lượng "hòa giải" thực chất là đẩy lên từ nhóm 1.1 (nhóm 1.1 lúc nào chả có, thậm chí nhóm 1.1 này luôn thường trực là đằng khác). Lực lượng "hòa giải" nghe thì rất kêu, nhưng họ cũng chỉ là một số cá nhân giải quyết tốt nhất từ nhóm 1.1 và giúp "cưỡng chế hòa giải tốt nhất". Nếu bạn cho rằng "hòa giải viên ít" (hay nói đơn giản nhóm 1.1 ít), hya nói đơn giản tiếp "BQV ít + ĐPV ít" thì nó là tình trạng. Đó sẽ là tình trạng, hiện tại tôi chỉ hỏi đơn giản môi trường đã có cơ chế chưa? Bạn có muốn tạo cơ chế cho nó. Hay kệ mâu thuẫn tự bơi (phiền đọc lại dẫn nhập của tôi).--Nacdanh (thảo luận) 18:11, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn có thể dẫn ra các thành viên nhận/cam kết mình sẽ tham gia nếu Ủy ban thiết lập? Tôi sợ Ủy ban này sẽ chết yểu như nhiều Dự án/Hội đồng thành viên khác, vì các thành viên tham gia đều tự nguyện và các cơ chế dần dà sẽ mất đi tính hấp dẫn của nó. ✠ Tân-Vương 17:58, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ngoài ra, bạn @ThiênĐế98: có thể đọc lại phần dẫn nhập để hiểu vì sao có biểu quyết này. Mong bạn có nhiều "góp ý" để kiện toàn cơ chế. Điều này sẽ có lợi lâu dài cho dự án. Tôi không hề thấy "dân chủ" ở đâu ra cả! Không gian mới này sẽ giải quyết về tranh cãi nội dung bài viết, không phải nơi "bảo quản bài viết" với bản mẫu hay kiện cáo phá hoại. Chỉ về "nội dung bài viết" với "nhiều người hiểu chủ đề tranh cãi", bạn lưu ý để tránh nhầm lẫn nội dung cơ chế này.--Nacdanh (thảo luận) 17:42, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @ThiênĐế98:, tôi đã gói gọn lại trong nội bộ Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, giảm thiếu phức tạp của cộng đồng không đáng có.--Nacdanh (thảo luận) 18:23, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @ThiênĐế98: Bạn có thể góp ý về số phiếu, và cách thức. Như tôi đã đề cập "nhiều thành viên bán tự nguyện có kỹ năng hòa giải (BQV, ĐPV, các thành viên có hiểu biết về chủ để tranh cãi) tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn" thì nhóm này đã quá hiểu nhau và bầu rất dễ (như kiểu bầu nội bộ vậy, chẳng tốn thời gian của ai cả, công đồng lại càng không.) Hai là "Cộng đồng wikipedia bầu chọn" khi đó với nhiêu khê, nhưng "cộng đồng" thì bạn có thể góp ý, tôi để nhỏ nhất là "5" hoặc "6". Bạn có thể góp ý ngay câu liền dưới.--Nacdanh (thảo luận) 17:28, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Lưu ý rằng Ủy ban Hòa giải tại en.wp được bầu nội bộ bởi chính người của ủy ban đó: "Mediation requires a unique and nuanced set of skills. Therefore, only members of the committee may vote in nominations. The mediators welcome community statements or comments and will take them into account, but will not be bound by them." Tôi cũng không đồng tình chuyện biểu quyết bầu chọn theo kiểu cũ, quá tốn thời gian của cộng đồng. --minhhuy (thảo luận) 18:01, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi hiểu @Trần Nguyễn Minh Huy: muốn nói, tôi sẽ cải biên lại. Hai nữa chọn hiện tại tôi ghi ra để cộng đồng cảm thấy không bị gò ép thôi. Để tôi căn chỉnh lại.--Nacdanh (thảo luận) 18:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyễn jonny:, tôi đã cải biên lại nội dung, mong bạn cảm thông và xem xét lại phiếu. Xin lỗi vì sự bất tiện này.--Nacdanh (thảo luận) 18:20, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phần 1.6.2: Đắc cử "hòa giải viên" nội bộ
"Hòa giải viên" sẽ thường gắn chặt tại Wikipedia:Ủy ban hòa giải (mâu thuẫn phức tạp, cộng đồng ngó lơ). Những người này chỉ đóng vai trò hòa giải mâu thuẫn, và không có vai trò trong việc bảo quản wikipedia. "Hòa giải viên" sẽ do "nhiều thành viên bán tự nguyện có kỹ năng hòa giải (BQV, ĐPV, các thành viên có hiểu biết về chủ để tranh cãi, vân vân. Nói chung là cộng đồng)" bầu chọn quy về số "phiếu tín nhiệm". Lưu ý họ đóng vai trò hòa giải và không bảo quản wikipedia. Số phiếu này sẽ được quy định".
- Cách 1: Theo số phiếu, sẽ không có "phiếu phản đối" và chỉ có số lượng "phiếu tín nhiệm" đạt là thông qua. Bạn nếu chọn cách 1, vui lòng ghi thêm (M1, hay M2, hay M3,...) bên cạnh để giúp thống kê được phương án phù hợp. Lựa chọn M nào nhiều nhất theo thống kê sẽ được lựa chọn cuối cùng.
- M1: 5 phiếu
- M2: 7 phiếu
- M3: 9 phiếu
- M4: 10 phiếu
- M5: 12 phiếu
- M6: 13 phiếu
- M7: 15 phiếu
- Cách 2: Theo đồng thuận đa số (quá bán, hơn 50% tổng số người), có phản đối và ủng hộ. Tối thiểu 10 người đến bỏ phiếu, 6 người là đắc cử.
- Cách 3: Chỉ cần dựa theo đồng thuận trong nội bộ nhóm Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn đồng ý, không cần phải xem xét số phiếu. Nhằm tránh phức tạp và mất thời gian của số đông.
Đồng ý cách 1
Đồng ý cách 2
# Đồng ý Ủng hộ cách 2. Thân mến - B.T.D (talk) 15:41, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyễn jonny:, tôi đã thay thêm quy trình bầu cử do cộng động bình chọn bên dưới. Bne có muốn thay đổi phiếu của mình. Mong bạn cảm thông cho thiếu sót này.--Nacdanh (thảo luận) 16:18, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nacdanh: um, ko sao đâu. B.T.D (talk) 16:19, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyễn jonny:, bạn có thể bầu thwo cách nội bộ 1.6 hoặc theo cộng đồng bầu 1.7. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 16:22, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyễn jonny: bạn có muốn xóa phiếu này.--Nacdanh (thảo luận) 16:33, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Đồng ý cách 2. Có đồng ý, có phản đối thì kết quả khách quan hơn nhiều. Người hòa giải không phải chỉ được ủy ban hòa giải tin tưởng mà phải là được các thành viên khác tin tưởng. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 15:53, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]- ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ lưu ý là mục này mặc định là "hội bàn tròn" đã được thông qua rồi và cách nào sẽ được dùng để tính số phiếu. Tôi thấy bạn bỏ phiếu phản đối ở trên, xuống đây lại bỏ phiếu đồng ý nên tôi thấy hơi lạ. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:58, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn Phú đã nhắc nhở. Tôi chỉ đọc phần cách làm mà quên để ý phần tiền đề của nó là ai bỏ phiếu. Tôi xin hủy phiếu này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 16:08, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @NhacNy2412: và @Nguyentrongphu: để tôi thêm mục bình chọn cộng đồng.--Nacdanh (thảo luận) 16:10, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý cách 3
Ý kiến
- Ý kiến @Nacdanh: Một thắc mắc nhỏ: theo như tôi hiểu thì nếu bỏ phiếu "phản đối" trên phần 1.6 (tức không đồng ý với việc "bầu hòa giải viên nội bộ") thì không cần quan tâm đến cách 1 hay cách 2 của phần này (1.6.1) nữa đúng không, vì cả 2 cách trên đều nằm trong phạm vi quy trình "nội bộ"? Về cách thứ 3, khi người bỏ phiếu chọn "phản đối" tại phần 1.6 (theo quy trình "nội bộ") ở trên kia thì tức là họ đồng ý bỏ phiếu theo quy trình "cộng đồng". Vậy cách 3 xuất hiện ở đây "một lần nữa" để làm gì
:)
? ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 05:10, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]- À tôi hiểu rồi. Còn phần 1.7 bên dưới nữa. Nghĩa là nếu bỏ "phản đối" ở 1.6 thì không cần quan tâm đến 1.6.1 mà chỉ cần chuyển hẳn sang 1.7. Xin thứ lỗi vì sự sơ suất của tôi. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 05:13, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Không đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. Cần thảo luận thêm. A l p h a m a Talk 00:32, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Hòa giải viên" sẽ do "nhiều thành viên bán tự nguyện có kỹ năng hòa giải (BQV, ĐPV, các thành viên có hiểu biết về chủ để tranh cãi)" tiến cử hoặc cộng đồng tiến cử. Cộng đồng sẽ bầu chọn.
Đồng ý
- Đồng ý Giải quyết cho cộng đồng thì nên để cộng đồng bầu chọn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 16:29, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Có nhiều người bầu chọn thì sẽ công bằng hơn. Thân mến - B.T.D (talk) 16:34, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nhất trí "Giải quyết cho cộng đồng thì nên để cộng đồng bầu chọn".--Nacdanh (thảo luận) 16:44, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Khách quan, bình đẳng. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 06:19, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mang đúng tinh thần "mở" của Wikipedia, đề cao vai trò hòa giải viên. A + B + C = 180° 04:29, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy đây là phương pháp tốt nhất bởi vì khi mà các hoà giải viên là những người giải quyết các vấn đề của cộng đồng thì họ nên được lựa chọn bởi sự đồng thuận của cộng đồng để có thể phát huy hết vai trò thực sự của một hoà giải viên. #MASTERENDLESS - Talk 09:13, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến Phiền @Nguyễn jonny: và @NhacNy2412: và @Nguyentrongphu: cho ý kiến.--Nacdanh (thảo luận) 16:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Các thành viên đồng ý thiết lập "hòa giải viên" nhưng không cho phiếu hoặc góp ý cách thức hình thành nên "nhóm này" (cậu 1.6 và 1.7) thì cơ chế tạo ra nhóm này như thế nào? Xin phép gắn tên @Nguyenhai314: và @Mạnh An: xem xét.--Nacdanh (thảo luận) 01:39, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phần 1.7.2: Đắc cử "hòa giải viên"
"Hòa giải viên" sẽ thường gắn chặt tại Wikipedia:Ủy ban hòa giải (mâu thuẫn phức tạp, cộng đồng ngó lơ). Những người này chỉ đóng vai trò hòa giải mâu thuẫn, và không có vai trò trong việc bảo quản wikipedia. "Hòa giải viên" sẽ do cộng đồng bầu chọn quy về số "phiếu tín nhiệm". Lưu ý họ đóng vai trò hòa giải và không bảo quản wikipedia. Số phiếu này sẽ được quy định".
- Cách 1: Theo số phiếu, sẽ không có "phiếu phản đối" và chỉ có số lượng "phiếu tín nhiệm" đạt là thông qua. Bạn nếu chọn cách 1, vui lòng ghi thêm (M1, hay M2, hay M3,...) bên cạnh để giúp thống kê được phương án phù hợp. Lựa chọn M nào nhiều nhất theo thống kê sẽ được lựa chọn cuối cùng.
- M1: 5 phiếu
- M2: 7 phiếu
- M3: 9 phiếu
- M4: 10 phiếu
- M5: 12 phiếu
- M6: 13 phiếu
- M7: 15 phiếu
- Cách 2: Theo đồng thuận đa số (quá bán, hơn 50% tổng số người), có phản đối và ủng hộ. Tối thiểu 10 người đến bỏ phiếu, 6 người là đắc cử.
- Cách 3: Chỉ cần dựa theo đồng thuận của cộng đồng, không cần phải xem xét số phiếu. Nhằm tránh phức tạp và mất thời gian của số đông
Đồng ý cách 1
Đồng ý cách 2
- Đồng ý Như trên thôi. B.T.D (talk) 16:21, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyễn jonny: Tôi đã chuyển phiếu của bạn xuống mục 2, xét thấy "Như trên thôi". Nếu nhầm thì bạn có thể sửa lại. Tôi nghĩ do bạn đánh nhầm.--Nacdanh (thảo luận) 16:27, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nacdanh: Cảm ơn bạn, mình nhầm. B.T.D (talk) 16:29, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phiền bạn @Nguyễn jonny: cho phiếu ở bên trên: Bạn có muốn "cộng đồng bầu chọn"?--Nacdanh (thảo luận) 16:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như lúc nãy đã nói. Có đồng ý, có phản đối thì kết quả khách quan hơn nhiều. Người hòa giải không phải chỉ được ủy ban hòa giải tin tưởng mà phải là được các thành viên khác tin tưởng. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 16:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nhất trí "Người hòa giải không phải chỉ được ủy ban hòa giải tin tưởng mà phải là được các thành viên khác tin tưởng".--Nacdanh (thảo luận) 16:45, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cách này bao hàm cả nội dung của hai cách 1 và 3. Trọn vẹn và khách quan. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 06:22, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý cách 3
Ý kiến
- Ý kiến Mong các bạn @NhacNy2412: và @Nguyentrongphu: cho ý kiến. Mong cảm htoong cho sót này.--Nacdanh (thảo luận) 16:20, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Các thành viên đồng ý thiết lập "hòa giải viên" nhưng không cho phiếu hoặc góp ý cách thức hình thành nên "nhóm này" (cậu 1.6 và 1.7) thì cơ chế tạo ra nhóm này như thế nào? Xin phép gắn tên @Nguyenhai314: và @Mạnh An: xem xét.--Nacdanh (thảo luận) 01:40, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Thông qua quy định cách số 2. A l p h a m a Talk 00:33, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cách 1: Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy gợi ý đến "nguồn uy tín" của các dự án chuyên biệt đã đánh giá sẵn. Gợi ý nguồn đến các dự án như "Anime và Manga", "Công giáo, "Điện ảnh,...". Nhược điểm liên kết đến quá nhiều dự án chuyên biệt.
- Cách 2: Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy liên kết duy nhất đến Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt để tập hợp các nguồn tiếng Việt uy tín cần phân định. Ưu điểm chỉ cần một liên kết duy nhất, các dự án chuyên biệt sẽ liên kết hết về Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt.
Lưu ý: Khi không gian mới về "Danh sách nguồn uy tín tiếng Việt" được thiết lập, việc hình thành không gian về cách sắp xếp có thể tùy biến nhằm đáp ứng "yêu cầu thao tác kỹ thuật" của Wikipedia tiếng Việt. Ví dụ: không gian mới có thể được đặt tên như Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt nhằm thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.
Đồng ý cách 1
Đồng ý cách 2
- Đồng ý Tôi thấy các dự án chuyên biệt cũng có thể đóng góp nguồn đáng tin cậy vào thành một danh sách chung mà? Tiểu Phương Bluetpp 01:19, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy vấn đề nguồn tiếng Việt cho mọi lĩnh vực mới đáng phải bận tâm. Mấy nguồn mạnh nước ngoài thì dễ tìm, dễ kiểm chứng, không thiếu. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 04:38, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Hoàn toàn đồng ý, tuy vậy việc cập nhật này cần sự chung tay của rất nhiều thành viên từ nhiều lĩnh vực. ✠ Tân-Vương 14:41, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Một nơi tham khảo hữu ích cho những người muốn tìm kiếm nguồn uy tín trong nhiều lĩnh vực.--Nacdanh (thảo luận) 14:49, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mỗi dự án riêng biệt nên có một mục riêng trong danh sách này vì nguồn có thể dùng được trong 1 dự án chưa chắc gì có thể dùng được trong 1 dự án khác. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:53, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tập trung 1 nguồn để dễ quản lý và cập nhật; trong các dự án riêng có thể bổ sung thành từng đề mục trong không gian này. LTN.Canada (thảo luận) 17:10, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đồng ý. Những danh sách kiểu này đã có trên enwiki từ những năm 2010. B nhắn gửi 02:26, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cần có những danh sách kiểu này, tập trung tất cả lại cho dễ quản lý. Thân mến - B.T.D (talk) 04:34, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nơi tham khảo hữu ích không chỉ cho các thành viên trong dự án Wikipedia tiếng Việt nói riêng mà còn cho nhiều dự án khác (trong trường hợp cần đến những nguồn tiếng Việt) nói chung. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 06:18, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi đồng ý với thực trạng của mục 2.1 Quynhngo29 (talk) 20:04, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cái thật ra chẳng cần đồng thuận và nên làm từ lâu, hi vọng các thành viên chung tay đóng góp danh sách nguồn uy tín chứ không để nó chết yểu. Biểu quyết này chỉ có tính chất hợp thức hóa mà thôi. A l p h a m a Talk 13:35, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đồng ý vs Alphama là cái này nên làm từ lâu rồi. Dạo gần đây tôi tích được ít lúa, mà bản thân tôi nghĩ những thành viên tích cực viết bài đều có bồ lúa của riêng mình nên khó lúa này chắc chắn sẽ dồi dào nhanh thôi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:48, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đúng như các bạn đã nói, tôi thấy tập hợp danh sách các nguồn tham khảo uy tín này là nơi rất hợp lý để có thể tham khảo và giúp cho các biên tập viên (mới hoặc đã có kinh nghiệm) có chỗ để tìm các nguồn tham khảo phù hợp khi viết bài viết của riêng họ. Việc mở danh sách này cũng phần nào giải quyết được thực trạng trong thời điểm hiện nay (giống như đã nói tới ở phần 2.1 này chẳng hạn). Hi vọng rằng trang Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt này được mở ra để giảm bớt áp lực tìm nguồn cho chúng ta. #MASTERENDLESS - Talk 16:27, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến @Bluetpp: và @Truy Mộng: có thể xem xét câu 2.2 ngay bên dưới. Nếu các bạn muốn thành lập Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt, thì câu 2.2 nói rằng "nếu tranh cãi một nguồn nào đó" thì sẽ thảo luận luộn tại trang này "để người dùng khác biết nguồn đó đã thảo luận". Các bạn xem xét thêm.--Nacdanh (thảo luận) 13:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Không rõ các bạn @Nguyễn jonny:, @Buiquangtu:, @Nguyenhai314:, @Mạnh An:, @NgocAnMaster: có thể dành đôi chút thời gian xem qua mục này. Mục này nói về nguồn tiếng Việt. Mong các bạn dành chút thời gian xem xét. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 00:47, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vậy còn nguồn đáng tin cậy trong các ngôn ngữ khác thì sao? Tại sao không làm một danh sách nguồn đáng tin cậy theo cả ngôn ngữ và chủ đề? B nhắn gửi 00:52, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Dự án không đủ nhân lực cho vấn đề tổng hợp nguồn tiếng Việt thì lấy đâu ra người "rỗi hơi" tổng hợp nguồn tiếng Nhật-tiếng Nga-tiếng Pháp-tiếng Trung-tiếng Đức... Chúng ta chỉ đang xây cái kho để các thành viên "rỗi hơi" hoặc "dự án chuyên biệt có sẵn" cập nhật giúp nguồn tin cậy. Tất nhiên, nêu bạn Buiquangtu có kiến thức về nguồn tin cậy tiếng Brasil thì tôi hoàn toàn ủng hộ bạn. Ở đây tôi chỉ lập một cái kho để cộng đồng đổ thóc "đã chín" vào, và thỉnh thoảng cộng đồng lại vào kho lấy thóc ra đun ăn.--Nacdanh (thảo luận) 01:47, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi không bàn chuyện trồng lúa gặt thóc, tôi đang bàn chuyện xây cái kho sao cho hợp lý. Đã tiện xây kho tiếng Việt thì làm luôn cái kho cho mấy thứ tiếng kia đi. Còn thóc thì tôi không có tý nào, các bạn có thóc nào thì đổ vào kho ấy. B nhắn gửi 01:49, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Dự án không đủ nhân lực cho vấn đề tổng hợp nguồn tiếng Việt thì lấy đâu ra người "rỗi hơi" tổng hợp nguồn tiếng Nhật-tiếng Nga-tiếng Pháp-tiếng Trung-tiếng Đức... Chúng ta chỉ đang xây cái kho để các thành viên "rỗi hơi" hoặc "dự án chuyên biệt có sẵn" cập nhật giúp nguồn tin cậy. Tất nhiên, nêu bạn Buiquangtu có kiến thức về nguồn tin cậy tiếng Brasil thì tôi hoàn toàn ủng hộ bạn. Ở đây tôi chỉ lập một cái kho để cộng đồng đổ thóc "đã chín" vào, và thỉnh thoảng cộng đồng lại vào kho lấy thóc ra đun ăn.--Nacdanh (thảo luận) 01:47, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Về vấn đề này, tôi nghĩ chỉ cần mặc định lấy cẩm nang/hướng dẫn về nguồn đáng tin cậy từ các dự án ngôn ngữ khác làm quy chuẩn là ổn. Vì dự án họ biết rõ độ tin cậy của các nguồn theo ngôn ngữ của chính họ hơn ta. Đó là cơ sở vững chãi để ta vin vào. Lấy ví dụ, một bài viết chất lượng dịch từ wp.en, khi đưa ra biểu quyết gắn sao tại dự án này, ít ai tìm hiểu lại độ xác tín của các nguồn đó vì quy chuẩn bên họ rất kĩ lưỡng. Trong trường hợp này cũng vậy, ta chỉ cần áp dụng các quy chuẩn sẵn có về nguồn từ các dự án khác là đủ. Trong phạm vi biểu quyết này, ta nên chủ yếu tập trung xây dựng một hệ quy chuẩn về nguồn xác tín trong tiếng Việt, tương tự như các dự án khác đã làm. Một ngày nào đó, khi một cá nhân, giả sử bên wp.en muốn viết về một chủ thể tại Việt Nam, anh ta chỉ cần viện dẫn bộ quy chuẩn mà chúng ta đang xây dựng này làm thước đo cho việc khảo cứu và xây dựng chủ thể anh ta muốn.
:D
ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 01:20, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Nguyenhai314: Rất chính xác và đúng đắn, mong Nguyenhai314 cho ý kiến và giúp cộng đồng sáng tỏ một số vấn đề trong câu 2.1 và 2.2. Mong bạn giúp đỡ và cho phiếu. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 02:09, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vậy còn nguồn đáng tin cậy trong các ngôn ngữ khác thì sao? Tại sao không làm một danh sách nguồn đáng tin cậy theo cả ngôn ngữ và chủ đề? B nhắn gửi 00:52, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Không đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. A l p h a m a Talk 00:35, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thiết lập không gian mới Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt để giải quyết tranh cãi về độ uy tín của một nguồn, và lập một danh sách. Tranh cãi trong chính không gian này. Đôi khi, một số trường hợp "hiếm có" (không thường xuyên, cực hiếm, không khuyến khích) sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, thảo luận tại Wikipedia:Uỷ ban hòa giải nếu phức tạp hơn.
Lưu ý: Khi không gian mới về "Danh sách nguồn uy tín tiếng Việt" được thiết lập, việc hình thành không gian về cách sắp xếp có thể tùy biến nhằm đáp ứng "yêu cầu thao tác kỹ thuật" của dự án. Ví dụ: không gian mới có thể được đặt tên như Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt nhằm thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.
Đồng ý
- Đồng ý Ủng hộ. Thân mến - B.T.D (talk) 15:43, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy cách này hợp lý. Tiểu Phương Bluetpp 14:18, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như @Alphama: đã nói, có nguồn nào tranh cãi thì cho luôn vào trang thảo luận Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt, hãn hữu cực hiếm mới phải đưa ra Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn.--Nacdanh (thảo luận) 14:51, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nên thảo luận trong trang thảo luận của Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt để tránh làm rối thông tin hữu ích. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:55, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như đã viết ở phần 2.1. Tập trung một nơi để dễ theo dõi và cập nhật. LTN.Canada (thảo luận) 17:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 06:47, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Ủng hộ, cách này hợp lý. Kishiryu 11:42, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Thì tranh cãi về nguồn thì thảo luận ở đây chứ cần gì biểu quyết nữa? A l p h a m a Talk 12:06, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Hoàn toàn ủng hộ. Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn là thông qua thảo luận, và thảo luận đối với các tranh cãi về nguồn thì nên thảo luận ở không gian đó, đừng để mọi thứ rối hết lên. #MASTERENDLESS - Talk 16:34, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến Nếu các bạn muốn thành lập Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt, thì câu 2.2 nói rằng "nếu tranh cãi một nguồn nào đó" thì sẽ thảo luận luôn tại trang này "để người dùng khác biết nguồn đó đã thảo luận". Các bạn xem xét thêm.--Nacdanh (thảo luận) 14:56, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Cái này tôi không hiểu lắm. Thảo luận ở đâu mà chả được. B nhắn gửi 02:28, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Tất nhiên, bạn thảo luận ở đâu cũng được, nhưng khi có tranh cãi về "một nguồn đã thảo luận trước đó", "tranh cãi mới" sẽ không có lịch sử lưu trữ để tìm đọc tham khảo. Đơn giản đây sẽ là nơi các thành viên tìm lịch sử nguồn đã tranh cãi để tham khảo lịch sử thảo luận. Nếu tranh cãi nguồn nơi khác thì sẽ không biết nơi nào đã lưu trữ và lưu trữ chỗ nào "để tham khảo", vì không rõ nơi lưu trữ thảo luận.--Nacdanh (thảo luận) 02:34, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
- Cần thảo luận đồng thuận thêm nếu đây là tiêu chí cộng đồng muốn. A l p h a m a Talk 00:41, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Không đủ 10 phiếu để kết luận. Thất bại. A l p h a m a Talk 00:35, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo góp ý ở mục "ý kiến" của "phần 2.1", một số ý kiến trong cộng đồng muốn thành lập "Danh sách nguồn uy tín ngoại ngữ khác", cách thức hoạt động giống với Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt. Đây sẽ là nơi tổng hợp nguồn tiếng Nhật-tiếng Nga-tiếng Pháp-tiếng Trung-tiếng Đức...
Lưu ý: Khi không gian mới về "Danh sách nguồn uy tín ngoại ngữ khác" được thiết lập, việc hình thành không gian về cách sắp xếp có thể tùy biến nhằm đáp ứng "yêu cầu thao tác kỹ thuật" của dự án. Ví dụ: Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Nhật, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Anh, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Đức, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Pháp,...
Ngược lại, có góp ý ở mục "ý kiến" của "phần 2.1" cho rằng không cần thiết lập "Danh sách nguồn uy tín ngoại ngữ khác". Lý do: chỉ cần lấy "cẩm nang/hướng dẫn về nguồn đáng tin cậy từ các wikipedia ngôn ngữ khác làm quy chuẩn. Vì dự án họ biết rõ độ tin cậy của các nguồn theo ngôn ngữ của chính họ hơn ta. Đó là cơ sở vững chãi để ta vin vào.
Đồng ý
- Đồng ý Như tôi trình bày tại mục ý kiến số 4 của đề mục này. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 06:35, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nếu ai đó có lòng xây dựng thêm các kho thóc mới thì tôi chỉ biết ủng hộ, có thể vài chúc năm và vẫn tiếp diễn. Xét thấy lợi ích to lớn cho thế hệ sau này. Nhưng tôi cho rằng không đủ nhân lực cho việc này.--Nacdanh (thảo luận) 14:09, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đồng ý hai tay cho việc này. Dù sao thì tôi đã có sẵn ít thóc cho không gian nguồn tiếng Trung. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:43, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Việc xây kho này đơn giản, đâu có mất gì đâu. B nhắn gửi 11:47, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
- Phản đối Wiki tiếng Việt thì chỉ nên tập trung vào nguồn tiếng Việt, không nên tạo nhiều trang làm loãng thông tin. Có quá nhiều ngôn ngữ để mà có thể tạo hết trang được + đa số các nguồn ngoại ngữ (ngoại trừ tiếng Anh) là tôi thấy được dịch từ các phiên bản ngôn ngữ khác chứ ít ai lại chủ động tìm nguồn ngoại ngữ cho bài viết (trừ phi người đó thật sự giỏi ngoại ngữ và không có nguồn uy tín tương đương bằng tiếng Việt). A + B + C = 180° 04:33, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình thấy không hẳn. Riêng mảng mình thường xuyên viết bài là lịch sử Trung Quốc thì nguồn đáng tin cậy tiếng Việt có thể nói là muối bỏ biển so với nguồn tiếng Trung mà nguồn tiếng Trung thì hầu như không có nguồn tương đương trong tiếng Việt. Mình lượn qua thì bắt gặp rất nhiều bài lịch sử Trung nhưng lại viết phiến diện theo các báo "không chính thống" của VN hay nhiều bài không hề có nguồn. Việc lập ra danh sách nguồn uy tín ngoại ngữ khác giúp nhiều người mới dễ tiếp xúc với thông tin đáng tin cậy hơn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:40, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Các bạn nên đọc qua ý kiến số 4 của tôi: mỗi dự án có danh sách nguồn chuẩn riêng, nhưng ngoại trừ ngôn ngữ tiếng Anh thì các dự án khác khá khó tiếp cận những nguồn đó. Cần người có chuyên môn dịch thuật một cách đơn giản, khúc chiết, không cần phải chi tiết như danh sách địa phương nhưng vừa đủ để người cần khảo cứu hiểu, à, đây là nguồn thường dùng cho lĩnh vực âm nhạc, à, nguồn đó thì thích hợp hơn cho chủ đề điện ảnh, vân vân và mây mây... ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 11:48, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình thấy không hẳn. Riêng mảng mình thường xuyên viết bài là lịch sử Trung Quốc thì nguồn đáng tin cậy tiếng Việt có thể nói là muối bỏ biển so với nguồn tiếng Trung mà nguồn tiếng Trung thì hầu như không có nguồn tương đương trong tiếng Việt. Mình lượn qua thì bắt gặp rất nhiều bài lịch sử Trung nhưng lại viết phiến diện theo các báo "không chính thống" của VN hay nhiều bài không hề có nguồn. Việc lập ra danh sách nguồn uy tín ngoại ngữ khác giúp nhiều người mới dễ tiếp xúc với thông tin đáng tin cậy hơn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:40, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến @Buiquangtu: có thể cho thêm ý kiến về "kho thóc" mới này không? Tất nhiên, tôi không có nhiều thóc để đổ vào kho này. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 02:05, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn có thể lập một trang đơn giản Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy với các trang con Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Anh, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Đức, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Pháp,... B nhắn gửi 02:10, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Liệu cấu trúc này khi hiển thị quá bị đứng hình hoặc khó khăn không?--Nacdanh (thảo luận) 02:12, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái này tôi chịu. Sẽ đợi ý kiến đóng góp kĩ thuật từ ai đó rành hơn, chẳng hạn Minh Huy. B nhắn gửi 02:13, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chỉ cần cộng đồng đồng ý thì việc sắp xếp không gian như bạn gợi dẫn chỉ là về "thao tác kỹ thuật. Bạn có thể bỏ phiếu.--Nacdanh (thảo luận) 02:15, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái này tôi chịu. Sẽ đợi ý kiến đóng góp kĩ thuật từ ai đó rành hơn, chẳng hạn Minh Huy. B nhắn gửi 02:13, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Liệu cấu trúc này khi hiển thị quá bị đứng hình hoặc khó khăn không?--Nacdanh (thảo luận) 02:12, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đã cập nhật, nếu có thể, mong bạn @Buiquangtu: đáo qua và cho ý kiến về các cậu 2.1 đến 2.3. Ý kiến của bạn rất quan trọng, giúp cộng đồng sáng rõ nhiều vấn đề còn tồn tại. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 02:23, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn có thể lập một trang đơn giản Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy với các trang con Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Anh, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Đức, Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Pháp,... B nhắn gửi 02:10, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Hợp nhất với 2.1 là xong. B nhắn gửi 02:29, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Cái này có vẻ thừa thãi khi mỗi Wikipedia ngôn ngữ khác nhau đều có danh sách nguồn uy tín riêng. Ví dụ bên en thì đã có danh sách nguồn uy tín bên cộng đồng en tạo ra (hoặc bất cứ Wikipedia ngôn ngữ nào đều có danh sách nguồn uy tín riêng do mỗi cộng đồng tự tạo). Chỉ cần qua bên ngôn ngữ mong muốn tham khảo là được, tạo danh sách riêng làm cái gì cho tốn công? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 06:02, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Nhất trí là mỗi dự án có danh sách nguồn đáng tin cậy riêng và thống nhất lấy những nguồn này làm chuẩn, nhưng làm thế nào để độc giả "người Việt" tiếp cận với những nguồn tài liệu này? Dự án tiếng Anh thì có phần dễ tiếp cận hơn vì số người biết tiếng Việt thông thạo ngôn ngữ này là khá lớn, nhưng với tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung, vân vân... thì người tra cứu biết tham khảo thế nào? Nên dẫn nhập một cách sơ lược những danh sách này về, không quá chi tiết nhưng vừa đủ, súc tích và ngắn gọn, làm sao cho người tham khảo thấy được rằng đó là những nguồn uy tín của quốc gia đó. ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 06:33, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
- Ý kiến Thảo luận trên trang Thảo luận phải đúng 7 ngày theo Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt vì cái này dính tới quy định Wikipedia mới có thể tiến hành ở đây. Tuy nhiên thảo luận đó bạn đã đóng trong vòng 4 ngày. A l p h a m a Talk 15:11, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nhất trí, cảm ơn lưu ý của bạn. Bạn có thể góp ý giúp để tôi hoàn thiện các câu hỏi. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 15:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vãi 1 khúc dài lại mâu thuẫn. Thôi khỏi ý kiến nữa. A l p h a m a Talk 15:14, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Có thể có nhầm lẫn, bạn góp ý để tôi sửa. Người soạn có thể không nhận ra được, mong bạn góp ý để thuận tiện cho người đọc sau.--Nacdanh (thảo luận) 15:15, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nhất trí, cảm ơn lưu ý của bạn. Bạn có thể góp ý giúp để tôi hoàn thiện các câu hỏi. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 15:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bàn giải quyết mâu thuẫn và Ủy ban hòa giải chỉ nên nhập làm một, dự án viwiki ít người không thể chia quá nhiều không gian. Lưu ý chỗ này không thể thay thế Tin nhắn Bảo quản viên, mọi quy trình phải thông qua TN BQV trước, đến mức không thể giải quyết mới đưa sang đây. Hạn chế lạm dụng chỗ này làm nơi hở tý thấy TN BQV không hài lòng rồi đưa qua đây. A l p h a m a Talk 15:16, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi hiểu ý của bạn, Tin nhắn Bảo quản viên là nơi bảo quản dự án. Thông thường, không gian Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn chỉ về nội dung bài viết, các vấn đề ứng xử, rối không liên quan. Bài viết là trọng tâm. Tôi khẳng định như vậy.--Nacdanh (thảo luận) 15:50, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hòa giải viên thường là BQV để nhanh gọn tất cả BQV đều là Hòa giải viên. Nếu không ổn thì có thể đề cử,... A l p h a m a Talk 15:18, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi hiếu ý bạn, để tôi tạo thêm câu hỏi về vấn đề này. Đôi khi một số BQV và ĐPV viên rất lười tham gia hòa giải.--Nacdanh (thảo luận) 15:29, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bàn giải quyết mâu thuẫn và nguồn uy tín chả ăn nhập gì nhau, nói thật đấy. Để nhanh gọn về nguồn uy tín thì cứ tạo danh sách trước, ai không đồng ý tự bốc nguồn ra bên trang Thảo luận của danh sách đó để giải quyết. Mà cái này chẳng cần vote chi cho mệt cứ xắn tay vào làm thôi, làm tới đâu xin ý kiến tới đó, tôi nghĩ là nguồn khá nhiều, có khi lên đến hàng chục nghìn, ngồi thảo luận chắc đến kiếp sau mới xong. A l p h a m a Talk 15:32, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã cập nhật, cảm ơn bạn cho ý kiến.--Nacdanh (thảo luận) 16:03, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Thật đáng buồn khi kết thúc biểu quyết các đề xuất quan trọng không được thông qua, vô hình chung trở thành một bộ luật "rách rưới". Tỉ lệ 10 phiếu bây giờ có lẽ là một trở ngại lớn? Liệu có nên trở về như trước đây? 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 00:38, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]