Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đường – Cao Câu Ly lần thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
Lấy cớ là Uyên Cái Tô Văn chuyên quyền, giết vua mưu chuyện phế lập, Đường Thái Tông bắt đầu huy động binh mã, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới. Tháng 4 năm 645, [[Lý Thế Tích]] cầm đầu 6 vạn quân Đường chính quy cùng một vài lực lượng binh mã (của các dân tộc không rõ), tập hợp tại [[U Châu]] (khu vực quanh Bắc Kinh ngày nay), rồi khởi binh xuất chinh.<ref name=gr02-196/><ref name=gr02-197>{{harvp|Graff|2003|page=197}}</ref> Bản thân Đường Thái Tông cũng đích thân chỉ huy 1 vạn quân thiết kỵ, dự kiến khởi hành sau và sẽ hội binh với lộ quân của Lý Thế Tích. Ngoài ra, một hạm đội gồm 500 tàu sẽ chuyên chở 4 vạn quân mới tuyển và 3.000 quân tinh nhuệ (từ Lạc Dương và Trường An) từ bán đảo Liêu Đông đi dọc theo đường biển để tới bán đảo Triều Tiên, bổ sung binh lực khi đạo quân chính của nhà Đường tiến vào [[bán đảo Triều Tiên]].<ref name=gr02-196>{{harvp|Graff|2003|page=196}}</ref>
 
Lý Thế Tích tiến vào lãnh thổ Cao Câu Ly vào ngày 1 tháng 5 sau khi vượt qua sông [[Liêu Hà]]. Do thiếu sự chuẩn bị trước, quân Cao Câu Ly bất ngờ khi thấy quân Đường xuất hiện.<ref name=gr02-197/> Ngày 16 tháng đó, quân Đường vây thành Cái Mưu (''Kaemo'', nay là [[Phủ Thuận]], [[Liêu Ninh]]). Chỉ sau 11 ngày, quân Đường hạ được thành, bắt 2 vạn người, thu 10 vạn thạch lương (tương đương 6 triệu lít thóc).<ref name=gr02-197/> Lý Thế Tích tiếp tục tiến quân tới vây hãm thành Liêu Đông (nay là [[Liêu Dương]], Liêu Ninh), đánh bại 4 vạn quân Cao Câu Ly tiếp viện ngay bên ngoài thành.<ref name=gr02-197/> Vài ngày sau đó, 1 vạn quân thiết kỵ dưới sự chỉ huy của Đường Thái Tông cuối cùng cũng tới nơi. Không lâu sau, vào ngày 16 tháng 6, quân Đường lợi dụng gió nam, bắn đạn cháy vào thành, gây hỏa hoạn lớn và nhanh chóng công hạ thành Liêu Đông.<ref name=gr02-197/><ref name=lee97-16/> Quân Cao Câu Ly tổn thất 1 vạn người, hàng vạn lính cùng 4 vạn dân trở thành tù binh, quân Đường thu được 50 vạn thạch lương.{{fact}}
 
Ngày 27 tháng 6, quân Đường đến ngoài thành Bạch Nham (Baekam).<ref name=gr02-197/> Trong lúc vây hãm, chỉ huy cánh phải quân Đường là Khả Hãn [[A Sử Na Tư Ma]] của [[Hãn quốc Đột Quyết|Hãn quốc Đông Đột Quyết]], lúc này là chư hầu của nhà Đường, bị trúng tên. Tương truyền, Đường Thái Tông đích thân hút máu từ vết thương của A Sử Na Tư Ma rồi tự mình băng bó lại cẩn thận để khích lệ tướng sĩ.<ref>{{harvp|Skaff|2012|p=95}}</ref> Ngày 2 tháng 7, biết khó giữ được thành, tướng giữ thành Tôn Đại Âm của Cao Câu Ly dâng thành đầu hàng.<ref name=gr02-197/> Đường Thái Tông ra lệnh cho binh lính không được đụng chạm tới bất kỳ thứ gì của dân<ref name=gr02-197/> và phong cho Tôn Đại Âm làm thứ sử Nham Châu.{{fact}}
 
Quân Đường đến bên ngoài [[thành An Thị]] vào ngày 18 tháng 7.<ref name=gr02-197/> Đường Thái Tông nhận được tin cấp báo rằng một đội quân cứu viện gồm 150.000 người<ref name=jo72-16>{{harvp|Cho|Joe|1972|page=16}}</ref> cả Cao Câu Ly lẫn [[Mạt Hạt]] đang ở gần đó.<ref name=gr02-197/> Thái Tông hạ lệnh cho Lý Thế Tích dẫn 15 nghìn kỵ binh tới khiêu khích và nhử quân Cao Câu Ly vào bẫy, còn [[Trưởng Tôn Vô Kỵ]] cùng một số tướng lĩnh khác thì dẫn một cánh quân đi vòng ra phía sau để đánh tập hậu.<ref name=gr02-197/> 2 ngày sau, quân Đường đại phá quân Cao Câu Ly.<ref name=jo72-16/> Tàn quân Cao Câu Ly chạy đến một ngọn đồi gần đó cố thủ, nhưng sau một ngày thì toàn bộ đầu hàng.<ref name=gr02-197/> Kết quả, quân Đường bắt được tổng cộng 36.800 người.<ref name=gr02-197/> Trong số người này, 3.500 sĩ quan và tù trưởng các bộ lạc bị bắt đưa về Trung Quốc, 3.300 người Mạt Hạt bị hạ lệnh xử tử nhưng số binh sĩ người Cao Câu Ly còn lại đều được thả.<ref name=gr02-197/>